Khi cuộc sống ngày càng năng động, thì trực giác đôi khi lại cần thiết giúp ra quyết định cho một vấn đề.
Trực giác giúp chúng ta có những quyết định hiệu quả hơn, đặc biệt trước những tình huống “phi tiêu chuẩn” trong gia đình, xã hội.
Những tình huống cần dùng trực giác
- Khi cần có quyết định phù hợp và phản ứng nhanh chóng, mà không có thời gian để phân tích một cách hoàn chỉnh.
- Sự thay đổi theo nhịp độ nhanh, các yếu tố được phân tích một cách nhanh chóng.
- Vấn đề có cấu trúc kém.
- Các yếu tố, quy tắc khó kết nối theo một cách cụ thể, rõ ràng.
- Khi phải đối phó với những thông tin không rõ ràng, không đầy đủ hay đối lập.
- Chưa có tiền lệ.
Trực giác là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về trực giác nhưng trong phạm trù tư duy trực giác gồm có ba đặc trưng chính.
Thứ nhất, đó là một tiến trình được chi phối bởi tiềm thức, ngay cả khi sử dụng nhận thức để diễn tả có hệ thống hay hợp lý hóa các kết quả cuối cùng.
- Xem thêm: Sống theo trực giác
Thứ hai, thông tin được xử lý song song thay vì theo thứ tự. Thay vì thông qua một trình tự hợp lý của những suy nghĩ riêng biệt, chỉ nhìn nhận hoàn cảnh như một tổng thể, với những mảng khác nhau hiện lên theo hướng song song.
Thứ ba, bản thân được kết nối nhiều hơn với những cảm xúc. Ví dụ như, nó có thể xảy ra khi cân nhắc một lựa chọn cảm thấy chưa đúng, mặc dù không có logic rõ ràng để chứng minh điều này.
Bằng cách này hay cách khác, tiềm thức có thể tìm thấy mối liên kết giữa hoàn cảnh mới và hình mẫu khác nhau của những trải nghiệm đã qua. Bạn không thể hồi tưởng mọi chi tiết của những trải nghiệm nhưng tiềm thức bạn vẫn nhớ chúng, có thể nhanh chóng lập kế hoạch cho những hoàn cảnh mới, đem lại cho bạn một thông điệp của sự khôn ngoan, đến từ nội tâm và được thể hiện bằng ngôn ngữ cảm xúc.
Để sử dụng trực giác có hiệu quả
Điều quan trọng đầu tiên là ngay cả khi dựa vào trực giác cũng cần làm tốt công việc của mình trước đã. Trực giác sẽ giúp bạn có quyết định nhanh hơn, thông qua nhiều dữ liệu không có cấu trúc, có thể làm việc với những thiếu sót và đối lập nhất định bên cạnh những thông tin sẵn có. Tuy nhiên, trực giác cũng có thể khiến bạn “lầm đường lạc lối”, nếu có quá nhiều yếu tố sai hay thiếu sót.
Vậy nên, hãy chú ý đến trạng thái cảm xúc. Nếu bạn bị căng thẳng hay đang trong tâm trạng không tốt, tiếng nói nội tâm có thể bị bóp méo hay lạc lối trong ma trận của những cảm xúc quá tiêu cực.
Một hiệu ứng tương tự có thể xảy ra với những cảm xúc tích cực quá mạnh. Nếu muốn lắng nghe nội tâm, hãy vượt qua những cảm xúc mạnh, cảm nhận hay để chúng trôi qua bằng cách đi dạo, làm điều gì đó, cầu nguyện, tha thứ và chấp nhận, ổn định lại tâm trí.
- Xem thêm: Con mắt sau lưng
Cuối cùng, bạn có thể tăng đáng kể chất lượng của những quyết định từ trực giác nếu bao gồm một số yếu tố của phép tiếp cận phân tích. Trước tiên, cố gắng phân tích dựa trên lý trí. Nếu có thể, nên thể hiện trên giấy ý tưởng cho những lựa chọn, tiêu chuẩn chính để đánh giá những lựa chọn. Viết ra các yếu tố, sự kiện chính cần thiết để ghi nhớ trong tâm trí.
Tiến trình này là cách hiệu quả để nuôi dưỡng tiềm thức cùng với mọi dữ liệu có liên quan. Sẽ tốt hơn nếu đặt tất cả ghi chú đó trên giấy, tạo ra một dạng bản đồ tâm trí, giúp tâm trí bạn không còn “bừa bộn”. Ở giai đoạn này, bạn càng có tâm lý sẵn sàng hơn để lắng nghe tiếng nói nội tâm.