Chỉ trong vài ngày,Philippinesthực sự cảm nhận được sức ép từ lệnh trừng phạt của Trung Quốc. Mặc dù một số thành viên Chính phủ Philippines đề nghị trừng phạt thương mại ngược trở lại Trung Quốc, nhưng chính phủ nước này vẫn chỉ tuyên bố sẽ hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc chứ không có ý định đưa ra lệnh cấm hoàn toàn. Cơ sở của trừng phạt thương mại từ Trung Quốc và sự do dự từ phíaPhilippinesphản ánh tính bất đối xứng trong quan hệ thương mại giữa nước lớn và nước nhỏ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trên hết dựa trên ba góc nhìn.
Chuối là mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaPhilippinesvào thị trường Trung Quốc
Thứ nhất là bất đối xứng về lượng. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba trên toàn cầu củaPhilippinestrong khiPhilippineschỉ là đối tác thương mại lớn thứ sáu ở khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc. Năm 2011, tổng giá trị thương mại giữa hai nước đã đạt mức 30 tỉ USD và dự định sẽ mở rộng lên 60 tỉ USD vào năm 2016 – thời điểm mà Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Philippines. Thương mại song phương giữa hai quốc gia này chiếm 30% đối với Philippines nhưng chỉ chiếm 0,89% đối với Trung Quốc. Do đó, nếu có bỏ đi thị trườngPhilippinesthì Trung Quốc vẫn không hề bị ảnh hưởng, nhưng rời bỏ thị trường hơn 1,4 tỉ dân với tiềm năng phát triển thương mại hàng đầu thì lại không phải là thiệt hại nhỏ cho ngành xuất khẩu củaPhilippines.
Thứ hai là quan hệ thương mại hai nước còn thể hiện sự bất đối xứng về “mức độ tổn thương” khi nhìn vào thiệt hại mà Trung Quốc đã gây ra cho hai ngành công nghiệp chủ chốt của Philippines là xuất khẩu trái cây và du lịch. Đứng sau Nhật, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu trái cây thứ hai củaPhilippines. Trong đó, xuất khẩu chuối đã đem lại lợi nhuận 470,96 triệu USD choPhilippinesvào năm 2011. Thiệt hại cho Philippines khi đợt nhập khẩu chuối thất bại đầu tiên này là 33,8 triệu USD, tức là thiệt hại xấp xỉ 46% tổng lợi nhuận xuất khẩu chuối của Philippines vào thị trường Trung Quốc (đạt 75,3 triệu USD năm 2011). Nhưng không chỉ dừng lại ở chuối, dựa vào lý do nhiễm khuẩn, Trung Quốc ban hành lệnh kiểm tra nghiêm ngặt khiến hoa quả tươi chuyển sang thối rữa, thiệt hại không ít cho Philippines. Song song với trừng phạt cô lập thị trường trái cây của Manila, Bắc Kinh còn mở rộng thị trường cho những nước ASEAN khác, từ đó giảm thị phần xuất khẩu của Philippines vào Trung Quốc.
Chỉ chiếm 1% tổng giá trị xuất khẩu của Philippines nhưng chuối lại là loại hoa quả xuất khẩu quan trọng thứ hai của Philippines, là nguồn tạo việc làm chính tại hòn đảo Mindanao (25 triệu dân) và dù Trung Quốc chỉ là thị trường chuối đứng thứ hai, nhưng lại là thị trường chuối phát triển nhanh nhất Philippines với sản lượng xuất khẩu tăng gấp hơn hai lần mỗi năm từ 2009-2011. Nếu Trung Quốc cấm nhập khẩu chuối từPhilippinesthì chính phủManilasẽ phải lo giải quyết vấn đề thu nhập cho khoảng 200.000 nông dân và chưa tính đến thiệt hại cả trăm triệu USD mỗi năm.
Thứ ba là trong lĩnh vực du lịch, sự hủy bỏ hàng loạt tour du lịch đã kéo theo sự rớt giá cổ phiếu đồng loạt của những hãng lữ hành Philippines và nguy cơ thiệt hại đến 10 triệu USD cho ngành du lịch của Philippines, nhưng các quan chức ngành du lịch vẫn khẳng định lạc quan là sẽ thiệt hại không đáng kể vì Trung Quốc chỉ là nguồn khách hàng đứng thứ tư và du khách Trung Quốc chỉ chiếm 9% tổng du khách tới Philippines năm 2012.
Thiệt hại có vẻ đã rất nghiêm trọng nhưng mọi chuyện sẽ còn có thể tệ hơn vớiPhilippinesnếu Trung Quốc tiếp tục mở rộng lĩnh vực trừng phạt sang máy móc và các sản phẩm điện tử, vốn đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực và cũng là sản phẩm nhập khẩu chính củaPhilippines. Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu củaPhilippineslà khoảng 25 tỉ USD. Riêng giá trị xuất khẩu của các sản phẩm điện tử từ Philippines sang Trung Quốc chiếm xấp xỉ 1,95 tỉ USD (khoảng 67,3% tổng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc và khoảng 8% tổng giá trị xuất khẩu của Philippines trên toàn cầu). Trong khi đó, tổng giá trị xuất khẩu điện tử từ Trung Quốc sangPhilippineschỉ khoảng 675 triệu USD, trong khi tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc là xấp xỉ 1.900 tỉ USD.
Mặc dù bất đối xứng trong quan hệ thương mại, nhưng Trung Quốc chỉ mới là đối tác lớn thứ ba của Philippines, cũng không phải là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu hàng đầu của Phillippines nên vẫn chưa có yếu tố “bất đối xứng về độc quyền”. Đó là nhận xét dựa trên góc nhìn cuối cùng, góc nhìn tiên đoán nền kinh tếPhilippinessẽ lâm nguy thế nào nếu phụ thuộc hoàn toàn vào một nguồn cung, hay một thị trường cầu duy nhất. Hơn nữa, các mặt hàng mà Trung Quốc đang trừng phạtPhilippinescũng không phải là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, vì vậy mức độ tổn thương với nước này sẽ giảm nhẹ hơn.
Vũ Thành Công