Hộ chiếu chuỗi dịch vụ cung ứng Toàn cầu (World Logistics Passport) là giải pháp được thiết lập với mục tiêu tăng cơ hội giao thương giữa các thị trường mới nổi, đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam thông qua Hiệp Hội Doanh Nghiệp chuỗi dịch vụ cung ứng Việt Nam (VLA).
Việt Nam là quốc gia thứ 5 ở châu Á cam kết tham gia Hộ chiếu Logistics toàn cầu – WLP sau Thái Lan, Indonesia, Kazakhstan và Ấn Độ. Hiện tại, có hơn 10 quốc gia đang tham gia chương trình chiến lược này, bao gồm các trung tâm lớn trên bản đồ giao dịch toàn cầu như Brazil, Ấn Độ và Nam Phi, cùng các quốc gia khác. Các tập đoàn đa quốc gia lớn như UPS, Pfizer, Sony, Johnson & Johnson, và LG cũng đã đăng ký.
VLA kết nối các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải cũng như hậu cần ở trong và ngoài nước đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam, cũng như hoạt động kinh tế chung của đất nước.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới sôi nổi nhất ở Đông Á, với GDP bình quân đầu người tăng 2,7 lần từ năm 2002 đến 2018, góp phần đưa hơn 45 triệu người thoát khỏi đói nghèo.
Các dự báo mới nhất cũng cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% vào năm 2021, bất chấp sự diễn ra của đại dịch COVID-19. Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn VLA để thực hiện một loạt các mục tiêu phát triển Chuỗi dịch vụ cung ứng của đất nước theo Kế hoạch hành động mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ hậu cần, trong đó có nâng mức đóng góp của ngành đối với GDP lên 10 %.
Ông Mike Bhaskaran, Giám đốc điều hành, WLP, cho biết: “Vào năm 2021, chúng tôi đã chứng kiến WLP phát triển “từ sức mạnh này tới sức mạnh khác” – một khái niệm mới được xác thực thông qua Diễn đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos, năm 2020. Hội Nghị Thượng Đỉnh WLP Toàn Cầu khai mạc vào cuối năm nay sẽ vạch ra con đường tương lai cho ngành vận tải hàng hóa và hậu cần. Tôi rất tự hào khi có cơ hội mở rộng tới Việt Nam và chào đón VLA gia nhập. Chiến lược cốt lõi của WLP hướng tới tích hợp vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không. Việt Nam là nước chuyên xuất khẩu hàng hóa trọng lượng thấp, giá trị cao – trong đó, các thiết bị phát thanh và điện thoại đang nằm trong mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với ngành hàng dệt may được dự kiến sẽ tăng trưởng. Điều này rất phù hợp cho chiến lược tiếp cận đa phương thức của WLP. Trong vai trò là cơ quan thương mại có tầm ảnh hưởng, chúng tôi hy vọng sự tham gia tích cực từ VLA sẽ hỗ trợ WLP tiến tới tham vọng chào đón thêm nhiều thành viên khác trong khu vực tham gia chương trình. ”
WLP tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tại châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ cải thiện các tuyến thương mại hiện có và phát triển những tuyến mới, thông qua chương trình khách hàng thân thiết đầu tiên trên thế giới dành cho các nhà giao nhận và các thương nhân.
Chương trình này vượt qua các rào cản thương mại phi thuế quan bằng cách theo dõi liên tục quá trình vận chuyển hàng hóa, cắt giảm chi phí hành chính, nâng cao thông tin về lô hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển giữa các cảng và đường hàng không.