Khi chúng ta bị stress, gặp rắc rối, trải qua sự mất mát, hay chỉ là cảm thấy mệt mỏi, chúng ta tìm đến mạng lưới quan hệ xã hội – đến bạn bè và gia đình – để được hỗ trợ và an ủi.
Những người bạn thường giúp ta cảm thấy dễ chịu hơn hoặc hỗ trợ ta vượt qua thời khắc khó khăn. Nhưng không phải lúc nào cũng luôn như thế. Có những trường hợp, thậm chí những người bạn thân nhất vẫn bỏ mặc ta. Khi nào, tại sao và bạn nên làm gì?
Thái độ tiêu cực dù cố tỏ ra hỗ trợ. Điều này xảy ra khi ai đó cố tỏ ra thông cảm, nhưng cách hành xử lại làm mọi thứ tệ hơn. Một kiểu điển hình là những người bạn “Mình-đã-bảo-cậu thế rồi mà”, người liên tục nhắc bạn rằng anh ấy/cô ấy từng cảnh báo về điều bạn đã làm.
- Xem thêm: Tưởng như là tiểu tiết…
Nào là “Tớ đã nói cậu đừng hẹn hò với anh chàng đó”, hoặc “Mình biết kế hoạch đó không thành được mà”. Hoặc là những người hay có ý tốt, muốn bảo vệ và giúp đỡ bạn nên can thiệp vào một mâu thuẫn nào đó nhưng chỉ làm cho mọi thứ tệ hơn.
Truyền nhiễm cảm xúc. Có những lúc bạn bè sẽ tránh bạn khi bạn đau buồn vì họ biết tâm trạng của chúng ta sẽ “nhiễm” qua họ – làm họ gián tiếp cảm nhận những cảm xúc tương tự. Một số người dễ bị tổn thương với sự truyền nhiễm cảm xúc hơn là người khác, nhưng bất cứ người bạn nào cũng có thể tránh hỗ trợ người khác nếu bản thân họ đang trải qua thời gian khó khăn.
“Tài khoản” bị mất cân đối, bạn đang trong tình trạng “nợ xã hội”. Chúng ta không luôn nghĩ về quan hệ bạn bè theo cách này, nhưng sự thật thì các mối quan hệ hỗ trợ của chúng ta là có qua có lại – có cả nhu cầu cho và nhận.
Nếu chúng ta thường xuyên dựa vào sự hỗ trợ của bạn bè trong những lúc gặp khó, nhưng không đáp lại bằng cách giúp họ khi họ đau buồn thì “tài khoản” hỗ trợ xã hội của chúng ta có thể bị mất cân đối. Để cho chuyện này xảy ra quá thường xuyên thì bạn có thể làm “phá sản” tình bạn, như thế, khi bạn thực sự cần sự hỗ trợ, bạn sẽ không thể có được.
Không biết rằng bạn mình cần được giúp. Đôi khi, bạn bè không hỗ trợ vì họ không nhận ra là bạn cần được an ủi và quan tâm (hoặc thậm chí là do bạn không yêu cầu). Điều này đặc biệt đúng với các nhóm bạn nam vì các cuộc khảo sát cho thấy phụ nữ thì cảm thông và nhạy cảm hơn với cảm xúc của người khác. Nếu bạn thật sự cần giúp đỡ mà không có được điều này, hãy thẳng thắn nói ra.
- Xem thêm: 5 cách để giữ được tình bạn suốt đời
Hãy đặt câu hỏi, là bạn đã tạo được những mối quan hệ tốt, có thể hỗ trợ bạn lúc gặp khó khăn, rắc rối? Điều cần làm là chia mạng lưới quan hệ xã hội của bạn thành nhóm thật sự hỗ trợ tích cực và nhóm không thể hỗ trợ (vì bất cứ lý do nào đó).
Sau đó, hãy bảo đảm rằng bạn nuôi dưỡng tốt những mối quan hệ thuộc nhóm tích cực. Và hãy nhớ rằng bạn cần có qua có lại. Cần duy trì sự “cho và nhận” trong các mối quan hệ và cố gắng tránh “rút cạn” những tài khoản này.