Một nước nghèo mất bao lâu để chuyển đổi hoàn toàn thành một nước phát triển? Nó có thể trụ được ở vị trí đó bao lâu – hay liệu nó có trụ được không? Có giới hạn tốc độ tăng trưởng không? Liệu có những cái “phanh” tự nhiên nào có thể hãm lại đà tăng trưởng hay làm nó dừng lại hoàn toàn? Nếu các nước phát triển không phát triển hay không thể phát triển với tốc độ mới kia thì có phải họ có vấn đề? Những sự thúc đẩy và nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng ở các nước phát triển là gì và liệu có phải sự tăng trưởng của các nước đang phát triển cũng là vì những nguyên nhân đó? Liệu sự khác biệt thu nhập từ hai mươi tới bốn mươi lần có thể tiếp diễn trong một thời gian dài không?
Liệu người ta có thể học cách quản lý một thứ phức tạp như một nền kinh tế toàn cầu đang phát triển và tiến hóa, với đủ những yếu tố phức tạp và độc lập trong đó? Hay cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện là điềm báo một mô hình mất cân bằng mang tính hủy diệt hơn, rốt cuộc sẽ dẫn tới vỡ mộng và từ bỏ đại nghiệp? Chuyện gì sẽ xảy ra với dân số, thu nhập, tài nguyên thiên nhiên và môi trường? Liệu môi trường của chúng ta có thể trụ nổi con số những người giàu có tăng lên tận bốn lần không? Liệu tình cảnh hiện nay có thể tiếp tục hay sẽ có một vấn đề “dồn nén” đa chiều khổng lồ hiện ra, trong đó “số ít” lại được còn “số đông” thì không? Liệu cách quản lý và cai trị nền kinh tế toàn cầu đang được áp dụng trong vòng một phần tư thế kỷ qua có hiệu nghiệm tiếp trong tương lai không, hay sẽ cần một sự thay đổi từ gốc rễ nào đó?
Sự hội tụ kế tiếp sẽ giúp độc giả giải thích và đi tìm câu trả lời cho những vấn đề lớn lao đó của nền kinh tế toàn cầu trong 50 năm cuối của thế kỷ XXI. Sách của NXB trẻ, dày 406 trang, giá 120 ngàn đồng.
C.T