Theo Hội đồng đạo đức thực phẩm (FEC) ở Anh, nông nghiệp tạo ra 30% khí thải nhà kính, trong đó chăn nuôi công nghiệp gia súc chiếm 40%, chăn nuôi bò sữa là 19%. Các nguồn khí thải nhà kính chủ yếu khác là sản xuất và chế biến thức ăn gia súc, quá trình lên men đường ruột động vật nhai lại và sự phân hủy phân của chúng.
Vấn đề là sản xuất nông nghiệp phải thế nào để tới năm 2050 đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới (có thể là 9 tỉ người). Một số nhà khoa học tính toán là phải tăng sản xuất nông nghiệp 70 – 100%, phải đổi mới phương thức canh tác, tìm kiếm những khía cạnh công nghệ tiên tiến và giảm tiêu thụ.
Dân số tăng, không còn đất để mở rộng chăn nuôi, đó là lý do hình thành trang trại thẳng đứng thương mại ở Singapore năm 2012, trồng rau trong nhà quanh năm suốt tháng. London (Anh) cũng tiếp bước, biến các hầm ngầm hồi Thế chiến 2 thành trang trại thủy canh rau xanh. Mỹ lại theo đường hướng khác, phát triển Impossible Food – thịt gốc thực vật, thực vật nuôi cấy mô, tế bào động vật.
Liên minh châu Âu hiện có 186 ngàn trang trại hữu cơ, bớt làm ô nhiễm mặt đất, tầng nước, giảm khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng. Một số nước dự định tăng gấp đôi số trang trại sinh học ngay trong năm 2017. Nhưng giá thành sản phẩm cao, khiến các gia đình phải tăng chi phí cho ăn uống. Ở Anh, năm 2013 ghi nhận mức tăng 8,5%. Theo các nhà khoa học, do biến đổi khí hậu, các chu kỳ mưa lũ, giá lương thực thực phẩm từ nay đến năm 2050 tăng từ 3 – 84%.
- Lê Lành theo Huffpost
Xem thêm:
- Những nông trại trên mái nhà ở Hongkong
- Nông nghiệp sinh thái trong thành phố
- 75.000 USD hỗ trợ cho các ý tưởng startup trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh