Đa số chúng ta đã từng có lúc ước muốn được sống lênh đênh trên đại dương. Rất nhiều người đã làm được điều đó. Thậm chí có người đã sinh ra và sống trọn đời trên biển cả. Cũng không cần phải đi quá xa, có nhiều cơ hội cũng như nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho chúng ta thỏa mãn được nhu cầu phiêu lưu này như những trường hợp sau đây.
Bất động sản trên biển
Người Bajau ở Malaysia là những người sống trên biển đúng nghĩa từ khi họ sinh ra cho đến khi chết đi và cũng không phải trên các con tàu chất lượng tốt, vững chãi với những vách ngăn chắn nước. Họ sống trong các túp lều trên nhà sàn, loại nhà nghỉ mà các du khách sẽ chi trả thật nhiều tiền để được ở vào những ngày nắng nóng, nhưng có vẻ như những túp lều như thế sẽ không thể chịu nổi vài con sóng lớn hoặc cơn gió mạnh bất cứ lúc nào.
Những người Bajau vốn có truyền thống đi biển. Nhưng ở một số địa phương, những người thuộc thế hệ trẻ đã chọn cách rời khỏi biển cả để tìm kiếm những cơ hội tài chính tốt hơn trên đất liền. Theo Công ty Truyền hình Úc, người Bajau ở Malaysia không có được sự lựa chọn đó bởi vì họ là những người tị nạn. Chính phủ Malaysia đã cấm những người tị nạn được sống trên đất liền. Họ chỉ cập bến để trao đổi hàng hóa và những đứa trẻ không được đến trường.
Chuyến hải hành không bao giờ kết thúc
Theo các tờ US News và World Report, một số người nghỉ hưu đang lựa chọn rời khỏi đất liền thường xuyên và đặt chỗ trên những du thuyền nối đuôi nhau liên tục khiến đôi khi họ luôn ở trên biển mấy năm liền. Theo ước tính, một người về hưu được phép chi dụng trong khoảng 165.000 USD một năm.
Tuy nhiên, nếu so sánh chi phí sinh hoạt được trợ cấp với chi phí nghỉ hưu trên các con tàu, thực sự cũng không hơn kém nhau bao nhiêu. Vì vậy, nếu một người có sức khỏe và có một hóa đơn tài chính hàng năm trị giá 165.000 USD sẽ được xem là có đủ điều kiện thích hợp cho cuộc sống hải hành quanh năm này.
Những người du mục trên đại dương
Điều đáng ngạc nhiên là những người du cư trên biển rất phổ biến ở châu Á, tuy rằng lối sống này đang bắt đầu bị mất đi những tiện nghi của thế giới hiện đại, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Theo National Geographic, cuộc sống những người Moken ở Myanmar gần như hoàn toàn trên những chiếc xuồng lớn, chỉ di chuyển tới đất liền khi vào mùa gió mùa, khi đời sống lênh đênh trên biển quá khắc nghiệt. Nhưng thậm chí với những người có cuộc sống rất truyền thống này, lối sống đó vẫn đang trở nên ngày càng kém thực tiễn.
Các gia đình Moken sống trong một kabang hay còn gọi là “thuyền mẹ” và thường kéo theo một vài chiếc thuyền nhỏ phía sau họ. Giống như người Bajau, người Moken là những ngư dân mưu sinh; đó là lý do khiến dân số của họ giảm xuống còn khoảng 2.000 người vào năm 2014, giảm từ con số 12.000 người cách đây một thập niên.
Những người Moken hiện đại phải chia sẻ vùng biển truyền thống của họ với các hoạt động đánh bắt cá thương mại và du lịch. Vì vậy, nhiều người trong số họ đang từ bỏ lối sống cũ chỉ vì sống trên đất liền vẫn dễ dàng hơn.
Vận tải trên biển
Theo công ty vận tải đường biển FedNav của Canada, các thủy thủ tàu chở hàng có thể sống trên biển đến 9 tháng. Nếu một người may mắn trở thành một sĩ quan, mỗi đợt công tác người đó chỉ có thể phải ở trên biển trong năm tháng. Theo quy định, dù là một thuyền trưởng, cũng phải thức dậy theo mọi người vào lúc 2 giờ sáng, vì phải đề phòng lỡ có người say rượu và rớt ra khỏi boong tàu.
Sống với mùi cá tanh
Theo Công ty Phát thanh Úc, mùa đánh bắt cá chẽm của Úc bắt đầu vào tháng 2 và kết thúc vào tháng 10. Các thành viên của đoàn bủa lưới ra và kéo về. Kế đến họ phân loại và ướp lạnh những gì họ đã đánh bắt được, ngoại trừ loại sứa hộp, thường theo gió cuốn vào lưới, chúng có thể chích gây đau đớn, đôi khi chết người, tùy theo giống sứa. Ngoài ra, các thủy thủ cũng có thể bị cá sấu nước mặn tấn công nữa.
Phát nổ là nguy cơ nghề nghiệp
Các giàn khoan ngoài khơi đã trở thành hình ảnh của cơn ác mộng sau sự cố giàn khoan Deepwater Horizon xảy ra năm 2010, giết chết 11 người và làm đổ hơn 4 triệu thùng dầu vào Vịnh Mexico. Ngoài ra, còn có vụ nổ giàn khoan Piper Alpha năm 1988 sát hại 167 mạng người ở Biển Bắc, và giàn khoan Alexander L. Kielland bị lật úp năm 1980, giết chết 123 người.
Hãng truyền thông CBS mô tả hoạt động của các giàn khoan dầu ngoài khơi là “một cuộc sống ồn ào, bẩn thỉu và chật hẹp”, với 12 giờ làm việc hàng ngày và những khu sinh hoạt là “vừa là doanh trại, vừa là phòng thay đồ”. Cũng may là người ta không bị giam hãm ở đó nhiều tháng liền. Nhiều giàn khoan có lịch làm việc hai tuần làm, hai tuần nghỉ (nhưng công nhân có thể làm thêm giờ, nếu muốn).
- Xem thêm: Nếu con người bị đẩy ra đại dương
Cuộc phiêu lưu trên biển khơi
Không phải tất cả những người tham gia hải quân đều phải mất hàng tháng trời ngoài biển, nhưng chắc chắn là không hiếm. Theo Balance, khi một người được bổ nhiệm phục vụ trên một con tàu, người đó sẽ trải qua 3 năm đi lại giữa tàu và bờ cũng như sẽ mất từ 6 đến 9 tháng cho mỗi chuyến đi công tác trên biển. Khi không lênh đênh trên biển, người đó cũng phải trải qua một số thời gian ở trên boong trong những đợt huấn luyện đi biển kéo dài một hay hai tuần.
Cuộc sống trên tàu hải quân cũng chật hẹp và không vui nhộn, nhưng ít nhất cũng có được đặc quyền là không bị sứa chích hay bị lũ cá sấu tấn công, hoặc bị nổ tung. Hải quân muốn đảm bảo với tất cả các tân binh rằng những thủy thủ có thể đến những phòng giải trí để chơi game hay xem truyền hình trong giờ giải lao.
Thủy thủ trên tàu ngầm hạt nhân
Những tàu ngầm hạt nhân là một loại tàu quân sự, nhưng điều kiện sống khác biệt khá rõ rệt so với điều kiện sống trên tàu sân bay hoặc trên chiến hạm. Theo tờ Guardian, một người không được sử dụng phòng tắm khi tàu ngầm đang lặn xuống, bởi vì hình dạng của tàu ngầm sẽ thay đổi theo nghĩa đen khi nó lặn xuống và người đó sẽ không thể mở cửa ra lại được nữa. Ngoài chi tiết bất tiện đó, là những tháng liền sống trên đại dương. Nếu tàu đang có nhiệm vụ giám sát, mỗi lần như vậy phải hết sáu tháng liền.
Một người mới gia nhập thủy thủ đoàn thường được gọi theo tiếng lóng là “puke” (nôn mửa). Khi đang ở trên biển, mọi người trong tàu ngầm phải chung tay với nhau. Người ta sẽ ngủ trên một trong 3 dãy giường ngủ xếp thành các tầng, họ sẽ trèo lên nhiều bậc thang. Và cơ bản là họ đang sống phía trên một lò phản ứng hạt nhân.
Sống trên du thuyền
Nếu có một triệu USD, bạn có thể sở hữu một du thuyền dài 50 feet với tất cả những tiện nghi như ở nhà. Còn nếu không đủ điều kiện? Có thể mua một du thuyền nhỏ hơn, giá khoảng 250.000 USD, tương đương với khoảng 18 tháng sống toàn thời gian trên tàu.
Số lượng thời gian bạn ở trên biển tất nhiên là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Nhưng nếu không có một căn nhà thực sự, bạn sẽ ngủ trên boong cho dù bạn đang cặp bến ở đâu đó. Theo trang Coastal Living, đây không phải là điều mà chỉ một vài người lớn tuổi giàu có làm, nhưng đã có rất nhiều người cao tuổi có tiền đã làm như thế. Thậm chí còn có một tạp chí dành cho lối sống này tên là Living Aboard, nơi những người lớn tuổi giàu có thể đọc và tìm hiểu về lối sống tuyệt vời trên du thuyền, như thể họ chưa từng biết về điều đó.
Giải cứu thế giới
Nhiều người chọn cuộc sống trên biển không phải vì sự quyến rũ hay mê phiêu lưu mà bởi vì họ thực sự yêu thích đại dương. Các con tàu nghiên cứu là một cách để người ta có thể biến tình yêu đại dương của mình thành một nghề nghiệp, đồng thời cũng cảm thấy như họ đang cống hiến để bảo vệ trái đất.
Theo Đại học New Hampshire, thủy thủ đoàn của một tàu nghiên cứu có thể trải qua 8 tháng trên biển mỗi năm, mặc dù tự bản thân những chuyến hải hành chỉ tính toán trong vòng một số tuần lễ. Là một thành viên của đoàn, bạn sẽ không phải thực hiện nhiều nghiên cứu thực tế, mà còn có thời gian đi tham quan một số địa điểm khá ngoạn mục. Ví dụ: Viện Hải dương học Atlantis of Woods Hole đã tham quan các núi lửa ngầm và các lỗ thông hơi thủy nhiệt dưới nước, nghe có vẻ thú vị hơn so với việc đánh cá cá hoặc mỏ khoan dầu.
Một vấn đề cũng cần đề cập ở đây là nạn hải tặc, chúng vẫn hoành hành ở ngoài khơi Tây Phi. Đa số những bọn hải tặc hiện đại không sống trên biển, tuy vậy vẫn cần phải loại trừ chúng.
- Xem thêm: 8 bí ẩn kỳ lạ liên quan đến đại dương