Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, các mối quan hệ, cả hai hiện hữu bên trong và ngoài gia đình.
Lối sống gia đình là một trong số những yếu tố này, cộng thêm một số vấn đề nhỏ, từ thói quen ăn uống của mọi người trong gia đình đến cách giao tiếp với nhau, thậm chí mối quan hệ bạn bè của họ. Một lối sống gia đình ý nói cách sống của gia đình, tồn tại bên nhau mỗi ngày, có những thói quen, sinh hoạt, như một phần của gia đình.
Những lối sống này có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh, không chỉ liên quan đến sức khỏe thể chất mà còn cả tinh thần của gia đình, như cách ăn uống trong gia đình, thời gian tập thể dục, giao tiếp, tương tác giữa mọi người với nhau, các hoạt động gia đình cùng tham gia.
Một yếu tố quan trọng khác, chính là cấu trúc gia đình, ví dụ như trong một gia đình có đủ cha mẹ hay cha mẹ đơn thân, hoặc có cha dượng, dì dượng, là một bộ phận của gia đình mở rộng. Ý nghĩa của gia đình mở rộng khác nhau tùy vào cách sử dụng thuật ngữ, văn hóa quốc gia của mỗi người.
Một đứa con trai sống chung với cha mẹ, chị em gái, ông bà, chú bác, anh em họ, thì nghĩa của gia đình mở rộng có hơi khác một chút với một đứa con trai chỉ sống chung với mẹ ruột. Thuật ngữ này cũng có thể ý nói đến bất cứ một gia đình không chính thống, sống chung với những người có quan hệ máu mủ khác nhau, thường là đa thê hay tái hôn.
Tình trạng kinh tế xã hội cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng vì điều này liên quan đến thu nhập, cách sống, nơi sống của một gia đình. Bên cạnh đó, những vấn đề về tính cách, cá nhân của thành viên cũng ảnh hưởng cuộc sống gia đình, các mối quan hệ.
Nếu một thành viên có tính nóng nảy, thì những cuộc tranh luận có thể thường xuyên xảy ra, dẫn đến làm căng thẳng các mối quan hệ gia đình. Nhiều vấn đề gia đình nghiêm trọng hơn, như có người nghiện chất kích thích, cũng có thể làm phát sinh các vấn đề. Những yếu tố khác có thể ảnh hưởng các mối quan hệ theo cả hai cách, tích cực và tiêu cực, như khi hai vợ chồng chia tay nhau, ly hôn hoặc tái hôn.
Những thay đổi cấu trúc gia đình là một trong các yếu tố quan trọng nhất. Khi một cặp vợ chồng ly hôn, hay một cá nhân, cha mẹ đơn thân kết hôn, việc tái cấu trúc sinh hoạt gia đình là cần thiết.
Mỗi thành viên sẽ phải làm quen với cấu trúc mới, đặc biệt con cái có xu hướng trải qua khoảng thời gian khó khăn để điều chỉnh những thay đổi này. Thông thường, thay đổi cần thiết để tìm kiếm những cách thức mới cho việc truyền đạt thông tin nhằm bảo đảm mọi người thông cảm, thấu hiểu nhau càng nhiều càng tốt.
Một yếu tố lớn khác, là tài chính. Chẳng hạn những thay đổi về tình trạng công việc, có thể tạo tác động lớn, ảnh hưởng đến chỗ ở của mọi người, nơi học hành của con cái, hiện trạng ngôi nhà gia đình đang sinh sống.
Áp lực xã hội từ các vùng lân cận cũng có thể làm thay đổi sinh hoạt gia đình. Ngay cả những thay đổi nhỏ, như các hoạt động mà gia đình thích làm cùng nhau, có thể bị thay đổi khác nhau tùy theo tình trạng công ăn việc làm, tài chính trong phạm vi gia đình.
Mỗi gia đình đều khác nhau, vì thế những hoàn cảnh, thay đổi khác nhau của gia đình này so với các gia đình khác có thể chịu ảnh hưởng nhiều hay ít hơn đến các mối quan hệ.