Bệnh tiểu đường loại 2 ảnh hưởng đến 1/10 người Mỹ trưởng thành, tương đương với 30 triệu người. 1/4 trong số này thậm chí không biết họ mắc bệnh! Và cứ mỗi một người mắc bệnh tiểu đường loại 2, lại có thêm hai người được coi là tiền mắc bệnh tiểu đường, có nghĩa là lượng đường trong máu của họ nằm trong phạm vi bình thường cao.
Nếu bạn hoặc người bạn thân của bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, có lẽ bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải quyết những câu hỏi sau: Có phải tất cả bệnh nhân tiểu đường loại 2 đều cần dùng thuốc?; Bệnh nhân tiểu đường có ăn được trái cây?; Bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể ăn bao nhiêu carbohydrate?; Nếu đang dùng thuốc trị tiểu đường, tôi có thể ăn những gì tôi muốn không?; Liệu có thể thay đổi hoàn toàn bệnh tiểu đường loại 2 bằng chế độ ăn kiêng?
Tuy nhiên, trước hết, cần hiểu rõ bệnh tiểu đường loại 2 là gì? Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào bỏ qua insulin. Kết quả là lượng đường trong máu của bạn quá cao.
Trong các văn bản y khoa cũ, bạn sẽ thường thấy bệnh tiểu đường loại 2 được gọi là “bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành” vì tình trạng này thường được phát triển ở tuổi trung niên. Thật không may, khi tỷ lệ béo phì ở trẻ em đã tăng lên, bệnh tiểu đường loại 2 hiện được chẩn đoán thường xuyên ở trẻ em. Mắc bệnh tiểu đường càng sớm, càng có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Mọi người có thể sống lâu và khỏe mạnh với bệnh tiểu đường nếu họ biết cách chăm sóc bản thân đúng cách. Trong nhiều trường hợp, thậm chí người ta có thể thay đổi hoàn toàn căn bệnh này.
Tiểu đường loại 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mù lòa, tổn thương thần kinh và tổn thương thận, đặc biệt là nếu bạn kiểm soát bệnh không tốt. Tuy nhiên, mọi người có thể sống lâu và khỏe mạnh với bệnh tiểu đường nếu biết cách chăm sóc bản thân đúng cách. Trong nhiều trường hợp, thậm chí còn có thể đẩy lùi căn bệnh này.
Hãy cùng xem những suy nghĩ sai phổ biến nhất về bệnh tiểu đường loại 2.
Ngộ nhận thứ nhất: Tất cả những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ cần dùng insulin hoặc các loại thuốc chống tiểu đường khác suốt đời.
Không đúng. Nhiều bệnh nhân mới được chẩn đoán tiểu đường sẽ không phải dùng thuốc nếu họ điều chỉnh lối sống phù hợp, chẳng hạn như quản lý chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm cân nếu cần. Ngay cả bệnh nhân tiểu đường hiện đang dùng thuốc đôi khi có thể giảm hoặc thậm chí loại bỏ nhu cầu của họ đối với các loại thuốc này bằng cách giảm cân và quản lý chế độ ăn uống tốt hơn. Dĩ nhiên, bạn không nên ngừng dùng thuốc mà không trao đổi ý kiến với bác sĩ. Nhưng điều này thực sự có khả năng.
Ngộ nhận thứ 2: Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn trái cây
Trái cây có chứa đường và carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Điều này khiến nhiều người cho rằng nó vượt quá giới hạn cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng trái cây có thể là một phần rất lành mạnh trong chế độ ăn uống của bạn, ngay cả khi bạn bị tiểu đường. Trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có giá trị và có tác dụng nhẹ hơn đối với lượng đường trong máu so với các loại đồ ngọt khác. Một bữa ăn dự trù cho bệnh nhân tiểu đường khỏe mạnh có thể chứa hai hoặc ba phần trái cây mỗi ngày.
Ngộ nhận thứ 3: Bệnh nhân tiểu đường chỉ cần chú ý đến carbohydrate, chứ không phải protein hay chất béo
Thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, mì ống, gạo, khoai tây và món tráng miệng có tác dụng mạnh mẽ nhất đối với lượng đường trong máu. Nếu bị tiểu đường, bạn nhất định cần phải chú ý tới những loại thực phẩm này. Nhưng bạn cũng cần chú ý đến phần còn lại của chế độ ăn kiêng.
Nếu bạn ăn quá nhiều calo, ngay cả khi chúng không đến từ carbohydrate, điều đó sẽ khiến bạn khó duy trì cân nặng và kiểm soát bệnh.
Ngộ nhận thứ 4: Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 phải có chế độ ăn ít carbohydrate
Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát thành công nhờ chế độ ăn kiêng carbohydrate cao hơn hoặc thấp hơn. Trên thực tế, trong nhiều thập kỷ, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng bệnh nhân tiểu đường loại 2 nên theo chế độ ăn ít chất béo thường chứa nhiều carbohydrate. Nhưng nhiều nghiên cứu hiện đã chứng minh rằng chế độ ăn ít carbohydrate có thể rất hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân tiểu đường giảm (hoặc duy trì) trọng lượng và cải thiện độ nhạy insulin.
Điều quan trọng là bạn cần tìm ra cách tiếp cận phù hợp với bạn, không chỉ về mặt sức khỏe mà còn cả lối sống và sở thích ăn uống. Nếu bạn bị tiểu đường và bạn gặp khó khăn trong việc giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu theo chế độ ăn kiêng truyền thống, vừa phải thì có thể phương pháp dùng carbohydrate thấp hơn sẽ tốt hơn cho bạn. Không có chế độ ăn nhất định cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường.
Ngộ nhận thứ 5: Nếu đang sử dụng insulin hoặc thuốc trị bệnh tiểu đường, bạn có thể ăn những gì bạn muốn
Nhiều người tin rằng nếu họ dùng thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường thì họ không cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Đây là một quan niệm sai lầm nguy hiểm!
Ngay cả khi bạn sử dụng thuốc chống tiểu đường, tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các biến chứng của bệnh tiểu đường vẫn là ăn uống hợp lý, tập thể dục và duy trì trọng lượng lành mạnh. Các loại thuốc, khi cần thiết, được sử dụng đồng thời chứ không thể thay thế các thói quen lối sống này. Nếu bạn không quản lý chế độ ăn uống và cân nặng của mình, bạn sẽ cần nhiều thuốc hơn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Hãy làm mọi thứ bạn có thể để sống một lối sống lành mạnh. Thuốc sẽ có tác dụng tốt hơn đối với bạn và về lâu dài bạn sẽ khỏe mạnh hơn.
Ngộ nhận thứ 6: Những người mắc bệnh tiền tiểu đường (hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường Loại 2) cuối cùng cũng bị bệnh tiểu đường
May mắn thay, điều này không đúng. Nếu bác sĩ của bạn đã nói với bạn rằng lượng đường trong máu của bạn đang ở ranh giới hoặc bạn bị tiền tiểu đường, hãy coi đó là một hồi chuông cảnh tỉnh. Nếu bạn nghiêm túc về việc giảm cân, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục, bạn rất có thể tránh được bệnh tiểu đường.