Cà phê mỗi sáng là cách bắt đầu một ngày mới đối với nhiều người trên khắp thế giới. Gần đây, nhiều bài viết đang tải trên báo đặt nghi vấn liệu cà phê có là một lựa chọn tốt cho những người đang cố phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Nhiều người lo lắng về những ảnh hưởng của caffeine trong cà phê lên những người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là 6 nghiên cứu và sự thật thú vị về cà phê và caffeine.
1. Caffeine và trí nhớ
Một nghiên cứu nhỏ của Đại học Johns Hopkins, được thực hiện và công bố vào năm 2014 với 73 đối tượng, đã kết luận rằng ít nhất là 200 mg caffeine làm tăng một loại trí nhớ đặc biệt được gọi là “sự tách mẫu” trong hơn 24 giờ. Khi một người phân biệt được những sự khác nhau giữa hai mặt hàng tương tự nhưng không hoàn toàn giống hệt nhau, họ đang thực hiện sự phân biệt đối xử mẫu.
2. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2
Ở cả nam giới lẫn nữ giới, việc tiêu thụ nhiều cà phê có caffeine và không chứa caffeine gắn liền với việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Trong năm 2014, các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế công cộng Harvard đã đưa ra một đánh giá dựa trên 28 nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới về mối quan hệ giữa nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và việc uống cà phê theo hàm lượng khác nhau. Các nghiên cứu thực hiện trên tổng số 1.109.272 đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 trong đó có 45.335 trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu theo dõi những người tham gia từ 10 tháng đến 20 năm.
33% giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi tiêu thụ 6 tách cà phê (có caffeine hoặc không có caffein) mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi uống một cốc cà phê có chứa caffeine/ngày (giảm 9%) so với một cốc cà phê không chứa caffeine/ngày (giảm 6 %).
Tuy nhiên, rủi ro giảm đáng kể khi so sánh với các cá nhân không uống cà phê. Họ kết luận rằng những người nhạy cảm với caffeine có thể hưởng những lợi ích sức khỏe từ cà phê bằng việc chọn loại cà phê không chứa caffeine. Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng uống cà phê chỉ nên là một phần của chiến lược phòng tránh bệnh tiểu đường. Mọi người cũng cần phải lưu tâm đến số cân nặng của họ và thường xuyên có những hoạt động thể chất.
3. Uống cà phê và tử vong
Một nghiên cứu lớn trên hơn 40.000 đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 20 và 87 tuổi, được công bố trong ấn phẩm Mayo Clinic Proceedings (2013) cho thấy những người uống hơn 28 ly cà phê mỗi tuần tăng 21% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Những đối tượng dưới 55 tuổi uống lượng cà phê này tăng 50 % trong tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Tỷ lệ tử vong không thay đổi ở những người trên 55 tuổi.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể khẳng định bằng chứng của kết quả . Các đối tượng tiêu thụ nhiều cà phê thường hút thuốc và có mức tập thể dục giúp kiểm soát nhịp tim thấp hơn. Nhóm nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng “những người uống nhiều cà phê có thể tăng nguy cơ tử vong thông qua các cơ chế di truyền tiềm năng hoặc do pha trộn những tác động có hại của các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến việc uống cà phê”. Trong khi nhóm nghiên cứu cảnh báo những người trẻ tuổi tránh tiêu thụ nhiều hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày, họ cũng lưu ý cần nghiên cứu sâu hơn về những ảnh hưởng lâu dài của việc uống cà phê.
4. Ảnh hưởng đến các vận động viên bị bệnh tiểu đường loại 1
Một nghiên cứu nhỏ về các vận động viên trưởng thành bị bệnh tiểu đường loại 1 đã được trình bày tại hội nghị Hiệp hội Tiểu đường Mỹ trong năm 2010. Nghiên cứu này bao gồm 5 vận động viên bị bệnh tiểu đường loại 1 (độ tuổi trung bình 38), là những người cần tiêm insulin hàng ngày. Trong nghiên cứu này, các vận động viên bổ sung insulin kèm theo bữa ăn. 2 giờ sau bữa ăn, tiêu thụ 5mg/kg caffeine hoặc giả dược trong thức uống, sau đó nghỉ ngơi một khoảng thời gian 30 phút. Tiếp theo đó là 40 phút tập thể dục. Thí nghiệm được lặp đi lặp lại để có thể thu thập đầy đủ dữ liệu về phản ứng của tất cả các đối tượng cho cả giả dược lẫn caffeine các đối tượng. Số liệu được sử dụng để nghiên cứu nhu cầu của họ đối với glucose bổ sung bù đắp cho việc thể dục .
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong những ngày các đối tượng sử dụng caffeine, họ không cần bất kỳ bổ sung glucose. Khi dùng giả dược, giá trị glucose trong máu của họ giảm và họ cần glucose. Đây là một nghiên cứu rất nhỏ và nhóm nghiên cứu lập luận cho một nghiên cứu quy mô lớn sẽ diễn ra. Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng lượng caffeine được sử dụng là cao. Họ lên kế hoạch thực hiện một nghiên cứu khác với liều caffeine thấp hơn. Họ nói rằng khi một người bị bệnh tiểu đường loại 1 không có kế hoạch tập thể dục và không thể giảm liều insulin, caffeine có thể làm giảm lượng calo cần thiết để điều trị hạ đường huyết. Vẫn cần nhiều nghiên cứu bổ sung cho phát hiện này.
5. Cà phê và bệnh tiểu đường loại 2
Một nghiên cứu nhỏ của những người uống cà phê pha (5 người đàn ông và 5 phụ nữ) tuổi trung bình 63 tuổi với bệnh tiểu đường loại 2 được tiến hành tại Đại học Duke (2007) để đánh giá tác động của caffeine trên glucose trong máu. Bệnh tiểu đường của những người tham gia được kiềm soát qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc uống. Giá trị A1c của họ là khoảng 6,4 %. Không ai trong số những người tham gia hút thuốc hoặc sử dụng thuốc tác động đến tâm thần hoặc cần insulin như một loại thuốc,
Nghiên cứu so sánh tác dụng của 500 mg caffeine / ngày với việc kiểm soát giả dược được tiến hành vào những ngày khác nhau. Liều lượng caffeine hoặc giả dược được phân chia giữa bữa ăn sáng và ăn trưa. Hàm lượng glucose máu liên tục được giám sát vào những ngày nghiên cứu. Những kết quả cho thấy khi những người tham gia tiêu thụ caffeine, nồng độ glucose máu ban ngày của họ cao hơn và mức phản ứng glucose máu của họ cao quá mức sau bữa ăn.
Lưu ý rằng các đối tượng sử dụng caffeine có giảm lượng đường trong đêm, so sánh với những người sử dụng giả dược. Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai.
6. Tiêu thụ cà phê trong thời kỳ mang thai
Hiệp hội Bác sĩ nội tiết lâm sàng Mỹ khuyến cáo phụ nữ mang thai tiêu thụ không quá 300 mg caffeine (khoảng ba tách cà phê) mỗi ngày. Liều lượng này thường không liên quan với việc sẩy thai và thai chết trong khi tiêu thụ lượng lớn caffeine có thể liên quan.
Như bạn có thể thấy, nhiều nghiên cứu cần được thực hiện về việc tiêu thụ cà phê ở những người bị bệnh tiểu đường. Rất ít nghiên cứu được thực hiện với những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Để chắc chắn hãy hỏi bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe của bạn xem bạn có thể uống cà phê không và liều lượng giới hạn như thế nào với trường hợp cụ thể của bạn
Tác động tiêu cực từ uống cà phê có thể bao gồm mất ngủ, căng thẳng, nhịp tim nhanh, và run cơ. Đối với những người có bệnh tiểu đường, từ các nghiên cứu được liệt kê nó cũng có thể gây ra những thay đổi trong đường huyết của bạn.