Đôi khi, một lịch trình bận rộn khiến bạn quên đi lần cuối cùng ăn nhẹ, thậm chí bỏ bữa. Điều này làm hỏng quá trình trao đổi chất, gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Theo giải thích của chuyên gia dinh dưỡng Brooke Alpert, người sáng lập trang web http://www.b-nutritious.com/, bỏ bữa do quá bận rộn, không có thời gian để ăn, khác với nhịn ăn để kiểm soát cơn thèm ăn và ăn uống có nhận thức. Vậy điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn không ăn uống đầy đủ, và cần làm gì để duy trì đủ nguồn năng lượng trong ngày.
Cảm thấy mệt mỏi và uể oải
Bỏ bữa và không tiêu thụ đủ thực phẩm trong ngày khiến đầu óc bạn quay cuồng, chóng mặt, sụt giảm năng lượng, thậm chí bất tỉnh, do giảm lượng glucose trong máu. Khi não không được nuôi dưỡng đầy đủ, sẽ báo hiệu cơ thể đến lúc ngừng hoạt động. Trong khi đó, nếu nhịn ăn gián đoạn, cần có lịch trình ăn uống rõ ràng, để bảo đảm cung cấp đủ cho cơ thể trong thời gian nhịn ăn.
Ăn nhiều hoặc quá độ ở bữa tiếp theo
Khi bỏ bữa, bạn cảm thấy giống đang “mắc nợ” thứ gì đó nên có xu hướng ăn quá độ vào bữa tiếp theo. Nhưng nếu chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, cơ thể có thể sử dụng những chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn. Cơ thể giống như một máy xử lý thực phẩm. Nếu từ từ thêm thức ăn vào, máy sẽ hoạt động tốt và đúng chức năng, nhưng nếu cho hàng tấn thức ăn vào cùng lúc, giống như bỏ ăn một bữa và sau đó ăn quá độ, máy sẽ không hoạt động hiệu quả.
Để cơ thể hoạt động đúng chức năng, hãy bảo đảm ăn ba bữa mỗi ngày, và một bữa nhẹ lành mạnh khi đói, vào giữa các bữa ăn. Nếu bắt đầu nghe tiếng báo tử đang “réo gọi”, là lúc bạn cần ăn. Điều quan trọng là ăn dựa trên cảm xúc từ bên trong của bạn chứa không theo đồng hồ. Khi bắt đầu cảm thấy mất tập trung, hãy ăn món gì đó bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tâm trạng bất ổn
Thường xuyên bỏ bữa dẫn đến sụt giảm đường huyết, ảnh hưởng đến tâm trạng . Glucose là nguồn nhiên liệu hàng đầu của não, thiếu glucose tâm trạng sẽ bất ổn. Đó là lý do vì sao nếu bỏ bữa và cuối cùng thường có cảm giác nôn nao, không thể ăn nhẹ vì không tìm thấy món ăn tốt cho sức khỏe. Khi lượng đường ttrong máu sụt giảm có xu hướng khiến bạn thèm ăn các thực phẩm nhiều chất béo hoặc đường, để đáp ứng vì cơ tyể bắt đầu cảm thấy thèm ăn những thực phẩm đó.
- Xem thêm: Thói quen không tốt vào giờ ăn trưa
Không thể duy trì mục đích giảm cân trong thời gian dài
Bạn có thể tự nhiên tiêu thụ ít calo hơn, nhưng rất có thể sẽ không tránh được cảm thèm ăn và ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh, dẫn đến chế độ ăn kiêng yo-yo không tốt cho sức khỏe. Ăn kiêng yo-yo gây rối loạn sự trao đổi chất lúc nghỉ ngơi, đây là cách đốt cháy calo để hoạt động đúng chức năng. Khi giờ giấc ăn thất thường, cơ thể sẽ không đốt cháy calo một cách hiệu quả, các hormone đói cũng ảnh hưởng theo khi bỏ bữa. Một khi cơ thể sản xuất ít hormone leptin, hormone đói làm giảm cảm giác thèm ăn, nên khó nhận biết cảm giác đã no.
Gợi ý
- Ăn những bữa nhỏ, bằng cách chuẩn bị một bữa sáng bổ dưỡng vào tối hôm trước cho sáng hôm sau.
- Chuẩn bị các món nhẹ lành mạnh sẵn tại bàn làm việc, như hạt hạnh nhân rang, bánh protein ít đường và chất béo, sữa chua Hy Lạp ít béo với trái cây tươi.
- Uống sữa lắc kèm theo một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Hãy tiêu thụ giữa mức 325 đến 400 calo, từ 15 đến 25 gr protein, 5 gr chất xơ, và 10 đến 13 gr chất béo không bão hòa lành mạnh, vào mỗi bữa ăn. Tránh uống sữa lắc thường xuyên.
- Dành thời gian ngồi xuống để ăn và thưởng thức bữa ăn, nên là ưu tiên hàng đầu, cho dù lịch trình bận rộn thế nào đi nữa. Không ăn tại bàn làm việc giúp giảm căng thẳng, giúp bạn cảm thấy tập trung hơn khi ăn.