Khi cơ thể bạn chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi hằng đêm, bàng quang sẽ thay đổi năng suất và sản xuất ít hơn, nhưng nước tiểu cô đặc hơn để giấc ngủ của bạn không bị gián đoạn.
Sự cân bằng này có thể bị bất ổn bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả bệnh tật. Và trong khi phần lớn mọi người cần phải đi vào phòng tắm trong đêm vì ly rượu họ đã uống hồi tối, đồng thời không có gì phải lo lắng, thì việc đi tiểu vào ban đêm thường xuyên và nhiều lần là một tín hiệu đáng báo động.
Tuy vậy, chứng tiểu đêm (thuật ngữ khoa học ám chỉ đi tiểu vào ban đêm thường xuyên) có thể do một căn bệnh gây ra, có một số nguyên nhân lành tính, chẳng hạn như do dùng thuốc lợi tiểu, caffeine, rượu, uống nhiều nước trước khi ngủ.
Ngoài ra, khi gọi là một triệu chứng, tiểu đêm (nocturia) có thể là do hàng loạt các chứng bệnh, từ nhiễm trùng tiết niệu đến các bệnh về thần kinh và mọi thứ có liên quan đến các bệnh trên. Chúng ta hãy xét cụ thể về từng nguyên nhân.
1. Ngưng thở khi ngủ
Đi tiểu ban đêm rất phổ biến trong chứng ngưng thở khi ngủ đến mức nó trở thành một dấu hiệu rõ ràng của bệnh lý, cũng quan trọng như ngáy, nhưng nhiều người không ngờ rằng chứng ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân của việc đi tiểu vào ban đêm thường xuyên.
Hiệp hội Ngưng thở khi ngủ Hoa Kỳ cho biết rằng hơn 84% bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ nói rằng họ có tật tiểu đêm.
Nhiều bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị cho biết họ đã đi tiều đêm từ 6 lần trở lên mỗi đêm.
- Xem thêm: Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Cơ chế tiềm ẩn của chứng tiểu đêm trong chứng ngưng thở khi ngủ vẫn chưa rõ ràng, nhưng người ta biết rằng những bệnh nhân bắt đầu điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, họ cũng gần như hoàn toàn không còn đi tiểu đêm nữa.
2. Xệ bàng quang
Chứng xệ bàng quang có thể xảy ra khi bàng quang của người phụ nữ được hỗ trợ kém bởi các cơ và dây chằng, kết quả khiến nó sa xuống thành âm đạo.
Thậm chí các bệnh nhân bị tật xệ bàng quang không quan trọng vẫn phàn nàn về chứng tiểu đêm, và xệ bàng quang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đêm ở phụ nữ.
Trong tình trạng này, đi tiểu vào ban đêm có thể xảy ra do sự căng thẳng nơi âm đạo và làm nặng thêm bàng quang khi ở vị trí nằm ngang, và người ta bị thôi thúc phải đi tiểu, kể cả khi bàng quang chưa đầy.
3. Sưng tuyến tiền liệt
Một tuyến tiền liệt bị viêm trong thuật ngữ y tế được gọi là tuyến tiền liệt phì đại lành tính (BPH). Ở những bệnh nhân mắc bệnh BPH, đường tiết niệu thay đổi hình dạng và chức năng, đi kèm với sự mở rộng của tuyến tiền liệt.
BPH là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đêm ở nam giới, do cảm giác bàng quang căng lên và thu hẹp niệu đạo, khiến bạn cảm thấy phải đi tiểu liền, thậm chí ngay cả khi bàng quang gần như trống rỗng.
Trong những trường hợp này, tiểu đêm không phải là triệu chứng duy nhất, đồng thời nhu cầu đi tiểu tăng lên và chứng đi tiểu không tự chủ cũng thế.
4. Lo lắng và trầm cảm
Các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm cũng có thể biểu hiện dưới dạng tiểu đêm. Mặc dù mối liên quan chính xác giữa hai chứng bệnh này vẫn chưa được biết rõ, nhưng tiểu đêm được cho là tác dụng phụ của rối loạn giấc ngủ đi kèm với sự lo lắng và trầm cảm.
Trong những trường hợp như vậy, cũng không cần phải làm trống bàng quang khi thức giấc, nhưng khi người đó đã thức dậy thì họ sẽ đi tiểu.
Để ngăn chặn cả chứng tiểu đêm lẫn rối loạn giấc ngủ, bạn nên cố gắng thư giãn trước khi ngủ, bằng cách thực hiện các bài tập thở, liệu pháp mùi hương hoặc ngồi thiền.
Cũng là một ý hay đối với việc cần tránh những giấc ngủ ngắn vào buổi tối, các bữa ăn đêm và đồ uống có chứa caffein vào buổi tối.
5. Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiểu đêm. Ngoài ra, các bệnh như viêm bàng quang, nhiễm trùng bàng quang hoặc thận cũng gây nên tác động tương tự.
Những chứng nhiễm trùng của hệ thống tiết niệu này thường gây ra cảm giác nóng rát thường xuyên trước, trong và sau khi đi tiểu, cũng như chứng dễ bị mắc tiểu vào ban ngày cũng như ban đêm.
Các triệu chứng khác của các bệnh nhiễm trùng này bao gồm những thay đổi trong nước tiểu, sốt, đau ở vùng lưng dưới và xương chậu dưới.
6. Sưng phù chân
Có nhiều nguyên nhân gây sưng phù, từ suy gan cho đến bệnh tim, nhưng tất cả các tình trạng này gây ra sự tích tụ nước dư thừa trong các mô của các bộ phận xa nhất trong cơ thể người, chẳng hạn như bàn tay và bàn chân.
Chất lỏng dư thừa này phải đi đến một nơi nào đó, do đó cơ thể vận chuyển chất lỏng này đến thận để bài tiết nó ra khỏi cơ thể, việc thường xảy ra vào ban đêm. Bằng cách này, những bệnh nhân bị sưng chân có thể phải đi tiểu vài lần trong đêm.
7. Bệnh đa xơ cứng
Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis, MS) cũng có thể bị tiểu đêm, với ước tính 80% bệnh nhân bị rối loạn chức năng bàng quang trong quá trình tiến triển của bệnh, khiến một số người bệnh phải thức dậy từ 5-8 lần trong đêm, cảm thấy thôi thúc phải đi tiểu.
Triệu chứng này xảy ra do các bệnh nhân MS đã bị tổn thương hệ thần kinh, có thể dẫn đến sự gián đoạn các tín hiệu thần kinh liên quan đến chức năng của bàng quang.
8. Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson (Parkinson’s disease, PD) là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ 2. Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân thường gặp các khó khăn, nhất là trong kiểm soát vận động, nhưng có đến 60% bệnh nhân PD cũng có những triệu chứng về bàng quang.
Tuy nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm ở PD vẫn chưa được biết rõ, nhưng có ý kiến cho rằng có thể do lượng nước tiểu sản xuất nhiều hơn hoặc do khả năng của bàng quang yếu kém hơn.
9. Bàng quang hoạt động quá mức
Bàng quang hoạt động quá mức là một chẩn đoán bao gồm một loạt các bệnh lý mà tất cả đều có cùng một triệu chứng: sự thôi thúc đột ngột không thể nhịn nổi, bắt phải đi tiểu.
Tiểu đêm là một trong những triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức và nó phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi, nhưng cũng có một thông tin cho biết cứ một trong số ba người lớn trên 30 tuổi cũng cần phải đi tiểu 2 lần trong đêm.
Các triệu chứng khác của bệnh bàng quang hoạt động quá mức bao gồm đi tiểu bất chợt không kiểm soát, đi tiểu thường xuyên và đi tiểu hơn 8 lần trong thời gian 24 giờ.
Lý do của các bệnh này vẫn chưa rõ, và liệu pháp chữa trị bao gồm nhiều bài tập thể dục, chế độ ăn uống hạn chế, tiêm botox và thậm chí kích thích điện.
10. Các khối u ở vùng xương chậu
Cả hai khối u ác tính và lành tính của các cơ quan ở vùng bụng dưới, chẳng hạn như thận, các cơ quan sinh sản và hệ thống tiêu hóa đều có thể gây ra chứng đi tiểu đêm, vì khối u có thể ép vào bàng quang, làm cho nó nhỏ hơn và khả năng giữ nước tiểu ít hơn.
Tình trạng này thường sẽ gây ra không chỉ tiểu đêm, mà còn đi tiểu không tự chủ và thường xuyên vào ban ngày nữa.
11. Bệnh tiểu đường
Có các lượng đường trong máu cao có thể khiến cơ thể loại bỏ bớt lượng glucose dư thừa qua nước tiểu. Nước tiểu càng chứa nhiều đường, lại càng kích thích sản xuất nước tiểu.
Điều này sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn trong suốt cả ngày lẫn đêm, đồng thời nó cũng tạo cảm giác khát.
Ngoài ra còn có một dạng bệnh tiểu đường gọi là bệnh tiểu đường diabetes insipidus (bệnh đái tháo nhạt: căn bệnh mãn tính phát sinh do sự suy giảm hormone ADH trong quá trình chuyển hóa nước trong cơ thể) gây ra đi tiểu nhiều, với một số bệnh nhân đi tiểu 20 lít nhiều hơn một người bình thường trong mỗi ngày.