Một doanh nhân người Đức tên là Henry Schliemann thời nhỏ rất mê đọc “Sử thi Homer” và ông ngấm ngầm hạ quyết tâm một khi kiếm được tiền sẽ đầu tư vào nghiên cứu khảo cổ.
Schliemann hiểu rõ rằng, tiến hành khai quật khảo cổ và nghiên cứu khảo cổ cần rất nhiều tiền mà hiện tại gia cảnh nhà ông vô cùng nghèo khó nên giữa hiện thực và lý tưởng không có đường thẳng ông quyết định đi theo đường cong.
Từ năm 12 tuổi, Schliemann đã bắt đầu mưu sinh kiếm tiền, ông học nghề rồi làm nhân viên bán hàng, thủy thủ tập sự, nhân viên đưa thư, sau đó sang nước Nga mở một văn phòng kinh doanh.
Schliemann không bao giờ quên lý tưởng của mình, những lúc thời gian rảnh rỗi, ông học thêm ngôn ngữ cổ Hy Lạp và thông qua tham gia các hoạt động kinh doanh giữa các nước, ông học thêm ngoại ngữ, đây là cơ sở cho công việc sau này.
- Xem thêm: Đừng quá coi trọng mình
Nhiều năm sau, trong công việc kinh doanh dầu mỏ ở Nga, Schliemann thu được một khoản tiền lớn, mọi người tưởng rằng ông sẽ có thời gian hưởng thụ, nhưng ông đã từ bỏ việc kinh doanh béo bở dùng toàn bộ thời gian và tiền của để theo đuổi lý tưởng của mình.
Schliemann tin tưởng rằng, thông qua khai quật có thể tìm thấy “Iliad” và “Odyssey” như được mô tả trong sử thi của Hy Lạp, trong các bia mộ anh hùng và trong các di chỉ chiến trường. Năm 1870, ông bắt đầu khai quật ở Troy. Trong vài năm, ông đã tiến hành khai quật ở 9 thành phố và cuối cùng, ông khai quật hai thành phố Mycenae và Tiryns. Và ông trở thành người đầu tiên phát hiện được nền văn minh Aegean, một phát hiện quan trọng và vô cùng ý nghĩa về lịch sử nền văn minh của thế giới.
Tại thời điểm này, mọi người mới hiểu rõ vì sao Schliemann đã giành nhiều thời gian kiếm tiền vì sự đam mê khảo cổ. Việc nghiên cứu khảo cổ, đặc biệt là trong việc khai quật cần đầu tư rất nhiều tiền và cũng cần một tâm thái thoải mái.
Những trở ngại trong nhân gian không có ý nghĩa chân chính, chỉ có là không đồng về tâm thái, không đồng đường đi. Đôi khi con người ta cũng như dòng sông tiến lên phía trước nếu trước mặt là núi thì đi vòng qua, nếu phía trước là bình nguyên thì đi chầm chậm, nếu phía trước là lưới thì chui qua, còn phía trước là một cái đập thì dừng lại chờ thời cơ.
Trên mặt phẳng, giữa hai điểm đường thẳng là đường ngắn nhất, nhưng trong cuộc sống hiện thực rất nhiều trường hợp “đường cong” lại là ngắn nhất.
- Xem thêm: Cuộc sống không có nếu như