Xe lửa là một trong những phương thức vận chuyển phổ biến và đơn giản nhất. Có đến hàng triệu người sử dụng xe lửa trên khắp thế giới mỗi ngày và không có gì lạ tại sao lại như vậy. Xe lửa nhanh đến khó tin khi so sánh với ô tô. Ngoài ra, rủi ro ùn tắc hoặc chuyển hướng là tối thiểu nhờ chạy trên đường ray. Xe lửa có tất cả các loại sự kiện và câu chuyện thú vị liên quan đến chúng mà công chúng có thể không biết đến.
Tàu tốc hành Hogwarts
Thế giới trong tác phẩm Harry Potter thật rộng lớn và chắc chắn đó là thế giới mà nhiều người trong chúng ta mong rằng nó có thật. Với khả năng tạo ra một loạt các phép thuật và cây chổi cho phép bạn bay vút qua bầu trời, chắc chắn nó sẽ là một sự thay đổi kỳ diệu trong cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, có một tia sáng ma thuật Hogwarts rất thật.
Tuyến xe lửa “Tây Nguyên” ở Glenfinnan (Scotland) cũng là tuyến xe được sử dụng trong các bộ phim Harry Potter và lăn bánh trên cùng một cây cầu cạn. Ngoài ra, những chuyến tàu đi ngang qua phong cảnh tuyệt đẹp của vùng này cũng chính là những chuyến tàu giống như Hogwarts Express trong các bộ phim. Ngay cả ngày nay, các chuyến tàu tương tự đang chạy trên cùng một đường ray. Phép thuật nói chung vẫn có thể tồn tại.
Ga tàu điện ngầm bị cấm hoạt động
Hãy tưởng tượng một chuyến tàu đến ga và chạy chậm lại, nhưng không thực sự dừng lại để cho mọi người rời đi. Đây chính xác là trường hợp của ga tàu điện ngầm City Hall ở thành phố New York. Được xây dựng vào năm 1904 với mục đích duy nhất là nhà ga hấp dẫn cho hệ thống tàu điện ngầm hoàn toàn mới của thành phố, nó được thiết kế để thu hút mọi người tham gia vào loại phương tiện giao thông mới mẻ này với vẻ đẹp của nó.
Nhà ga City Hall hoạt động được một thời gian. Tuy nhiên, việc thiếu hành khách nghiêm trọng và các chuyến tàu được thiết kế lại, khiến cho nhà ga không an toàn và nó không còn phù hợp để sử dụng. Rất may vì vẻ ngoài xinh đẹp và chi phí cải tạo tiềm năng, thành phố đã quyết định giữ nguyên trạng nhà ga ở đó.
Vào cuối năm 1945, nó bị đóng cửa mãi mãi. Ngày nay, mặc dù được coi là không an toàn khi xuống ga tại đây, chuyến tàu số 6 luôn đi chậm qua ga City Hall để đưa hành khách quay ngược thời gian để chứng kiến vẻ đẹp của nhà ga vương giả này.
Từ máy bay Kamikaze đến xe lửa Kamikaze
Trong Thế chiến thứ hai, các phi công Nhật đã dùng máy bay Kamikaze (Thần phong) trong nỗ lực đánh chìm tàu chiến Mỹ. Sử dụng máy bay làm vũ khí, các phi công sẽ ném bom trực tiếp vào tàu chiến để gây ra thiệt hại nhiều nhất có thể.
Cách tiếp cận chiến đấu không chính thống nhưng gây chết người này đã thành công một cách đáng ngạc nhiên nhờ thiết kế của các máy bay. Hình dạng được sắp xếp hợp lý của máy bay cho phép nó lao về phía các con tàu với vận tốc lớn đến mức người Mỹ gần như không thể bắn hạ.
Miki Tadanao, người chế tạo ra các máy bay Kamikaze, đã không sử dụng các kỹ năng của mình để tạo ra các máy bay chiến tranh nữa, khi cân nhắc có bao nhiêu người đã chết vì thiết kế của anh ta. Thay vào đó, anh muốn tập trung vào các dự án hòa bình hơn.
Sử dụng kiến thức về các thiết kế khí động học, Tadanao đã giúp tạo ra thế hệ tàu hỏa Shinkansen đầu tiên, thường được gọi là “bullet train”. Trong một chuyến tàu thử nghiệm vào ngày 30.3.1963, chiếc xe lửa đã đạt được vận tốc cao nhất là 256km/giờ, phá vỡ kỷ lục trước đó là 120 km/giờ và trở thành chuyến tàu nhanh nhất thế giới. Ngày nay, tàu cao tốc có thể đạt tốc độ hơn 600km/giờ.
Xe ngựa đọ sức cùng xe lửa
Vào năm 1830, Peter Cooper muốn thuyết phục công ty đường sắt Baltimore và Ohio rằng các tuyến đường sắt mới nên được cung cấp năng lượng bằng động cơ hơi nước thay vì dùng xe ngựa kéo. Để làm điều này, Peter đã phải thiết kế và xây dựng một đầu máy hơi nước có khả năng đi trên đường sắt. Tom Thumb, kết quả của quá trình làm việc chăm chỉ của Peter, đã trở thành động cơ hơi nước đầu tiên do Mỹ chế tạo.
Ngày chạy thử nghiệm đầu tiên của Tom Thumb đã đến. Peter Cooper được yêu cầu đi đến các nhà máy xay ở Ellicott với khoảng cách 21 km, cùng với một nhóm hành khách trong một toa xe nhỏ.
Việc này trở thành hành trình chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên ở Mỹ. Với động cơ nhỏ nhưng nhanh nhẹn, Tom Thumb đạt tốc độ tối đa 29km/giờ; nó đã không mất nhiều thời gian để đến được các nhà máy. Tất cả hành khách đều rất ấn tượng với Tom Thumb.
Trong cuộc hành trình trở về, họ gặp chủ sở hữu công ty stagecoach Stockton và Stokes. Những người này nhanh chóng thách thức Peter trong một cuộc đua giữa xe ngựa và đầu máy của Peter.
Khi cuộc đua bắt đầu, xe ngựa có một khởi đầu dễ dàng trong khi đầu máy phải mất thời gian để tăng tốc. Nhưng việc này xảy ra không lâu trước khi Tom Thumb đạt tốc độ tối đa và dễ dàng vượt qua con ngựa.
Tuy nhiên, dây đai điều khiển quạt gió bị tuột ra và động cơ nhanh chóng mất đà. Con ngựa đã vượt qua đầu máy và giành chiến thắng trong cuộc đua. Nhưng mọi người đều rất ấn tượng với sức mạnh của đầu máy và kết luận rõ ràng là đầu máy chạy bằng hơi nước vượt trội hơn so với xe ngựa kéo.
Nhờ Tom Thumb và Peter, du lịch bằng động cơ hơi nước nhanh chóng trở thành phát minh hữu ích nhất vào thời điểm đó. Nó cho phép mọi người đi du lịch hiệu quả trên khắp nước Mỹ. Quan trọng hơn, nếu đó không phải là Peter Cooper và Tom Thumb của anh. thì các chuyến tàu có thể không xuất hiện ngày nay.
Nội chiến
Vào thời điểm các đoàn tàu hơi nước rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi để vận chuyển hành khách và hàng hóa trên khắp đất nước, chúng dĩ nhiên cũng được sử dụng để vận chuyển binh lính và pháo hạng nặng. Khi cuộc nội chiến Hoa Kỳ nổ ra vào năm 1861, xe lửa quả thật là một điều may mắn dành cho mọi người. Chúng giúp vận chuyển cả những người lính bị thương, những người lính mới đến và đi từ các chiến trường chết chóc.
Trong trận chiến Chickamauga vào tháng 9.1863, các đoàn tàu đã vận chuyển 20.000 lính Liên minh trên quãng đường 1.900km chỉ trong 11 ngày. Thật không may, đường sắt là mục tiêu có giá trị và cần thiết cho chiến tranh, dẫn đến các hành động phá hoại đường sắt từ cả hai phía.
Thuật ngữ “mã lực”
Chúng ta đều biết thuật ngữ “mã lực” đã được sử dụng hàng trăm năm nay. Nó được dùng để mô tả sức mạnh của một chiếc xe hơi hoặc xe lửa. Nhưng chính xác bao nhiêu là một mã lực, và làm thế nào mà một thuật ngữ nghe có vẻ ngớ ngẩn như vậy trở thành một phép đo có thẩm quyền?
James Watt, người sở hữu một động cơ hơi nước mà bơm nước từ sâu bên trong các mỏ dưới lòng đất, cũng muốn sử dụng động cơ hơi nước để thay thế ngựa trong các nhà máy bia. Điều này sẽ làm cho sản xuất đồ uống nhanh hơn và hiệu quả hơn trong một thời gian dài.
Để được “bật đèn xanh” cho ý tưởng của mình, ông phải giải thích khả năng của động cơ hơi nước của mình theo cách mà các nhà sản xuất bia có thể hiểu được. Quan sát một đàn ngựa làm việc trong nhà máy bia thuộc sở hữu của Samuel Whitbread, Watt đã tính toán ra rằng một con ngựa có thể đẩy được 14.774kg ra khoảng cách 0,3m trong mỗi phút.
- Xem thêm: Đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh
Ông đã làm tròn con số này lên tới 15.000kg và điều này dẫn đến việc sáng tạo ra thuật ngữ “mã lực”. Mặc dù tính toán của Watt có hơi cường điệu một chút, nhưng ý tưởng này của ông đã thuyết phục được Whitbread rằng động cơ hơi nước có thể thay thế sức ngựa trong các nhà máy bia một cách dễ dàng.
Trong vòng một năm, việc sản xuất đồ uống đã tăng từ 90.000 lên đến 143.000 thùng bia nhờ vào động cơ hơi nước. Kể từ đó, thuật ngữ “mã lực” đã được sử dụng để mô tả sức mạnh của mọi chuyến tàu, mọi chiếc xe và mọi thứ khác có sức mạnh. Đây là một cách dễ dàng để người bình thường có thể hiểu được một đối tượng cụ thể mạnh đến mức nào.
Chuyến xe lửa đưa tang tổng thống
George Pullman từng trải qua một chuyến tàu đêm từ Buffalo đến Westfield, New York thực sự không thoải mái tí nào. Kết quả là ông cho rằng có một thị trường tiềm năng to lớn cho những chuyến xe lửa với đầy đủ tiện nghi thoải mái. Ông đã có kinh nghiệm loại này với những chiếc thuyền trên kênh đào Erie. Vì vậy, ông nghĩ rằng mình sẽ có các ý tưởng tốt về thiết kế hoàn hảo cho những chuyến tàu kiểu này.
George đã thiết lập quan hệ đối tác với người bạn thân của mình, Benjamin Field. Năm 1857, họ ký một hợp đồng để phát triển loại xe lửa với chỗ ở thoải mái hơn. 6 năm sau, với sự giúp đỡ tài chính từ một trang trại mà anh trai của Benjamin đã mua, Pullman đã đóng mới hai toa xe, và đặt tên cho chúng là Springfield và Pioneer.
Năm 1865, Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát. Đây là một cú sốc lớn đối với nước Mỹ và công chúng chắc chắn đã đọc trên báo về bất cứ điều gì xảy ra với ông ta sau đó. Thi hài của Lincoln được vận chuyển qua hàng chục thành phố phía Bắc để đến Springfield, thủ phủ bang Illinois, trên một chuyến tàu được mệnh danh là “Lonesome train” (Chuyến tàu cô độc). Suốt chặng đường, chuyến tàu đối mặt với không biết bao nhiêu người than khóc cho cái chết của Lincoln. Điều này quá xúc động đối với phu nhân Tổng thống Lincoln. Vào lúc tàu đến Chicago, bà đã thực sự kiệt sức.
Thế nên Pullman quyết định để cho bà Lincoln sử dụng toa tàu đặc biệt của mình, The Pioneer. Ông hy vọng rằng thiết kế đặc biệt của nó sẽ giúp cho bà Lincoln thoải mái trong phần còn lại của hành trình.
Các nhà báo đã nắm bắt được tin tức này, và công chúng nhanh chóng nhận được thông tin chi tiết về thiết kế tiện nghi của những toa xe do Pullman đóng. Nỗi sợ hãi về những chuyến xe lửa không thoải mái đã biến mất, và mỗi chuyến tàu trên đường ray đều được bao gồm những toa xe sang trọng sau đó.
Múi giờ của Mỹ
Thời gian là một trong các bí ẩn của cuộc sống. Khi nào nó bắt đầu? Khi nào nó kết thúc? Tuy nhiên có một điều chắc chắn. Múi giờ giúp cho các nước lớn biết sự khác biệt về thời gian từ khu vực này sang khu vực khác. Hoa Kỳ sử dụng 9 múi giờ khác nhau nếu bạn tính múi giờ cho các tiểu bang cũng như các múi giờ cho Puerto Rico, Samoa thuộc Hoa Kỳ và đảo Guam.
Năm 1883, đại diện của các tuyến đường sắt lớn của Hoa Kỳ đã gặp nhau tại một hội nghị gọi là Công ước thời gian chung. Chính xác là vào 12 giờ trưa ngày 18.11.1883, Đài Thiên văn Hải quân Hoa Kỳ đã gửi một tín hiệu điện báo đánh dấu buổi trưa theo giờ miền Đông. Ngay khi tín hiệu được phát ra, các văn phòng đường sắt khác trên khắp nước Mỹ đã hiệu chỉnh đồng hồ của họ một cách thích hợp.
Kể từ năm 1918, các múi giờ tiêu chuẩn trên khắp Hoa Kỳ đã chính thức hợp pháp từ Quốc hội Mỹ. Quốc hội đã công nhận hệ thống múi giờ là một cách hợp pháp để theo dõi thời gian ở Mỹ.
Cơn sốt đường ray
Sau thành công của các chuyến tàu hơi nước ở Mỹ, không lâu sau đó thì số lượng đường ray tăng nhanh chóng. Vào năm 1830, khi Tom Thumb bị thua trong cuộc đua nổi tiếng với một con ngựa, chỉ có 37km đường ray xe lửa ở Mỹ vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, nhờ việc tài trợ được chính phủ thông qua, số km đường ray đã tăng vọt sau từng năm. Đến năm 1861, ở Mỹ đã có 48.000km đường ray. Nhưng nó không dừng lại ở đó.
Từ năm 1890 đến năm 1900, đã có 64.000km đường ray được thêm vào mạng lưới đường sắt đang phát triển nhanh chóng. Đến năm 1916, đã có hơn 402.000km đường ray xe lửa rải đều trên khắp nước Mỹ.
- Xem thêm: Lá vàng rơi ảnh hưởng đến… xe lửa
Người ta nói vui rằng con người có thể tiếp cận mặt trăng nếu xếp hàng theo chiều dài đường ray xe lửa này. Tuy nhiên, đỉnh cao đã đạt đến năm 1930, khi mà tổng chiều dài đường sắt là 692.000km trên khắp nước Mỹ.
Qua nhiều năm, số km đường sắt chậm chạp co lại do sự cạnh tranh từ những con đường và đường cao tốc. Ô tô đã trở thành một phương tiện giao thông phổ biến hơn so với xe lửa.
Đúng giờ
Bạn đang chạy theo một lịch trình chặt chẽ; vì vậy, bạn quyết định đón một chuyến tàu để đến với cuộc hẹn. Bạn đến ga xe lửa, và bạn gặp may. Chuyến tàu tiếp theo đi đến đích của bạn sẽ đến trong vài phút.
Thật không may, vài phút đó đã sớm trôi qua và đoàn tàu đã không đến đúng giờ dự kiến. Thật không thể tin được! Vào thời điểm tàu bắt đầu lăn bánh, nó đã quá muộn. Ở Mỹ, bạn không có được lời xin lỗi. Nhưng ở Nhật lại có một kết thúc khác cho cùng một câu chuyện.
Nó rất đáng chú ý về việc làm thế nào các chuyến tàu Nhật quản lý để theo đúng lịch trình. Thật hiếm hoi khi có một chuyến tàu đến muộn một phút tại nhà ga ở Nhật. Điều này là nhờ vào sự đào tạo cần thiết cho những người lái tàu và hậu quả nghiêm trọng mà những người lái này gặp phải khi đến muộn.
Tại Nhật, nếu một chuyến tàu bị trễ vì một lý do nào đó, một lời xin lỗi được đưa ra trên hệ thống loa phóng thanh. Ngoài ra, tất cả các hành khách bị ảnh hưởng đều nhận được giấy chứng nhận chậm trễ, thông báo cho họ biết tại sao chuyến tàu bị trễ. Họ có thể xuất trình chứng nhận này cho người phụ trách nếu cần giải thích lý do tại sao đi làm muộn.