Khi nói về việc chăm sóc, dạy dỗ con cái trong gia đình chúng ta có khuynh hướng nói đến những từ như “người bảo dưỡng” hoặc “cha mẹ” hơn là những từ “người cha” hoặc “người mẹ”.
Vì theo suy nghĩ thường tình, điều quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con cái là thương yêu con thật nhiều, mà hầu như bậc cha mẹ nào cũng có thể làm, cho dù đó là người cha hoặc người mẹ. Tuy nhiên, bản thân của người cha hoặc người mẹ cũng có nhiều cách thức khác nhau với cùng một mục đích mang lại cho con cái của mình những sức mạnh vô song trong mối quan hệ giữa họ với con cái của mình.
Sự ủng hộ từ phía người cha có tác động thuận lợi đến người mẹ trong việc nuôi dạy con cái: Nếu một người mẹ có thể trông cậy vào chồng mình trong công việc dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, thanh toán trang trang trải những sinh hoạt phí gia đình và dự định những kế hoạch gia đình trong tương lai hẳn nhiên người mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc và có khuynh hướng trở thành người mẹï, người vợ tốt hơn trong gia đình. Sự ủng hộ về mặt tinh thần này của người cha thậm chí có thể giúp người mẹ có đủ năng lực và sự nhạy cảm để nuôi con, nhất là khi con còn đang ở tuổi bú mớm. Từ đó, tạo nên tâm lý yên lòng cho người mẹ khi có sự hiện diện của chồng mình bên cạnh cũng như sự liên quan với mối quan hệ phụ tử với con cái sau này. Hiện nay, hầu hết cuộc sống của đại đa số gia đình thường trông cậy vào nguồn thu nhập của cả người cha lẫn người mẹ, nhưng bao giờ người cha vẫn giữ vai trò đầu tàu trong thu nhập tài chính gia đình hoặc chiếm gần hai phần ba nguồn thu nhập của hai vợ chồng. Hơn thế, thu nhập của người cha còn đóng vai trò quyết định trong việc liên kết với những thành quả mang tính tích cực của con cái trong gia đình, ngay cả khi thu nhập của người mẹ có chiều hướng vượt trội hơn.
Người cha và sự hòa hợp trong gia đình: Các nhà xã hội học đã từng nhấn mạnh vai trò quan trọng của người cha trong hệ thống gia đình, cũng như đề cập đến tác động tích cực đến hoàn cảnh sống lẫn ngữ cảnh của người cha trong quá trình trưởng thành của con cái khi chúng lớn lên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà một người cha phải chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh sống này là sự tác động qua lại giữa người cha và người mẹ của những đứa con họ. Nguyên nhân vì những mối quan hệ mà con cái nhận thức được khi còn chúng nhỏ đã tác động đền mối quan hệ của riêng chúng trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, do bởi những mối quan hệ gia đình thường là mối quan hệ mang tính qua lại mà người cha và người mẹ chịu ảnh hưởng tương tác lẫn nhau trong mối quan hệ mẹ-con cũng như mối quan hệ cha-con, và cũng chính mối quan hệ mang tính qua lại này mà các bậc cha mẹ sẽ có được sự khởi đầu hiệu quả để trở thành cha mẹ tốt của con mình.
Ảnh hưởng của người cha đối với con cái khi chúng trưởng thành: Trước kia, chúng ta vẫn nghĩ sự phát triển của con cái hầu như tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa chúng với người mẹ. Nhưng ngày nay, chúng ta phải thừa nhận rằng người cha luôn đóng vai trò quyết định trong việc nuôi dưỡng và dẫn dắt sự phát triển của con cái. Người cha cũng có thể chăm sóc và tỏ ra khá nhạy cảm khi chăm con mọn không kém gì so với người mẹ. Khi con cái trưởng thành, người cha còn kiêm nhiệm vai trò hướng dẫn cho con phát triển về mặt tri thức và xã hội, ngay cả khi người cha vui đùa cùng những đứa con nhỏ của mình, nhưng thực ra là đang giúp con phát triển về phương diện thể chất.
Làm người cha tốt chính là bậc cha mẹ tốt: Thành quả đạt được của con cái chỉ tốt khi cả người cha lẫn người mẹ cùng biết liên kết trong việc thực thi những thẩm quyền của cha mẹ đối với con cái của mình. Hình thái này bao hàm những việc như dành thời gian gần gũi con cái, ủng hộ con cái về mặt cảm xúc, thường xuyên giúp đỡ con cái, hiểu được việc làm của con và luyện cho con tính kiên định, sự công bằng và tinh thần kỷ luật. Ðiều này hoàn toàn khác biệt với trường hợp khi cha mẹ tỏ ra quá dễ dãi, không biết đặt những giới hạn và tiêu chuẩn cho con cái của mình. Cũng giống như khi cha mẹ là những người quá độc đoán, thiên về tính nghiêm khắc và thiếu mềm mỏng trong việc áp dụng kỷ luật, không tôn trọng ý kiến của con cái. Ðiều này sẽ không mang lại kết quả tích cực nào đối với sự phát triển của con cái, một khi cả người cha lẫn người mẹ không thể vận dụng thẩm quyền của họ dành cho con cái của mình. Thẩm quyền của cha mẹ hoặc những bậc cha mẹ tốt có thể được hiểu theo nhiều hình thức khác nhau. Khi người mẹ có khuynh hướng mang lại cho con cái cảm giác của sự ấm áp thì người cha lại có khả năng mang lại cho con cảm giác của sự an toàn. Trong khi đó, con cái lại có khuynh hướng tùy thuộc vào tình yêu thương vô điều kiện từ người mẹ, và chúng thường chiếm được sự ủng hộ từ phía người cha. Khi người mẹ biết cách vỗ về con cái nhiều hơn thì người cha lại tạo cho con cái sự động viên, khuyến khích. Nói tóm lại, cả người cha lẫn người mẹ đều có vai trò quan trọng trong việc làm hậu thuẫn cho con cái của mình, mà trong đó người cha luôn là người dẫn đường đắc lực nhất.