Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
14/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Kiến thức Tư liệu

Vũ khí dầu mỏ trong cuộc đối đầu giữa các cường quốc

Theo KTNN Đăng bởi Theo KTNN
26/04/2019
Trong Tư liệu
Cuộc chiến tranh dầu mỏ có nguy cơ đe doạ thế giới - 01

Cuộc chiến tranh dầu mỏ có nguy cơ đe doạ thế giới

Share on Facebook

Sự thật về sức mạnh răn đe của vũ khí dầu mỏ

Lịch sử cho thấy nhu cầu dầu mỏ từ các quốc gia thành viên của Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã suy giảm mạnh vào đầu thập niên 1980 và phương Tây triển khai nhiều dự án khoan thăm dò dầu mỏ ở Bắc Hải, Alaska và Vịnh Mexico.

Ngày nay các công ty dầu mỏ phương Tây đang nỗ lực tìm kiếm những trữ lượng bổ sung. Và khoảng 40% trữ lượng dầu mỏ mới trên toàn thế giới được khám phá ở vùng biển sâu. Điều đó cho thấy vũ khí dầu mỏ thật ra chỉ trực tiếp chống lại những người sở hữu dầu mỏ!

Vũ khí dầu mỏ được sử dụng lần đầu tiên vào mùa hè năm 1967, tức không lâu sau sự bùng nổ cuộc Chiến tranh 6 ngày.

Lúc đó, các bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập họp bàn cách trừng phạt phương Tây và quyết định ngưng bán dầu cho Mỹ và Anh sau khi Irael không kích những mục tiêu ở Ai Cập.

Hải quân Iran bắn tên lửa Mehrab trong cuộc tập trận “Velayat-90” ở Eo biển Hormuz, ngày 1.1.2012
Hải quân Iran bắn tên lửa Mehrab trong cuộc tập trận “Velayat-90” ở Eo biển Hormuz, ngày 1.1.2012

Nhưng biện pháp này không có được hiệu quả như mong muốn nên các quốc gia A rập buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm này chỉ sau vài ngày thực thi.

Lý do là Liên Xô ngay lập tức lấp đầy khoảng trống dầu mỏ mà Ả Rập tạo ra, đồng thời nguồn thu nhập của Arập cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cuối cùng, vũ khí dầu mỏ được sử dụng lần đầu tiên đã thất bại.

Dầu mỏ được dùng làm vũ khí lần thứ hai vào 7 năm sau đó, tức sau sự bùng nổ Chiến tranh Yom Kippur vào tháng 10.1973, nhưng nó cũng có tác dụng ngược.

Lúc đó, liên minh OPEC quyết định tăng gấp đôi giá dầu thô từ 2,90 USD đến 5,11 USD một thùng. OPEC cũng quyết định giảm 5% sản lượng dầu thô một tháng cho đến khi Israel rút quân khỏi vùng lãnh thổ nước này chiếm đóng năm 1967.

Kênh truyền hình tiếng Anh Press TV của Iran ngày 29.12.2011 cho thấy hình ảnh một tàu sân bay của Mỹ xuất hiện trong khu vực đang tập trận của hải quân Iran
Kênh truyền hình tiếng Anh Press TV của Iran ngày 29.12.2011 cho thấy hình ảnh một tàu sân bay của Mỹ xuất hiện trong khu vực đang tập trận của hải quân Iran

Phản ứng của phương Tây gần như là hoảng loạn và người tiêu thụ bắt đầu lo tích trữ xăng dầu cho phương tiện giao thông và hệ thống lò sưởi. Nhưng sự sợ hãi thật ra đã bị thổi phồng.

Ví dụ nước Đức chỉ thiếu hụt 12 triệu trong số 370 triệu tấn dầu tiêu thụ trong một năm, một con số dễ dàng được bù đắp từ những nguồn khác.

Nói khác đi, không có sự đình trệ nào thật sự xảy ra và mặt trận thống nhất của OPEC chống lại phương Tây đã nhanh chóng tan vỡ. Algeria rút khỏi lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC trước tiên, sau đó đến Iraq.

  • Xem thêm: Giá dầu lập đỉnh mới do OPEC có thể không nâng sản lượng

Khi vài quốc gia sản xuất dầu mỏ tăng giá dầu đến 11,65 USD một thùng vào ngày 23.12.1973, Ả Rập Saudi – quốc gia thành viên quan trọng nhất của OPEC – không tán thành lệnh cấm vận.

Một lần nữa, vũ khí dầu mỏ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Sự thiếu thống nhất trong OPEC vẫn tiếp tục xảy ra cho đến ngày nay.

Khu vực eo biển Hormuz
Khu vực eo biển Hormuz

Kể từ khi thành lập vào năm 1960, OPEC từng có sự chia rẽ nội bộ giữa một bên là những quốc gia ôn hoà như Arập Xêút, nước có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ và luôn có kế hoạch dài hạn, và một bên là những quốc gia cứng rắn ủng hộ biện pháp đối đầu bất chấp hậu quả.

Nhưng thực tế cho thấy biện pháp cấm vận dầu mỏ chỉ gây hại cho các quốc gia thành viên OPEC. Ahmed Zaki Yamani, cựu bộ trưởng dầu mỏ của Ả Rập Saudi, thường cảnh báo những nước thành viên của liên minh không nên có những hành động quá mạnh tay.

Tháng 11.1973, Yamani nói mục tiêu của OPEC không là “làm tê liệt và huỷ hoại” nền kinh tế của các quốc gia phương Tây.

Tàu ngầm Iran trong cuộc tập trận “Velayat-90” của hải quân nước này ở eo biển Hormuz
Tàu ngầm Iran trong cuộc tập trận “Velayat-90” của hải quân nước này ở eo biển Hormuz

Yamani biết rằng mỗi cú sốc giá dầu chỉ gây nên hậu quả tai hại, bởi vì khi giá dầu tăng cao thì các quốc gia công nghiệp bắt đầu tìm kiếm các nguồn năng lượng khác thay thế.

Ví dụ: các nhà chế tạo ô tô sẽ phát triển những chiếc ô tô tiết kiệm nhiên liệu hơn, và nhà thầu xây dựng sẽ tăng cường thêm chất cách nhiệt cho mỗi công trình của họ.

Vũ khí dầu mỏ được các quốc gia tiêu thụ sử dụng cũng chẳng có hiệu quả gì. Phương Tây đã có gắng sử dụng vũ khí dầu mỏ trong ít nhất 20 năm.

Những ví dụ từ Iraq, Nigeria, Sudan và Libya đã chứng minh cho thấy những biện pháp cấm vận dầu mỏ khó thực thi như thế nào cũng như dễ tìm cách tránh né chúng ra sao.

Trong trường hợp cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein và cựu lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi, vũ khí dầu mỏ không định đoạt số phận của họ.

Tại một nhà máy lọc dầu ở Tehran, Iran
Tại một nhà máy lọc dầu ở Tehran, Iran

Ngoài ra, những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ cũng không là một nhóm thuần nhất khi phải trừng phạt Iran. Đối với các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản có nhu cầu 10% dầu thô từ Iran.

Hàn Quốc không dễ vi phạm những hiệp ước đã ký kết với Tehran. Nhật Bản càng cần lượng lớn dầu mỏ hơn nữa sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima.

Dù thế nào, vũ khí dầu mỏ cũng là công cụ không hiệu quả đối với cả nhà sản xuất lẫn người tiêu thụ bởi vì cả 2 phía đều phụ thuộc lẫn nhau – nhà sản xuất cần tiền còn người tiêu thụ cần nhiên liệu.

Chính sự phụ thuộc lẫn nhau này cuối cùng sẽ dẫn đến sự thoả hiệp. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, cả hai bên đối đầu đều sẽ phải chịu mất mát về phần mình.

Iran và phương Tây thường sử dụng dầu mỏ làm vũ khí
Iran và phương Tây thường sử dụng dầu mỏ làm vũ khí

Trong quá khứ, Iran và Ả Rập Saudi cũng từng lao vào cuộc chiến tranh đặc biệt làm tiêu hao sinh lực kinh tế của cả hai quốc gia trong vài thập niên – với vũ khí lựa chọn là dầu mỏ chớ không là chất nổ.

Cả hai chế độ cùng cảnh báo một cách sắc sảo rằng mặc dù bom đạn có thể giết người, nhưng chúng không thể gây phá sản mà chỉ có sự suy sụp đột ngột trong thu nhập từ dầu mỏ mới có thể dẫn đến hậu quả ghê gớm đó.

  • Xem thêm: Xe điện sẽ thách thức ngành dầu mỏ

Về sau, một số tài liệu giải mật của chính quyền Mỹ tiết lộ vào mùa hè và mùa thu năm 1976, ngay giữa chiến dịch tranh cử tổng thống căng thẳng của hai đối thủ mạnh Ford – Carter, nhóm cố vấn kinh tế của Tổng thống Gerald Ford lo ngại giá nhiên liệu tăng cao có thể dẫn đến sự sụp đổ tài chánh toàn cầu.

3 năm trước đó, Shah Reza Pahlavi đã mưu mô một “cú sốc dầu mỏ” gây tăng giá phi mã làm lung lay những đế chế tài chánh phương Tây.

Năng lượng mặt trời sẽ thay thế dầu mỏ khi xảy ra cuộc chiến về nguồn năng lượng hoá thạch này
Năng lượng mặt trời sẽ thay thế dầu mỏ khi xảy ra cuộc chiến về nguồn năng lượng hoá thạch này

Để thanh toán những hoá đơn dầu mỏ cao cắt cổ của OPEC, các quốc gia Nam Âu buộc phải vay những khoản tiền khổng lồ từ những nhà cho vay tư nhân và cả các ngân hàng ở Wall Street – bao gồm Bank of America, Citibank, Chase Manhattan và Morgan.

Các ngân hàng này cho vay quá nhiều tiền và quá nhanh đến nỗi vào cuối năm 1976 họ có nguy cơ thấy rõ là những con nợ châu Âu tiến gần đến mức mất khả năng trả nợ.

Sự lo sợ của Alan Greenspan và những quan chức khác trong chính quyền Ford là Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha có thể bị vỡ nợ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chánh nguy hiểm.

Trong tình hình Sah Reza Pahlavi kiểm soát giá dầu, Washington buộc phải quay sang cầu cứu Ả Rập Saudi và hoàng gia nước này đồng ý bơm dầu vào thị trường với giá rẻ.

Quyết định của Ả Rập Saudi đã đánh đòn đau vào nền kinh tế thiếu sinh khí của Iran. Ả Rập Saudi muốn dạy Shah Reza Pahlavi một bài học và họ đã có được thành công khi thu nhập từ dầu mỏ của Iran bị suy sụp vào đầu năm 1977 gây mất ổn định kinh tế nước này và từ đó dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chánh làm lung lay nền móng chế độ Pahlavi.

Ô tô điện là giải pháp chọn lựa để tránh phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ.
Ô tô điện là giải pháp chọn lựa để tránh phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ.
Ô tô điện là giải pháp chọn lựa để tránh phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ.
Ô tô điện là giải pháp chọn lựa để tránh phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ.

“Chúng ta đang khánh kiệt”, Pahlavi rên rỉ khi sản lượng dầu mỏ của Iran sụt xuống 38% chỉ trong vòng có 9 ngày – tương đương 2 triệu thùng dầu một ngày, một con số gây choáng váng chính quyền Iran.

Vũ khí dầu mỏ mà Ả Rập Saudi sử dụng chống lại Iran lúc đó đã góp phần làm mất đi sự ủng hộ của người dân đối với chính quyền của Pahlavi, từ đó dẫn đến cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Cuộc chiến dầu mỏ mà hoàng gia Ả Rập Saudi phát động chống Reza Pahlavi đã trở thành khuôn mẫu cho những sự đe doạ và mưu đồ nham hiểm ngày nay giữa sự đối đầu của hai quốc gia Ả Rập Saudi và Iran.

Người Ả Rập Saudi luôn hiểu rõ những điều mà người phương Tây không thể hiểu nổi – đó chính là dầu mỏ đồng thời là hàng hoá và thứ vũ khí siêu mạnh.

Đối với họ, dầu mỏ tạo nên sự thịnh vượng, phát triển kinh tế quốc gia và bảo vệ quyền lực hoàng gia.

Nhưng, dầu mỏ cũng là công cụ hàng đầu để bảo vệ quốc gia, một vũ khí tấn công tiềm tàng và chiếc chìa khoá cho an ninh và sự sống còn của hoàng gia.

CIA và kế hoạch “chính sách khắc chế” chống Liên Xô

Năm 2016, một số tài liệu tuyệt mật được giữ kín trong suốt nhiều năm dài tiết lộ Mỹ và Anh có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn Liên Xô chiếm đoạt những nguồn dầu mỏ có giá trị ở Trung Đông.

Hồ sơ mật – được tờ Politico Magazine phát hiện tại Thư khố Quốc gia Anh ở London – phơi bày khá chi tiết về những bước đi của Mỹ và Anh nhằm vô hiệu hóa nguồn dầu mỏ Trung Đông như thế nào. Các tài liệu tại Thư viện Tổng thống Truman ở Mỹ cũng tiết lộ về kế hoạch này.

Các giếng dầu của Iraq Petroleum
Các giếng dầu của Iraq Petroleum

Vào một ngày mùa hè năm 1951 ở thủ đô London nước Anh, sĩ quan George Prussing ở Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) có mặt tại trụ sở Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Anh và nói chuyện với 3 giám đốc điều hành người Anh làm việc cho 3 công ty dầu mỏ – Iraq Petroleum, Kuwait Oil và Bahrain Oil – về một kế hoạch tuyệt mật đối phó với Liên Xô của chính quyền Mỹ.

Prussing đề nghị sự giúp đỡ và đồng ý hợp tác với CIA. Prussing cũng nhấn mạnh về vấn đề an ninh, bao gồm việc giữ bí mật đối với các quốc gia mục tiêu ở Trung Đông bao gồm Ả Rập Saudi, Iran và Iraq.

“An ninh hiện nay quan trọng hơn sự thành công của bất cứ chiến dịch nào”, Prussing nói với họ. Mục đích kế hoạch là tàn phá ngành công nghiệp dầu mỏ ở Trung Đông nếu như khu vực rơi vào quyền kiểm soát của Moskva.

Trụ sở chính của OPEC ở Vienna, Áo
Trụ sở chính của OPEC ở Vienna, Áo

Cụ thể là, các giếng dầu sẽ bị bít lại, trang thiết bị và các kho dự trữ dầu bị phá hủy, các nhà máy lọc dầu và đường ống dẫn dầu được vô hiệu hóa – nghĩa là bất cứ hành động gì nhằm ngăn chặn Liên Xô sở hữu những nguồn dầu mỏ có giá trị. CIA gọi kế hoạch tuyệt mật là “chính sách khắc chế”.

Điều khôi hài là, vào năm 1941 Anh và Liên Xô là đồng minh thời chiến và cả hai cùng triển khai Chiến dịch Countenance để chống lại khả năng người Đức kiểm soát nguồn dầu mỏ ở Trung Đông.

Tuy nhiên, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Stalin và Liên Xô lại trở thành kẻ thù của Mỹ và Anh khi cuộc Chiến tranh lạnh bắt đầu hình thành.

Đã hơn 60 năm trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman phê chuẩn kế hoạch gọi là NSC 26/2 để ngăn chặn quân đội Liên Xô nắm giữ nguồn dầu mỏ Trung Đông.

Cuộc họp cấp bộ trưởng của OPEC ở Vienna hôm 14.10.2010
Cuộc họp cấp bộ trưởng của OPEC ở Vienna hôm 14.10.2010

Các tài liệu từ Thư khố Quốc gia Anh cho thấy lần đầu tiên CIA có vai trò chủ đạo trong kế hoạch biến các công ty dầu mỏ thành lực lượng bán quân sự sẵn sàng thực hiện “chính sách khắc chế” của chính quyền Mỹ.

Chương trình giám sát của CIA bao gồm việc bí mật cài một số điệp viên ngầm vào trong nội bộ các công ty dầu mỏ để hoạt động gián điệp.

Tổng thống Harry S.Truman
Tổng thống Harry S.Truman

Tài liệu mật cũng tiết lộ những cuộc bàn luận giữa Mỹ và Anh về kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân ở Iraq và Iran. Giới chức quân sự Anh lúc đó tin rằng bom nguyên tử cũng có thể là lựa chọn để phá hủy những nhà máy lọc dầu.

Anh thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân vào đầu thập niên 1950 và năm 1953 – với sự giúp đỡ của Mỹ – lật đổ thủ tướng Iran Mohammad Mossadeg sau khi người này dám đề nghị quốc hữu hóa công ty dầu mỏ Anh-Ba Tư, về sau trở thành BP.

Trước đây, do sự nhầm lẫn tai hại mà kế hoạch NSC 26/2 bị một thủ thư Thư viện Tổng thống Truman – một bộ phận của Cơ quan Quản trị Hồ sơ chính quyền và Thư khố Quốc gia Mỹ (NARA) – giải mật.

Do sự tắc trách vô cùng nguy hiểm này mà CIA giận dữ yêu cầu sa thải ngay lập tức người thủ thư. Tuy nhiên, sau đó người này vẫn tiếp tục là nhân viên thư viện song bị tước quyền sử dụng thông tin mật.

Mặc dù sau đó hồ sơ NSC 26/2 được tái phân loại tuyệt mật trở lại, nhưng vào lúc đó công ty Research Publications ở bang Connecticut miền bắc nước Mỹ đã kịp thời gửi hồ sơ giải mật cùng với một số tài liệu vi phim đến cho các thư viện khác trên khắp đất nước.

  • Xem thêm: Nga tiếp tục là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc

Toàn bộ vi phim không được thu hồi lại do chính quyền cho rằng hành động này có thể thu hút sự chú ý trong dư luận.

Kế hoạch NSC 26/2 được công chúng biết đến vào năm 1996 qua câu chuyện của Charles Crumpley đăng tải trên tờ The Kansas City Star song vẫn còn giữ bí mật một phần.

Năm 1953, kế hoạch NSC 26/2 được chính quyền Tổng thống Dwight D. Eisenhower thay thế bằng kế hoạch NSC 176 và về sau đổi tên gọi lần nữa thành NSC 5401 với sự nhấn mạnh hành động tăng cường bịt kín những giếng dầu để “bảo tồn” nguồn dầu mỏ Trung Đông để các chính quyền phương Tây sử dụng sau này.

Một giàn khoan dầu mỏ ở Vùng Vịnh
Một giàn khoan dầu mỏ ở Vùng Vịnh

Mặc dù vậy, “chính sách khắc chế” vẫn tiếp tục kêu gọi các công ty dầu mỏ vô hiệu hay phá hủy các cơ sở và trang thiết bị sản xuất dầu nhằm ngăn chặn sự chiếm hữu từ Liên Xô.

Do lo ngại sự rò rỉ thông tin mật đến các chính quyền Trung Đông cho nên “chính sách khắc chế” được tái cấu trúc vào năm 1957 với tên gọi NSC 5714. Và chính sách mới chủ yếu bảo vệ các cơ sở dầu mỏ trước những cuộc không kích và phá hoại.

Về cơ bản, đây là câu chuyện về tầm quan trọng ngày càng tăng của nguồn dầu mỏ khổng lổ ở Trung Đông cũng như sự thèm khát kiểm soát của phương Tây.

Và mãi cho đến ngày nay, chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục thể hiện sự thèm khát này bằng sự can thiệp vào khu vực đầy nhạy cảm.

– Tổng hợp
Nguồn KTNN
Theo: Thục Miên
Từ khoá: CIAcường quốc dầu mỏdầu mỏKTNN 1021Liên XôOPECvũ khí hạt nhânvũ khí tấn công
Bài trước đó

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về ghi nhãn dinh dưỡng” nhiều thông tin mới

Bài kế tiếp

Keio Plaza Hotel Tama ra mắt phòng nhân vật Sanrio chủ đề “Giai điệu của tôi” và “Ngôi sao đôi nhỏ”

Bạn có thể quan tâm

Thị trường cá ngựa - 4
Tư liệu

Thị trường cá ngựa

Đăng bởi Thục Miên
05/09/2023
Cơn khát' chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì... bom nguyên tử - 2
Tư liệu

‘Cơn khát’ chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì… bom nguyên tử

Đăng bởi Nguyễn Trung Dân
17/03/2023
Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook - 3
Tư liệu

Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook

Đăng bởi Diên San
06/03/2023
Những người đàn ông thực ra là phụ nữ - 1
Tư liệu

Những người đàn ông thực ra là phụ nữ

Đăng bởi Hoàng Lương
23/01/2023
Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi
Tư liệu

Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi

Đăng bởi Hoàng Lương
09/12/2022
Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây - 8
Tư liệu

Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây

Đăng bởi Khắc Nam
30/11/2022
Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh - 3
Tư liệu

Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh

Đăng bởi Thiên Vũ
27/11/2022
Ruồi trong điều tra hình sự - 1
Tư liệu

Ruồi trong điều tra hình sự

Đăng bởi Huỳnh Thị Hoa Kỳ
24/10/2022
Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ - 2
Tư liệu

Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ

Đăng bởi Minh Luân
29/08/2022
Xem thêm
Bài kế tiếp
có sự góp mặt của mèo Hello Kitty và các nhân vật Sanrio - 7

Keio Plaza Hotel Tama ra mắt phòng nhân vật Sanrio chủ đề "Giai điệu của tôi" và "Ngôi sao đôi nhỏ"

MỚICẬP NHẬT

Bay lên giữa trời xanh - khi cánh diều kể chuyện hòa bình - 10
Du lịch

Bay lên giữa trời xanh – khi cánh diều kể chuyện hòa bình

Đăng bởi Diên Vỹ
13/05/2025

Khi ánh nắng đầu hè nhuộm vàng bờ biển Pinarella, từng cánh diều khổng lồ và kỳ ảo lại rủ...

Xem thêmDetails
Sheraton Saigon và nghệ thuật bánh bá trạng: Khi ẩm thực là một món quà được gói bằng cảm xúc - 1

Sheraton Saigon và nghệ thuật bánh bá trạng: Khi ẩm thực là một món quà được gói bằng cảm xúc

13/05/2025
Gần 10.000 xe điện VinFast bán ra chỉ trong tháng 4

Gần 10.000 xe điện VinFast bán ra chỉ trong tháng 4

13/05/2025
Kingston FURY Renegade G5: Tốc độ PCIe 5.0 chạm ngưỡng giới hạn - Sẵn sàng cho mọi cuộc chơi

Kingston FURY Renegade G5: Tốc độ PCIe 5.0 chạm ngưỡng giới hạn – Sẵn sàng cho mọi cuộc chơi

13/05/2025
Avnet Ai Tech Days 2025 – Khi tương lai ai được đánh thức tại Việt Nam

Avnet Ai Tech Days 2025 – Khi tương lai ai được đánh thức tại Việt Nam

13/05/2025

NỔI BẬT

  • Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    154 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Cargill Việt Nam hoàn thành 4 điểm trường mới tại vùng cao, hướng tới cột mốc 150 trường vào năm 2030

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Tục ăn trầu ở châu Á

    311 chia sẻ
    Chia sẻ 124 Tweet 78
  • Hai chiến dịch cộng đồng của TCP Việt Nam lọt Top 10 CSR nổi bật trên mạng xã hội cuối 2024

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • GOOGLE: Sau 10 năm, “Gã khổng lồ” thay áo mới. Nhẹ nhàng mà thâm sâu!

    152 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.