Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Nebraska, Hoa Kỳ, thừa nhận sự bền vững và thành công của những gia đình lớn xuất phát từ mối tương tác giữa các thành viên, cách cư xử và những gì mà gia đình thực hiện như một nhóm để hỗ trợ lẫn nhau. Những đặc điểm chung đó còn đem lại sức mạnh và hạnh phúc cho gia đình.
Gia đình là nơi để học hỏi các giá trị, kỹ năng và cách cư xử để từ đó có thể thiết lập một khuôn mẫu riêng của mỗi gia đình. Không để các ảnh hưởng của xã hội tác động đến cuộc sống gia đình. Hướng dẫn con cái cách hòa nhập với thế giới bên ngoài. Tạo mối liên kết với cộng đồng. Cuộc sống của các thành viên trong gia đình bền vững đến từ những trải nghiệm và giá trị gia đình. Tận tâm, trung thành và sát cánh bên nhau trong mọi tình huống khó khăn.
- Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ tốt với con cái
Sự trung thành còn thể hiện khi thành viên trong gia đình khỏe mạnh hay bệnh tật, đạt được thành tích tốt, khi thất bại hay thành công và trong mọi vấn đề khác của cuộc sống. Trong khi đó, tình yêu là tâm điểm của gia đình bởi tất cả chúng ta có nhu cầu để yêu và được yêu.
Thông thường, gia đình là nơi để thể hiện tình yêu. Tình yêu là sự gắn bó giữa các thành viên về mặt thể chất lẫn tinh thần, bao gồm sự riêng tư cá nhân, mật thiết, chia sẻ, phụ thuộc và quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
Tuy vậy, tình yêu ấy không diễn ra một cách tự nhiên mà đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng mỗi ngày của từng thành viên trong gia đình. Những gia đình đầy ắp tình yêu thường chia sẻ các hoạt động và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc dành cho nhau. Để làm được điều này, cần có thời gian, tình cảm và thái độ tích cực.
Đối với gia đình, tiếng cười là một liều thuốc tuyệt vời, cái “van” thoát hiểm trước những áp lực gia đình. Nhờ tiếng cười, bạn có thể nhận biết bản thân một cách trung thực và khách quan. Việc xây dựng gia đình cũng giống như một hoạt động kinh doanh nghiêm túc, nhưng nếu quá nghiêm túc, cuộc sống gia đình có thể trở thành áp lực đối với bạn. Trong khi đó, tiếng cười giúp cân bằng những nỗ lực của bạn, đem lại một cái nhìn thực tế về mọi thứ.
Giúp mọi người gần gũi nhau như một gia đình, giải phóng mọi áp lực và gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên. Khả năng lãnh đạo trong gia đình cũng rất cần thiết. Thông thường, những người lớn tuổi chịu trách nhiệm lãnh đạo trong gia đình nhưng nếu không ai đảm nhận trách nhiệm này gia đình sẽ suy yếu.
Mỗi gia đình cùng nhau đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn đặc biệt, dựa trên sự thấu hiểu tốt nhất giữa các thành viên, cho phép con trẻ được có ý kiến khi thực hiện các điều khoản, thay vì ép buộc chúng.
Các thành viên trong gia đình bền vững luôn thể hiện sự đánh giá cao lẫn nhau. Đôi khi, bạn nỗ lực làm việc không phải vì tiền bạc, quyền lực hay địa vị mà mong muốn được người khác đánh giá cao.
Trong gia đình, đánh giá cao là yếu tố quyết định của những gia đình lành mạnh, khuyến khích mọi người cư xử đẹp với nhau hơn. Những gia đình bền vững cũng dành nhiều thời gian chất lượng bên nhau. Một số người có thể nghĩ rằng họ không dành nhiều thời gian ở bên nhau như một gia đình đầy đủ, nhưng khoảng thời gian ít ỏi của họ rất chất lượng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố số lượng và chất lượng cần thiết để xây dựng và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp. Tuy vậy, thời gian bên nhau vẫn chưa đủ mà cần có các hoạt động chất lượng cao. Việc nuôi dưỡng các mối quan hệ gia đình cần có thời gian, bởi những kỷ niệm của gia đình được xây dựng dựa trên các hoạt động gia đình và thời gian ở bên nhau.