Chạm khắc xương là nghệ thuật điêu khắc trên xương hoặc sừng động vật để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh vi, phức tạp. Lucknow kể từ thời Nawabs đã là một trung tâm quan trọng về điêu khắc xương và ngà voi.
Những thợ thủ công lành nghề đã từng tạo tác nên các nghệ phẩm trang trí và thiết thực cho Nawabs của Awadh. Lucknow ở Uttar Pradesh lúc bấy giờ nổi lên như là một trung tâm chính cho nghề tạo tác, chạm khắc ngà voi dưới sự bảo trợ của nghề thủ công Nawabs.
Sau khi ngà voi bị cấm buôn bán, các nghệ nhân đã thực hiện chạm khắc trên xương lạc đà và xương trâu với những kỹ năng điêu luyện.
1. Thakurganj là một địa phương nhỏ, nơi các nghệ nhân thực hiện tác phẩm chạm khắc xương trong những ngôi nhà nhỏ lân cận. Nơi này nằm trong trái tim của thành phố, chủ yếu với các tín đồ Hồi giáo. Nơi đây có nhiều thế hệ thợ thầy chạm khắc xương với các lứa tuổi khác nhau.
Chạm khắc được thực hiện chủ yếu bởi các cộng đồng các tín đồ Hồi giáo mặc dù vào thời điểm đó, một số ít người thuộc cộng đồng Hindu giáo cũng theo học nghề thủ công này và tạo ra những sản phẩm nhỏ.
Chạm khắc ngà hoặc xương được coi là một trong những nghề thủ công sang trọng/xa hoa và do đó được sự bảo trợ bởi các triều đại hoàng gia.
- Xem thêm: Điêu khắc đá cẩm thạch Agra
Nghề thủ công này được thực hiện ở Rajasthan, Hyderabad, Kolkata và Lucknow. Tại Lucknow, nghề thủ công này đã và đang thịnh hành ở nhiều vùng lân cận như Mandiao thanna, Barabanki, Mahila Raiganj…
2. Các công cụ được sử dụng trong chạm khắc xương là:
– Basula là loại búa được sử dụng để cắt xương theo hình dạng và kích cỡ mong muốn.
– Reti-Files là dụng cụ được sử dụng để khắc trên bề mặt xương.
-Chausi là một cái đục/cái chàng được sử dụng để chạm khắc những jali (dạng thức trổ thủng/chạm lộng như lưới mắt cáo tinh tế với nhiều dạng hoa văn và các mảng thư pháp cùng những dạng hình học) phức tạp. Các loại đục mũi tròn, nửa hình tròn và đục lưỡi phẳng được sử dụng cho những yêu cầu khác nhau.
-Tekora được sử dụng để gọt giũa những lỗ nhỏ của jali. Tekora được làm từ dây kim loại mảnh. Dây kim loại này được ứng dụng trong việc tạo tác nên các lùm cây, khu rừng nhỏ.
-Thiya là một đế bệ để tạo tác sản phẩm trên đó, Thiya là một khối gỗ tròn với một chiếc que đứng nhỏ ở giữa.
-Prakar là Com-pa dùng để đánh dấu phác thảo/thiết kế.
-Máy khoan dùng để khoan các lỗ trên xương.
-Máy đánh bóng dùng để đánh bóng hoàn thiện sản phẩm. Nguyên vật liệu thô được sử dụng chủ yếu là xương động vật.
Ban đầu người thợ thủ công sử dụng ngà voi để chạm khắc ra những phần trang trí với chức năng phức tạp.
Do lệnh cấm sử dụng ngà voi nên các nghệ nhân giờ đây đã chuyển sang nguyên vật liệu khác và sử dụng xương lạc đà hoặc xương trâu.
Những loại xương này được mua từ cửa hàng bán thịt với tỷ lệ Rs. 3000/ – đến Rs. 5000/ – tùy thuộc vào chất lượng và kích cỡ.
Có bốn loại xương mua được từ động vật. Đó là: 1.Tersoor: Loại A (Rs. 14 /- kg); 2.Gola: Loại B (Rs. 12/- kg); 3.Bhanhu: Loại C (Rs. 8/- kg); 4.Paaya: Loại D (Rs. 6/- kg). Trong đó, Tersoor là loại xương tốt nhất để người nghệ nhân có được mảnh xương dày 2,54cm.
3. Quá trình chạm khắc bao gồm các bước sau:
– Cắt: Xương một khi được mang ra khỏi chợ đem về đã được cắt thành từng miếng. Đầu tiên lớp bám bên trên được cạo bỏ và sau đó sử dụng Basuli để thực hiện việc cắt. Những miếng cắt này được tạo hình thêm nữa bằng cách sử dụng máy cắt. Những miếng xương này chỉ bốc mùi trong suốt quá trình cắt, đánh bóng và về sau đó không còn bốc mùi nữa.
– Làm sạch: Sau khi cắt, xương được đun sôi trong nước nóng cùng với soda. Điều này giúp loại bỏ các chất béo và các thành phần trơn/nhờn khác trên bề mặt xương. Quá trình đun sôi tiếp tục trong 3-4 giờ. Nó cũng giúp loại bỏ mùi hôi thối ở một mức độ nào đó.
– Tẩy trắng: Sau khi làm sạch, xương được nhúng vào dung dịch hydrogen peroxide và phơi dưới ánh nắng mặt trời trong 6-7 giờ. Điều này để tẩy trắng xương.
– Chạm khắc: Xương khi đã được cắt theo hình dạng yêu cầu và được kết dính/chắp ghép bằng keo dán (fevicol). Sau khi để khô, người ta dùng com-pa để đánh dấu. Sau đó, người nghệ nhân dùng khoan để tạo nên các lỗ và sau đó công đoạn chạm khắc bắt đầu được thực hiện bằng tay với các công cụ khác nhau.
– Hoàn thành: Sau khi chạm khắc, sản phẩm được đánh bóng bằng các loại da trâu/bò khác nhau. Điều này mang lại sự sáng bóng cho sản phẩm. Các mảnh/miếng phức tạp đôi khi cũng được nhuộm màu khác nhau theo yêu cầu thẩm mỹ.
Toàn bộ quá trình chế biến xương, chạm khắc và hoàn thiện phải mất ít nhất 4 đến 5 ngày. Các quy trình tạo tác đều do nam giới thực hiện. Thời gian tốt nhất để thực hiện chạm khắc xương là khi có gió mùa và mùa đông.
Vào mùa hè do xương bị nóng quá mức có xu hướng mở rộng vết nứt. Những phần còn lại bị hư hỏng được tái chế để làm phân bón và được sử dụng trong các trang trại/đồn điền trồng trọt.
4. Trước đó, các nghệ nhân đã từng tạo tác nên những sản phẩm phong phú cho triều đình hoàng gia và Nawabs của Avadh.
Ngà được sử dụng để trang trí trên cán gươm và dao găm, những tấm/bảng tô điểm các mặt của xe ngựa và bành voi/ghế đặt trên lưng voi, kiệu/cáng, các món đồ chơi như cờ vua, các vật dụng thiết thực như lược, vòng đeo và khung gương, khung ảnh, đồ nội thất…
Ngày nay, xương được sử dụng thay thế ngà voi và giờ đây người nghệ nhân còn tạo tác nên các hộp trang sức, ống cắm bút, đồ nữ trang, dao rọc giấy, kéo, bông tai, nhẫn, dao, kéo, chilam (một dạng ống tẩu hút thuốc)…
Có hai loại nghệ phẩm được tạo tác ở Lucknow. Một là Jali và hai là chạm khắc. Jali bị ảnh hưởng bởi văn hóa Mughal.
Nó lấy cảm hứng từ kiến trúc, thiên nhiên. Những jali cũng được chạm khắc rộng rãi trên hộp đồ trang sức, đèn bàn, trang sức.
Các kiểu loại xương lạc đà khác nhau và thậm chí các mảnh xương còn được nhuộm màu sử dụng để tạo tác các sản phẩm trang trí khác nhau.
Chạm khắc theo vòng tròn, bao gồm cảnh săn bắn và cảnh rừng rậm hoàn thiện với voi, hổ, vẹt, chim công và cây hoa được thực hiện trên những mảnh xương dày hơn.