Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp 38,4 tỉ USD vào xuất khẩu, tăng chưa tới 1%.
Về mức xuất siêu, tính đến hết tháng 11 Việt Nam đã xuất siêu 14 triệu USD. Về chỉ số tồn kho, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại thời điểm 1-11, tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngành có chỉ số tồn kho tăng cao nhất là thiết bị truyền thông tăng tới 425%, sản xuất môtô, xe máy tăng 95%, bia tăng 57,6%… so với cùng kỳ năm 2011.
Thu hoạch mủ cao su tại Bình Phước
Cũng liên quan đến xuất khẩu, phát biểu tại hội nghị cao su toàn cầu 2012, ông Trần Ngọc Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, cho biết trong năm 2012 VN sẽ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cao su thiên nhiên, trở thành nước thứ ba thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên, sau Thái Lan và Indonesia. Tính đến nay, VN đã có khoảng 850.000ha cao su các loại với năng suất trên 1,7 tấn/ha, cao thứ ba thế giới.
Xuất khẩu tăng đã đóng góp vào sự gia tăng mạnh trong dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Nguồn tin chính phủ cho biết dự trữ ngoại hối có thể sẽ đạt mức tương đương 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay.
Trong một diễn biến khác, theo các nhà phân tích thuộc Daiwa Capital Markets Hongkong Ltd, Việt Nam hiện đang đóng vai trò trung tâm trong một cuộc “di cư” của các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Cùng với Campuchia, Việt Nam nằm trong số những ứng cử viên tốt nhất thay thế Trung Quốc với tư cách là một địa chỉ sản xuất hàng dệt may chi phí thấp nhờ chi phí nhân công rẻ.
Gia Minh tổng hợp