Trong các loại đá được sử dụng trong tạo tác thủ công, đá cẩm thạch là một trong những loại đá được chọn để chế tác nhiều nhất.
Agra, một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Ấn Độ, là một trung tâm chạm khắc đá cẩm thạch kể từ khi Taj Mahal được xây dựng.
Trong thực tế, những nghệ phẩm sao chép thu nhỏ gọi là Tajare là một nghệ phẩm hấp dẫn thu hút những người khách nước ngoài đặt chân đến Agra đầu tiên khi họ du lịch đến Ấn Độ.
Những người thợ thủ công của thành phố đặc biệt chuyên nghiệp trong điêu khắc jaali/jali – dạng thức đá đục lỗ hay như lưới mắt cáo tinh tế với hoa văn thư pháp và những dạng hình học.
Sự phức tạp của nghệ phẩm này cho thấy sự cống hiến nhiều công sức, kiên trì và tay nghề của người thợ. Vật phẩm đẹp đẽ đến nỗi chắc chắn nó sẽ khiến cảm xúc của bạn như đã bỏ lỡ một nhịp đàn.
Địa điểm
Agra nằm trên bờ sông Yamunain thuộc bang phía bắc Uttar Pradesh. Thành phố này nổi tiếng với nghề thủ công da thuộc, chạm khắc đá cẩm thạch và đền Taj Mahal huyền thoại, một trong bảy kỳ quan của thế giới.
Không giống như các thành phố lớn của đất nước Ấn Độ, Agra vẫn có nét quyến rũ của thế giới cổ xưa và dân chúng sống mộc mạc đến kinh ngạc.
Hầu hết cư dân đều làm những ngành nghề có liên quan đến thủ công mỹ nghệ một cách trực tiếp hay gián tiếp. Điêu khắc đá cẩm thạch đang được tạo tác ở nhiều vùng khác nhau của thành phố và quanh đó.
Ngôi chợ thủ công mỹ nghệ Gokulpura là một trong những khu vực như vậy. Lối vào chính của mohalla có tất cả các cửa hàng bày bán các sản phẩm bằng đá cẩm thạch.
Khi đi sâu vào trong hơn, ở đó có những ngôi nhà được chuyển đổi thành karkhanas (phân xưởng), nơi chúng ta có thể nhìn thấy những người thợ thủ công đang cặm cụi thao tác với kỹ năng thành thạo nhất của nghề điêu khắc.
Con người
Hầu hết những người nghệ nhân bắt đầu công việc tạo tác sớm nhất từ 5 giờ sáng và ngồi lại đấy cho đến tối muộn. Chúng đòi hỏi sự chuyên tâm nên rất xứng đáng với giờ nghỉ trưa dài.
Không giống như hầu hết các mặt hàng thủ công khác, các nghệ nhân chạm khắc làm việc được tính công dựa trên sản phẩm, tính theo từng miếng một hoặc mỗi tá thay vì tiền lương hằng ngày.
Những người đàn ông thường làm công việc cắt đá, chạm khắc và đánh bóng bằng vải mềm trong khi những người phụ nữ đảm trách công việc tô vẽ trên chúng. Họ kiếm đủ tiền để gửi con đến trường học và để nuôi dạy chúng.
Họ làm việc đầu tắt mặt tối, nhưng thực tế là chủ các cửa hàng và nhà xuất khẩu thu tóm tất cả lợi nhuận và tiền bạc. Nhưng điều đó không ngăn cản quyết tâm của họ; họ vẫn cứ tạo ra những đường nét ma thuật trên những phiến đá!
Quy trình
Đá cẩm thạch trắng nhập khẩu từ Ý được sử dụng rộng rãi để tạo tác các tượng thần để thờ tự và những bản sao phiên bản thu nhỏ về Taj.
Đá xtê-a-tít (thường được gọi là đá gorara) có nguồn gốc từ Jhansi. Nó có màu đa sắc và màu xanh, hồng, xám và nâu nhạt.
Nó được biết đến là loại đá bền nhất và được sử dụng chủ yếu cho các mặt hàng xuất khẩu như vại lọ, chân nến, hộp đèn, đèn bàn, hộp.
Những phiến đá đều phải đi qua các quá trình tương tự nhau. Người quản lý đứng đầu các hợp đồng với các chủ tiệm buôn đứng ra phân phối và giao từng phần việc cho các nghệ nhân. Mỗi người thợ thủ công luôn chuyên chú về công việc chuyên biệt của mình.
Cắt
Công đoạn cắt xẻ đá bắn ra bụi bẩn nhiều nhất trong tất cả các quy trình. Đầu tiên, người ta dùng cưa điện cắt lát hòn đá ra thành những phiến.
Sau đó, hình dạng được đánh dấu bằng bút chì và cắt ra theo kích thước mà sản phẩm yêu cầu. Nó được đâm chọt tạo rãnh để cho sự tiếp xúc giữa kim loại với araldite (một loại chất kết dính epoxy) và sau đó đưa vào máy, nơi chúng được định hình bằng các dụng cụ đục và mài giũa.
Cuối cùng, những mảnh đá được chà bằng giấy nhám. Khi đã sẵn sàng, nó được lấy ra khỏi máy để cắt bằng cưa. Đối với các sản phẩm đơn giản và nhỏ hơn, tất cả các lát cắt được thực hiện bằng cưa cầm tay. Những mảnh đá này sau đó được gửi đến các người thợ chuyên chạm khắc.
Chạm khắc
Chạm lộng
Đầu tiên, các đường phác thảo của mẫu được khắc trên đá và các lỗ cơ bản được khoan. Sau đó, việc khắc mảnh/sắc được bắt đầu và chi tiết kết cấu được thêm vào. Việc chạm khắc được thực hiện bằng cách sử dụng một máy khoan cầm tay.
Mặc dù công cụ được vận hành bằng tay nhưng nó chạy bằng động cơ. Đủ các loại mẩu được sử dụng tùy thuộc vào yêu cầu về sự phức tạp và ấn tượng của nghệ phẩm jaali.
Những mẩu khác nhau, đục và giũa được sử dụng để khoan, khắc axit, khắc, trổ, chạm… Từ những miếng chạm lộng, áp lực trong khi chạm khắc là rất quan trọng – chỉ thêm một chút đường nét thì mảnh sẽ xé, mẻ văng ra.
Động vật làm tổ (động vật trong động vật) là một đặc trưng của các chuyên gia điêu khắc của Agra, nhưng không có nhiều nghệ nhân tài hoa tạo tác được những sản phẩm loại này. Đó là bởi những lỗ khoan thông qua vài ba lớp đá rắn tạo ra quá nhiều bụi và gây hại cho phổi.
Vì vậy, những người thợ thủ công thích khắc chỉ trên một lớp đá. Nó tạo ra bụi ít hơn và cũng nhanh hơn nhiều. Các biện pháp phòng ngừa như mặt nạ, quạt để thổi bay bụi… cũng được người thợ áp dụng.
Các phiên bản ngôi đền Taj Mahal được bày bán rộng rãi như món quà lưu niệm. Chúng được tạo tác với mọi kích cỡ. Có khoảng 15 người thợ tạo tác từng mảnh ghép của nghệ phẩm Taj này!
Các mặt của nó thường được chạm lộng. Các mảnh được cắt, chạm khắc và sau đó kết hợp với keo dính fevicol và bụi đá cẩm thạch. Những người phụ nữ thì tô sơn mohalla trên đó.
Điêu khắc tượng tròn
Đá cẩm thạch Ý có sắc trắng tinh khiết được sử dụng rộng rãi để tạo tác nên các tượng thần phục vụ mục đích thờ tự. Chúng được chạm khắc mà không có một lỗ hổng và mỗi mảnh mất hơn một ngày để hoàn thành.
Các công cụ phức tạp được giữ cẩn thận trong bụi đá cẩm thạch để tránh bất kỳ vết bẩn nào nhuốm vào các tượng thần!
Một buổi lễ gọi là “pranprathishtha”, khẩn cầu thần hoặc nữ thần mà tượng thần biểu thị đã đến sống trong tượng. Lễ này được cử hành trước khi tượng thần được an vị.
Sơn vẽ
Taj Mahal, đế lót ly và các tấm chạm khắc được sơn với màu sắc áp phích rực rỡ. Các màu sắc này được áp dụng cùng một lúc.
Các động vật như voi, lạc đà, công là những con vật phổ biến được vẽ nhiều nhất. Chúng được trang trí rộng rãi.
Các bộ phận của Taj (đế bệ, cấu trúc tòa nhà chính, mái vòm, tháp…) được sơn vẽ chỉ bởi những phụ nữ.
Tiền công họ nhận được trước kia là 12 rupee cho mỗi tá, giờ đây đã lên đến 150 rupee mỗi tá.
Đánh bóng bằng vải mềm
Đánh bóng bằng vải mềm và đánh bóng sơn mài được thực hiện bằng máy để tạo độ bóng cho đá và cũng để sơn “pakka”. Điều này đảm bảo cho sơn không bị rửa sạch hoặc phai một cách dễ dàng.
Sản phẩm
Hoa, lá và động vật là những hình mẫu hoa văn thường thấy trong chạm khắc nhưng các người thợ thủ công vẫn luôn cố gắng thử sức với những hình mẫu sản phẩm mới hơn và kết hợp với các chất liệu khác nhau bằng đá để phát triển thiết kế cũng như sự nhạy bén về thị hiếu khách hàng.
Lư nhang Agarbatti, đế lót ly, khay bưng rượu, tượng, hộp nữ trang, chân nến, đèn khuếch tán dầu thơm, các bản sao Taj, bình hoa, đèn bàn và hộp đèn là những sản phẩm bán chạy nhất. Chúng phần lớn phục vụ cho các khách hàng trên thế giới và thúc đẩy sự hưng thịnh của ngành công nghiệp du lịch.