Các định kiến đã xuất hiện từ lâu cũng như con người và, phần lớn chúng không xấu. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều định kiến về con người, địa điểm và mọi thứ đều chỉ có tính chất bổ sung nhưng chúng không đúng.
Những định kiến tiêu cực này có thể khá khó chịu. Đối với phần lớn các định kiến tiêu cực, có khoảng 0,01% sự thật trộn lẫn với giả thiết, định kiến, sự cố chấp và tất cả đơn thuần chỉ là những lời nói sai sự thật. Dưới đây là những định kiến gây tranh cãi nhiều nhất.
Cô gái tóc vàng câm lặng
Có một niềm tin khá phổ biến rằng những cô gái tóc vàng không thông minh, họ không có được một “khoảnh khắc tóc vàng”, sau khi làm điều gì đó đặc biệt ngốc nghếch? Tiêu đề “Cô gái tóc vàng lẩn thẩn” từng được làm phim truyền hình và điện ảnh trong các thập niên.
Nguồn gốc: Quan niệm rằng những cô gái tóc vàng bị câm xuất phát từ một vở kịch tên là Les Curiosités de la Foire, dựa trên nhân vật nữ Rosalie Duthé, một cận thần có mái tóc vàng, ngu ngốc và dễ dãi về tình dục. Vở kịch đó được công diễn lần đầu tiên vào năm 1775, vì vậy khuôn mẫu đã xuất hiện kể từ đó.
Thực tế: Tóc vàng là kết quả của một đột biến, đã tồn tại khoảng 10.000 năm. Các nghiên cứu cho thấy rằng màu tóc và trí tuệ không có liên quan đến nhau, và ở một số người, người ta thấy rằng chỉ số IQ trung bình của phụ nữ tóc vàng cao hơn phụ nữ có những màu tóc khác.
Sự thật thú vị: Có rất nhiều phụ nữ tóc vàng chứng minh định kiến này là sai, trong đó có phi hành gia NASA Karen Nyberg, Giáo sư Lisa Randall của MIT, J.K. Rowling, Meryl Streep, và còn nhiều nữa.
Dân châu Á không biết lái xe
Khi chuyến bay 214 của Asiana Airlines bị rơi ở San Francisco vào năm 2013, hai người đã chết và nhiều người bị thương, nhưng chuyện đó xảy không lâu trước khi khuôn mẫu “Người Châu Á không thể điều khiển phương tiện” lan tràn trên Twitter. “Tất nhiên máy bay Hàn Quốc bị rơi. Người châu Á không biết lái, họ cứ tưởng rằng họ có thể lái máy bay,” và những bình luận tương tự diễn ra phổ biến sau vụ tai nạn.
Nguồn gốc: Không rõ nguồn gốc chính xác của định kiến từ đâu mà có, mặc dù vậy nó đã có sức lan tỏa và có một trang của Urban Dictionary đã dành cho nó. Chuyện đồn thổi này còn tăng lên khi người ta thấy những người nhập cư châu Á lái xe ở Hoa Kỳ, nhiều người mới lái xe lần đầu tiên.
Thực tế: Trớ trêu thay, điều ngược lại là đúng khi nói đến các tài xế châu Á. Có ít tai nạn chết người hơn ở các nước Đông Á khi so sánh với Hoa Kỳ. Định kiến cũng trái với niềm tin rằng người châu Á giỏi tất cả mọi thứ. Quan niệm “Mức độ khó khăn: Người Châu Á” rất phổ biến trên trang mạng Tumblr, nơi nó trưng bày các ví dụ về người châu Á đạt được những thành tích đáng kinh ngạc.
- Xem thêm: Được và mất
Sự thật thú vị: Theo CDC, người châu Á là những người lái xe tốt hơn về mặt thống kê so với các nhóm dân số khác ở Hoa Kỳ, với các nữ tài xế châu Á được đánh giá cao nhất về độ an toàn. Những người da trắng, không phải gốc Tây Ban Nha, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vụ tai nạn chết người.
Người Ireland chuyên ăn khoai tây
Có một số định kiến về người Ireland, nhưng phổ biến nhất là người ta cho rằng họ thích khoai tây.
Nguồn gốc: Khi nói đến khoai tây, Ireland nổi tiếng là dân tộc yêu thích cây trồng, đó là vào cuối thế kỷ 16. Khoai tây đã trở thành cây trồng chủ lực, nhưng khi nạn đói lớn xảy ra ở nước này vào những năm 1840, điều đó đã dẫn đến một cuộc di cư hàng loạt. Hơn một triệu người rời Ireland trong thời gian này. Do thất bại vụ mùa, đặc biệt vào năm 1847, sự gia tăng của những người nhập cư Ireland không mong muốn có liên quan tiêu cực đến khoai tây.
Thực tế: Mặc dù đúng là người Ireland ở thế kỷ 18 và 19 có nhu cầu ăn khoai tây như nguồn cung cấp chính của họ, nạn đói trong những năm 1840 đã thay đổi điều này. Người Ireland ngày nay cũng rất thích khoai tây như các quốc gia lân cận, nhưng nền kinh tế của quốc gia này đã không gắn liền với thành công của nó như trong thế kỷ 18 và 19. Ngành công nghiệp nông nghiệp Ireland trong thế kỷ 21 phụ thuộc vào nhiều loại cây trồng khác nhau, bao gồm củ cải đường và lúa mạch. Khoai tây đứng hàng thứ ba, nhưng sản lượng ít hơn nhiều so với hai thứ trên.
Sự thật thú vị ở chỗ quốc gia tiêu thụ nhiều khoai tây nhất là Trung Quốc, chứ không phải Ireland. Ireland được xếp hạng thứ 59 trong số 158 quốc gia về tiêu thụ khoai tây.
Người Pháp hèn nhát
Có một định kiến rằng người Pháp không sẵn sàng chiến đấu trong các cuộc chiến tranh, họ thà đầu hàng hơn là chiến đấu. Niềm tin này bắt nguồn từ sự ngộ nhận về sự liên quan của Pháp trong các cuộc xung đột gần đây, và định kiến đó vẫn lan tràn khắp quân đội Mỹ dẫu cho Hoa Kỳ và Pháp là đồng minh.
Nguồn gốc: Pháp không được coi là một quốc gia ghét chiến tranh cho đến gần đây. Một quan niệm sai lầm phổ biến về hành động của họ trong Thế chiến thứ hai đã cho rằng quốc gia này đã không tuyên chiến với Đức khi quân đội Đức vượt qua vùng Ardennes của Pháp. Pháp đầu hàng Hitler vào năm 1940 sau một trận chiến căng thẳng, sự kiện này đã giúp củng cố niềm tin rằng Pháp thà đầu hàng hơn là chiến đấu.
Thực tế: Trong phần lớn lịch sử Pháp, nước này là một trong những quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Trước Cách mạng Pháp, tiếng Pháp là ngôn ngữ quốc tế về thương mại và kinh doanh, giống như tiếng Anh ngày nay. Mãi đến những năm sau Cách mạng, Pháp mới chịu thua nhiều thất bại quân sự. Tuy nhiên, đất nước này luôn chiến đấu, không bao giờ vẫy cờ trắng khi bắt đầu chiến sự. Hàng phòng ngự của Paris khiến Pháp mất 1,3 triệu tử sĩ, không hề có sự đầu hàng nào cho đến khi tất cả đã bị mất.
Chi tiết thú vị: Pháp đã hỗ trợ cho thực dân Mỹ trong cuộc Chiến tranh Cách mạng, và là công cụ giúp ngăn chặn đánh bại Vua George III. Trong thế kỷ 20 và 21, Pháp đã giúp đánh bại nước Đức trong Thế chiến thứ nhất, Hitler, và quốc gia này tiếp tục hỗ trợ các cuộc xung đột quốc tế trên khắp thế giới với quân đội được đào tạo tinh nhuệ.
Đàn ông làm việc tốt hơn phụ nữ
Phụ nữ đã tranh đấu chống lại định kiến giới tới kể từ buổi bình minh của nhân loại khi văn hóa thợ săn, hái lượm bắt đầu. Mặc dù đã có những cải tiến ở hầu hết các quốc gia nơi nữ quyền có liên quan, nhưng niềm tin rằng đàn ông là những người lao động tốt hơn vẫn tồn tại trong hầu hết các ngành công nghiệp trên toàn thế giới.
Nguồn gốc: Tất cả các nền văn hóa trong suốt lịch sử đều có những vai trò giới tính thuộc các loại khác nhau, nhưng định kiến hiện đại rằng năng lực phụ nữ kém hơn nam giới thể hiện ở mức lương không bằng nhau, ít thăng tiến hơn và ít cơ hội hơn cho phụ nữ ở nơi làm việc.
Thực tế: Các nghiên cứu đã liên tục chứng minh hai điều: đàn ông và phụ nữ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ giống nhau, từ thay chiếc bóng đèn cho đến điều hành một quốc gia và phụ nữ thường có năng suất cao hơn so với các đồng nghiệp nam. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có năng suất cao hơn 10% so với nam giới tại nơi làm việc.
Sự thật thú vị: Một định kiến về phụ nữ là họ giỏi thực hiện đa nhiệm vụ hơn nam giới, nhưng điều đó không đúng. Một nghiên cứu của PLOS One đã phát hiện ra rằng phụ nữ không có khả năng đa nhiệm tốt hơn nam giới; họ chỉ làm nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn, vì vậy nó đã thể hiện theo cách đó.
Người da đen thích món gà rán và dưa hấu
Món gà rán và người da đen đã có liên quan tiêu cực với nhau trong hơn một thế kỷ. Món ăn được mang đến Hoa Kỳ bởi những người nô lệ ở Scotts và Tây Phi, họ đã thêm vào sự pha trộn gia vị của họ, trở thành một đặc điểm nổi bật của món gà rán miền Nam được làm bởi các nô lệ trong suốt thế kỷ 19.
Nguồn gốc: Mối liên hệ tiêu cực giữa người Mỹ gốc Phi và gà rán trở lại với bộ phim Birth of a Nation năm 1915. Bà Claire Schmidt thuộc Đại học Missouri đã viết về vai trò của bộ phim trong việc tạo ra mối tương quan tiêu cực như sau:
Nhóm diễn viên đóng vai các quan chức dân cử da đen hành động ồn ào và thô lỗ trong hội trường lập pháp và một người trong số họ đã công khai ăn món gà rán. Hình ảnh đó thực sự củng cố cách người da trắng nghĩ về người da đen với món gà rán.
Ngoài gà rán, người Mỹ gốc Phi còn được liên kết với dưa hấu như một loại thực phẩm nô lệ truyền thống. Điều này đã được phản ánh trong bài hát “The Ice Cream Man” từ năm 1916, ban đầu nó có tựa đề là “Nigger Love A Watermelon Ha! Ha! Ha!”.
Thực tế: Mọi người đều thích ăn món gà rán và dưa hấu. Không riêng một chủng tộc nào thích thưởng thức nó, điều này rất rõ ràng khi hàng loạt người thuộc mọi chủng tộc đổ xô đến và giành ăn chiếc bánh sandwich gà rán Popeyes vào năm 2019.
Sự thật thú vị: Theo Hội đồng Gà Quốc gia, người Mỹ gốc Phi chiếm 16,3% lượng tiêu thụ thịt gà của Mỹ trong khi người Mỹ gốc Tây Ban Nha cao hơn ở mức 18,3%.
Người Hồi giáo là bọn khủng bố
Ở Hoa Kỳ và châu Âu, đa số người ta cho rằng phần lớn các cuộc tấn công khủng bố là do người Hồi giáo gây ra. Điều này đã dẫn đến nhiều hành vi và định kiến chống lại người Hồi giáo.
Sở dĩ có sự ngộ nhận như vậy là do bắt nguồn từ các cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11.9. Những cuộc tấn công phối hợp này được thực hiện bởi một nhóm những người Hồi giáo tin rằng họ đang làm theo ý của Allah. Ngay sau các cuộc tấn công, Hội chứng sợ Hồi giáo (Islamaphobia) ở Hoa Kỳ đã lên tới đỉnh điểm, và có nhiều cuộc tấn công tiếp theo. Đồng thời nỗi sợ hãi chung về người Hồi giáo vẫn còn phổ biến trên khắp thế giới.
Trên thực tế, người Hồi giáo chiếm khoảng 24% dân số toàn cầu, với khoảng 1,8 tỷ người. Trong số đó, chỉ có khoảng 0,00009% có hành vi khủng bố hoặc tin rằng khủng bố được coi là một phần của niềm tin tôn giáo của họ.
Sự thật thú vị: Ở Hoa Kỳ, nhiều hành vi khủng bố được thực hiện bởi các công dân da trắng hơn bất kỳ chủng tộc hay sắc tộc nào khác. Từ năm 1980 đến năm 2005, những người không theo đạo Hồi đã thực hiện 94% tất cả các cuộc tấn công khủng bố ở Hoa Kỳ, bao gồm cả ngày 11-9.