Kỹ thuật vẽ bích họa thực hiện trên thạch cao vôi vữa tươi hay ướt được gọi là fresco (frescos hay frescoes). Nước được sử dụng để hòa bột màu khô hòa với thạch cao/vữa, cùng các thiết lập trên thạch cao/vữa, bức tranh trở thành một phần không thể thiếu của bức tường.
Từ fresco (tiếng Ý: affresco) trong tiếng Ý có nghĩa “tươi mới” và tương phản với fresco-secco hoặc secco – kỹ thuật vẽ bích họa, được áp dụng cho thạch cao/vữa khô, để phụ trợ cho các bích họa ướt. Kỹ thuật vẽ bích họa fresco đã được áp dụng từ thời xa xưa và gắn liền với hội họa thời Phục hưng Ý.
Kỹ thuật
Chất nhuộm/bột màu trong vẽ bích họa trên tường ướt thuần nhất/buon fresco hòa với nước ở nhiệt độ phòng và được áp dụng trên một lớp thạch cao/vữa tươi mỏng ướt, gọi là intonaco. Do thành phần hóa học của thạch cao/vữa, việc sử dụng chất kết dính là không cần thiết nên bột màu pha với nước sẽ thấm vào thạch cao/vữa, mà chính nó sẽ trở thành trung gian lưu giữ màu nhuộm. Bột màu được hấp thụ vào thạch cao/vữa ướt; sau một vài giờ thì thạch cao/vữa khô sẽ cho màu như mong muốn.
Trong mỹ thuật hội họa thì bích họa trên tường ướt thuần nhất, với một lớp lót thô bên dưới gọi là arriccio được thêm vào toàn bộ khu vực sơn và để khô trong một vài ngày. Nhiều nghệ nhân sẽ vẽ phác thảo tác phẩm/bố cục/kết cấu trên lớp lót phía dưới này, nó sẽ không bao giờ được nhìn thấy, được tạo tác với bột màu đỏ gọi là sinopia, tên gọi này được dùng để chỉ những bức tranh bên dưới đó. Sau đó, kỹ thuật chuyển bản vẽ từ trên giấy lên tường được triển khai. Các đường nét chính của bản vẽ được thể hiện trên giấy được chấm thành những điểm liền lạc nhau, và tờ giấy được mắc/treo trên tường chuẩn bị vẽ cùng một túi muội/bồ hóng/nhọ nồi (spolvero) đập trên chúng tạo nên các chấm đen theo các đường nét đó.
Nếu việc tô vẽ đã được thực hiện trên một bức bích họa hiện tồn, bề mặt sẽ được làm nhám để tăng cường độ bám dính hơn nữa. Vào ngày sơn, một lớp mỏng, mịn hơn của thạch cao/vữa được thêm một lượng lên tường dự kiến sẽ được hoàn thành vào ngày hôm đó, đôi khi tương thích với các đường nét của nhân vật hay cảnh quan, nhưng thường chỉ bắt đầu từ phần trên cùng của bố cục. Những khu vực này được gọi là giornata (“tác phẩm của ngày”), và công đoạn của những ngày khác nhau thường có thể được nhìn thấy trên một bức bích họa fersco lớn, bởi một loại đường nối tách biệt với các phần liền kề.
Bích họa vẽ trên tường ướt thuần nhất khó có sự sáng tạo do thời hạn gắn liền với việc thạch cao/vữa khô. Nói chung, một lớp thạch cao/vữa sẽ cần 10 đến 12 giờ để khô; lý tưởng, người nghệ nhân sẽ bắt đầu vẽ sau một giờ và tiếp tục cho đến hai giờ trước thời gian vữa/thạch cao khô – cho khoảng thời gian từ 7 đến 9 giờ làm việc. Khi một giornata khô, không còn một loại bột màu hay chất nhuộm nào có thể được thực hiện, và thạch cao/vữa chưa tô vẽ phải được loại bỏ bằng một loại dụng cụ trước khi bắt đầu lại vào ngày hôm sau. Nếu kiếm khuyết được tạo ra, nó cần phải loại bỏ toàn bộ thạch cao/vữa của khu vực đó – hoặc thay đổi chúng sau này, một bích họa đã khô. Một phần không thể thiếu của quá trình này là cácbon hóa vôi, mà việc chỉnh sửa màu sắc của thạch cao/vữa nhằm đảm bảo độ bền của các bức bích họa ướt trường tồn cho đến các thế hệ tương lai.
Một kỹ thuật được sử dụng trong các bức bích họa ướt nổi tiếng của Michelangelo và Raphael là cạo vết lõm ở một số khu vực chắc chắn của thạch cao/vữa trong khi vẫn còn ẩm ướt để gia tăng ảo giác về chiều sâu và nhấn mạnh/nêu bật ở một số khu vực hơn những chỗ khác. Đôi mắt con người của trường phái Athens bị trũng khi sử dụng kỹ thuật này khiến đôi mắt trông sâu và trầm ngâm hơn. Michelangelo sử dụng kỹ thuật này như là một phần thương hiệu cho “đường nét/phác thảo” các nhân vật trung tâm của ông trong những bức bích họa ướt.
Trong một bức bích họa cỡ thông thường, có thể có từ 10 đến 20 hoặc thậm chí nhiều hơn giornate, hay các khu vực vữa/thạch cao riêng biệt. Sau năm thế kỷ, giornate, ban đầu gần như vô hình, đôi khi trở nên có thể nhìn thấy, và trong nhiều bức bích họa fesco quy mô lớn, các phần này có thể được nhìn thấy khi đứng ở mặt đất. Ngoài ra, đương biên giữa giornate thường được bao phủ bởi một bức tranh sử dụng kỹ thuật secco, mà lâu dần theo thời gian đã mờ nhạt đi.
Một trong những nghệ nhân đầu tiên trong giai đoạn hậu cổ điển đã sử dụng kỹ thuật này là Isaac Master (hoặc là bậc thầy của bích họa fresco Isaac, và do đó cái tên được sử dụng để biểu thị bậc thầy vô danh của một bức tranh cụ thể) ở Tu viện Thánh Basilica Francis ở Assisi. Một nghệ nhân tạo tác ra bức bích họa ướt được gọi là nghệ nhân bích họa ướt/frescoist.
Các kiểu loại bích họa khác
Một bức họa secco hoặc fresco-secco được thực hiện trên thạch cao/vữa khô (secco có nghĩa là “khô” trong tiếng Ý). Các chất nhuộm/bột màu như vậy đòi hỏi phải có một dung môi kết dính, chẳng hạn như trứng (màu keo), keo hoặc dầu để gắn kết bột màu lên tường. Điều quan trọng là cần phải phân biệt giữa một tác phẩm bích họa khô được thực hiện trên trần của một bích họa ướt và một tác phẩm tạo tác hoàn toàn là một bích họa khô trên một bức tường trống mà trong thực tế, theo hầu hết các nghệ nhân tài danh nhất là tiêu chuẩn từ thời Trung cổ về sau này.
Nói chung, các tác phẩm bích họa ướt có độ bền cao hơn bất kỳ tác phẩm bích họa khô nào được thêm thắt trên chúng, bởi vì một tác phẩm bích họa trường tồn lâu dài tốt hơn với bề mặt vữa/thạch cao thô ráp, trong khi một bức bích họa ướt thực sự phải có một bề mặt nhẵn mịn. Một tác phẩm bích họa khô cộng thêm sẽ được thực hiện để thay đổi, và đôi khi để thêm những chi tiết nhỏ, nhưng bởi không phải tất cả các màu sắc có thể tương thích trong một bức bích họa fresco thực sự, bởi chỉ duy nhất một số bột màu/chất nhuộm phản ứng hóa học trong môi trường kiềm cao trên nền tảng vữa vôi/thạch cao tươi. Màu xanh dương là trường hợp rất đặc biệt, bầu trời và những chiếc áo choàng xanh dương thường hay được thêm vào bởi kỹ thuật tạo tác bích họa khô, bởi vì không phải màu xanh azurite (xanh dương thẫm) cũng không là lapis lazuli (xanh lưu ly), là duy nhất hai loại bột màu xanh dương sau này có sẵn, được thể hiện tốt trên bích họa ẩm ướt.
Điều này cũng ngày càng trở nên rõ ràng, nhờ vào các kỹ thuật phân tích hiện đại, ngay cả trong những họa sĩ thời kỳ Phục hưng Ý buổi đầu, khá thường xuyên sử dụng các kỹ thuật vẽ bích họa trên tường khô để được phép sử dụng bảng màu rộng hơn. Trong phần lớn những ví dụ buổi đầu, các tác phẩm này ngày nay đã hoàn toàn biến mất, nhưng toàn bộ một bức vẽ thực hiện theo kỹ thuật secco trên một bề mặt nhám đã cung cấp chìa khóa cho thấy bột màu có thể hiện tồn rất tốt, mặc dù sự ẩm ướt đe dọa nhiều đến nó hơn là những bích họa ướt.
- Xem thêm: Kỳ thú mỹ thuật tiền sử
Một loại thứ ba được gọi là mezzo-fresco được tô vẽ trên thạch cao/vữa gần khô, đủ chắc chắn để không hằn ngón tay cái, nói như tác giả thế kỷ thứ mười sáu Ignazio Pozzo – để chất nhuộm chỉ thấm ít vào vữa/thạch cao. Vào cuối thế kỷ 16, phần lớn các bức bích họa này đã bị thay thế, và được thể hiện bởi các họa sĩ như Gianbattista Tiepolo hoặc Michelangelo. Kỹ thuật này, trong hình thức biến đổi; đó là những lợi thế của một tác phẩm bích họa khô.
3 ưu điểm chính của một tác phẩm được thực hiện hoàn toàn bằng kỹ thuật vẽ bích họa khô là nó được tạo tác nhanh hơn, lỗi có thể được sửa chữa, và màu sắc ít biến đổi đa dạng nếu áp dụng cho bức tường khô hoàn toàn – trong bức bích họa ướt có một sự thay đổi đáng kể.
Đối với toàn bộ một tác phẩm bích họa khô, thạch cao/vữa được hoàn thiện với một bề mặt thô nhám/xù xì hơn, để khô hoàn toàn và sau đó thường được hóa giải bằng cách chà xát với cát. Các nghệ nhân sau đó tiến hành nhiều lần quá trình này như họ sẽ trên một tấm bạt hoặc ván gỗ.
Lịch sử
Ai Cập và Cận Đông cổ xưa
Một bức bích họa vẽ trên tường ướt cổ xưa là tác phẩm Lễ phong chức/trao quyền của Zimri-Lim (Investiture of Zimri-Lim) từ Syria, có niên đại từ đầu thế kỷ 18. Ngược lại, người Ai Cập cổ đại vẽ nhiều trên các ngôi mộ và nhà cửa, nhưng những bức tranh đó không phải là bích họa ướt.
Nền văn minh Aegean
Các bức bích họa ướt cổ xưa nhất được thực hiện trong giai đoạn mà phương pháp vẽ bích họa trên tường ướt được thể hiện từ nửa đầu năm thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên trong suốt thời đại đồ đồng và sẽ được tìm thấy trong số các nền văn minh Aegean, chính xác hơn văn hóa Minoan ở đảo Crete và các đảo khác của biển Aegean. Nổi tiếng nhất trong số này, The Toreador/Người đấu bò, mô tả một lễ nghi thiêng liêng, trong đó các cá nhân nhảy qua lưng những con bò đực lớn. Các bức bích họa ướt Minoan vẫn còn tồn tại lâu đời nhất được tìm thấy trên đảo Santorini (với tên gọi là Thera), có niên đại vào thời kỳ Neo-Palatial (khoảng 1640-1600 trước Công nguyên).
Trong khi một số bức bích họa ướt tương tự đã được tìm thấy ở các địa điểm khác xung quanh lưu vực Địa Trung Hải, đặc biệt là ở Ai Cập và Morocco, nguồn gốc của chúng có thể được suy đoán. Một số sử gia chuyên ngành mỹ thuật tin rằng các nghệ nhân bích họa ướt từ Crete có thể đã được gửi đến các vùng khác nhau như là một phần của những cuộc trao đổi thương mại, một khả năng là để gia tăng tầm quan trọng của hình thức nghệ thuật này trong xã hội đương thời. Các hình thức phổ biến nhất của bích họa ướt là những bức tranh tường trong ngôi mộ của người Ai Cập, mà thông thương cũng sử dụng kỹ thuật vẽ trên tường khô.
Cổ vật kinh điển
Các bức bích họa ướt cũng được vẽ ở Hy Lạp cổ đại, nhưng rất ít tác phẩm thuộc thể loại này còn tồn tại. Ở miền nam nước Ý, tại Paestum, một thuộc địa Hy Lạp của Magna Graecia, những bích họa ướt được thể hiện ở một ngôi mộ có niên đại từ năm 470 trước Công Nguyên, thuộc lăng mộ của Diver được phát hiện vào tháng 6 năm 1968. Những bức bích họa fresco này thể hiện cảnh đời sống và xã hội của Hy Lạp cổ đại; đó là những lời chứng thực lịch sử có giá trị. Bích họa thể hiện một nhóm người đàn ông ngã người tại một bữa tiệc rượu đêm trong khi một thể hiện khác khác cho thấy một người đàn ông trẻ đang lặn dưới biển. Bích họa fresco thuộc văn minh Etrusca, có niên đại từ thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, đã được tìm thấy trong Lăng mộ của Orcus gần Veii, Ý.
Tranh tường La Mã, chẳng hạn như tại Villa dei Misteri tráng lệ (thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên) trong đống đổ nát của Pompeii, và những bức tranh khác tại Herculaneum, được hoàn thành là bích họa vẽ trên tường ướt.
Đế chế La Mã muộn, các bức bích họa ướt từ thế kỷ 1- thế kỷ 2 được tìm thấy trong hầm mộ bên dưới nước Ý, và các hình tượng Byzance cũng được tìm thấy ở Cyprus, Crete, Ephesus, Cappadocia và Antioch. Những bức bích họa fresco La Mã được thực hiện bởi các nghệ nhân vẽ tranh mỹ thuật trên tường thạch cao/vữa còn ẩm, để bức tranh là một phần của bức tường, chúng thực sự đã nhuộm màu vào thạch cao/vữa.
Ngoài ra một bộ sưu tập lịch sử các bích họa ướt Kitô giáo cổ đại có thể được tìm thấy trong các nhà thờ của Goreme ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ấn Độ
Nhờ số lượng lớn các ngôi đền hang đá cổ xưa, những bức bích họa fresco thời cổ đại và tiền thời Trung cổ có giá trị đã được bảo tồn tại hơn 20 nơi ở Ấn Độ. Các bức bích họa ướt trên trần nhà và tường của hang động Ajanta được tô vẽ giữa những năm 200 và 600 trước Công nguyên là bức bích họa ướt lâu đời nhất được biết đến ở Ấn Độ. Chúng miêu tả những câu chuyện kể về Jataka/Kinh Bổn Sanh, đó là những câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật trong những tiền kiếp trước khi thành Phật.
Tình tiết chuyện kể được thể hiện cái này tiếp theo cái khác mặc dù không theo đúng tuần tự. Nhận dạng chúng là một lĩnh vực nghiên cứu cốt lõi về đề tài này kể từ thời điểm tái khám phá ra địa điểm đó vào năm 1819. Những nơi khác với các bức bích họa ướt thời cổ đại và tiền Trung cổ có giá trị được bảo tồn bao gồm ở hang động Bagh, hang động Ellora, Sittanavasal, hang động Armamalai, đền động Badami và các địa điểm khác. Bích họa ướt đã được thực hiện với một số kỹ thuật, bao gồm cả kỹ thuật tempera (gồm 3 nguyên liệu cơ bản: lòng đỏ trứng gà, bột màu, nước).
Các bức họa Chola muộn được phát hiện vào năm 1931 thuộc khu vực hành lang vòng quanh ngôi đền Brihadisvara ở Ấn Độ và là những mẫu vật Chola đầu tiên được khám phá.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra kỹ thuật được sử dụng trên các bức bích họa fresco này. Một hỗn hợp đá vôi mịn được áp dụng trên đá, mất từ 2 đến 3 ngày để tạo tác. Trong khoảng thời gian ngắn đó, những bức tranh lớn như vậy được tô vẽ bằng các hỗn hợp màu hữu cơ tự nhiên.
Trong suốt thời kỳ Nayak, các bức họa Chola được thể hiện. Những bích họa ướt Chola trong một tinh thần sùng kính của giáo phái thờ phụng thần Shiva được thể hiện tranh tường. Chúng có thể được thực hiện đồng bộ với việc hoàn thành ngôi đền của Rajaraja Chola đại đế.
Các bức bích họa ướt theo phong cách hội họa Dogra/Pahari tồn tại dưới hình thức độc nhất tại Sheesh Mahal của Ramnagar (105 km từ Jammu và 35 km về phía Tây Udhampur). Những cảnh từ sử thi Mahabharatha và Ramayana cùng với chân dung của các vị lãnh chúa địa phương tạo thành chủ đề cho các bức bích họa này. Rang Mahal của Chamba (Himachal Pradesh) là một địa danh khác về bích họa fresco Dogri lịch sử với những bức bích họa mô tả cảnh của Draupti Cheer Haran, và Radha-Krishna Leela. Chúng được bảo tồn tại Bảo tàng Quốc gia ở New Delhi trong một căn phòng gọi là Chamba Rang Mahal.
Sri Lanka
Các bích họa vẽ trên tường ướt Sigiriya được tìm thấy ở Sigiriya tại Sri Lanka. Được vẽ trong suốt thời kỳ trị vì của quốc vương Kashyapa I (trị vì từ 477-495 Công nguyên). Chúng là những bức chân dung về người phụ nữ thuộc triều đình hoàng gia của nhà vua được mô tả như là những vị nữ thần cõi trời rải hoa bên trên những con người bên dưới. Họ mang một số điểm tương đồng với phong cách hội họa Gupta được tìm thấy trong hang Ajanta ở Ấn Độ. Tuy nhiên, chúng sinh động, màu sắc hơn và mang những đặc điểm độc đáo của Sri Lanka. Chúng tồn tại như là mỹ thuật thế tục duy nhất từ cổ đại được tìm thấy ở Sri Lanka ngày nay.
Kỹ thuật vẽ tranh được sử dụng trên các bức họa của Sigiriya là “fresco lustro”. Nó có thay đổi một chút trong kỹ thuật vẽ trên tường ướt thuần khiết vì nó chứa một tác nhân kết dính nhẹ hay keo. Điều này mang lại cho bức tranh thêm độ bền, đã được chứng minh rõ ràng bởi thực tế là chúng vẫn tồn tại, cho thấy các yếu tố đó trong hơn 1.500 năm. Nằm trong một chỗ nhỏ thấp hơn một trăm mét so với mặt đất, chỉ 19 bức họa còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, các tài liệu tham khảo cổ xưa đề cập đến sự tồn tại của năm trăm bức bích họa ướt này.
Trung cổ
Vào cuối thời Trung cổ và Phục hưng những bích họa ướt được thấy thể hiện nổi bật, đặc biệt là ở Ý, nơi hầu hết các nhà thờ và nhiều tòa nhà chính phủ vẫn mang đặc trưng trang trí của các bích họa vẽ trên tường ướt. Sự thay đổi này trùng hợp với việc tái đánh giá các bích họa trong nghi thức tế lễ. Các nhà thờ La Mã ở Catalonia được tô vẽ phong phú vào thế kỷ 12 và 13, với cả chức năng trang trí và giáo dục – cho các tín đồ mù chữ – vai trò, như có thể thấy trong MNAC ở Barcelona, nơi được lưu giữ một bộ sưu tập lớn về mỹ thuật kiểu Roman Catalan. Ở Đan Mạch, tranh tường nhà thờ hay kalkmalerier được sử dụng rộng rãi trong thời Trung cổ (kiểu La Mã/Roman đầu tiên, sau đó là Gothic) và thấy trong khoảng 600 nhà thờ ở Đan Mạch cũng như trong các nhà thờ vùng miền nam Thụy Điển, thuộc Đan Mạch lúc đó.
Một trong những ví dụ hiếm hoi về bích họa Hồi giáo có thể được nhìn thấy trong Qasr Amra, cung điện sa mạc của Umayyads, thế kỷ thứ 8 Magotez.
Cận hiện đại châu Âu
Bắc Romani (khu vực lịch sử của Moldavia) tự hào có khoảng một chục tu viện được tô vẽ, hoàn toàn bao phủ bởi những bức bích họa ở bên trong và bên ngoài, mà ngay từ quý IV của thế kỷ 15 đến quý II của thế kỷ 16. Đáng chú ý nhất là các nền móng của tu viện tại Vorone# (1487), Arbore (tia are’ bo) (1503), Humor (hoo mor) (1530), và Moldovi#a (mol do vee’ tsa) (1532). Sucevi#a (sue che vee ‘tsa), có niên đại từ năm 1600, biểu trưng sự trở lại muộn màng của phong cách phát triển những năm 70 năm trước đó. Truyền thống tô vẽ các nhà thờ được tiếp tục vào thế kỷ 19 ở các khu vực khác của Romani, mặc dù không có cùng qui mô.
Andrea Palladio, kiến trúc sư người Ý nổi tiếng vào thế kỷ 16, đã xây dựng nhiều lâu đài, biệt thự với ngoại thất đơn giản và nội thất đầy ấp những bức bích họa tuyệt đẹp.
Henri Clément Serveau sản sinh ra một số bích họa bao gồm một bức vẽ từ ba đến sáu mét cho Lycée de Meaux, nơi ông đã từng là một sinh viên. Ông giảng dạy hệ cao đẳng về bích họa tại Trường mỹ thuật quốc gia, và trang trí nhà rạp/sảnh đường du lịch vào năm 1937 tại Triển lãm quốc tế về nghệ thuật và kỹ thuật trong cuộc sống hiện đại (Paris); sảnh đường của thành phố Paris tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại của thành phố Paris. Năm 1954, ông nhận thể hiện một bức bích họa đại diện cho Cité Ouvrière du Laboratoire Débat, Garches. Ông cũng thực hiện trang trí bích họa cho Dự án trung tâm cổ Paris cho Bảo tàng Carnavalet.
Nhà nguyện Foujita ở Reims hoàn thành vào năm 1966, là một ví dụ về những bức bích họa hiện đại, nội thất được tô vẽ bằng những cảnh tôn giáo bởi họa sĩ Tsuguharu Foujita đến từ trường Paris. Năm 1996, nó đã được chỉ định một di tích lịch sử của chính phủ Pháp.
Tranh tường Mexico
José Clemente Orozco, Fernando Leal, David Siqueiros và Diego Rivera là những nghệ sĩ Mexico nổi tiếng, đã đổi mới mỹ thuật vẽ tranh bích họa trong thế kỷ 20. Orozco, Siqueiros, Rivera và người vợ Frida Kahlo đã đóng góp nhiều hơn cho lịch sử nghệ thuật và danh tiếng của nghệ thuật Mexico nói chung hơn bất kỳ ai khác. Cùng với các tác phẩm của Orozco, Siqueiros, và những tác phẩm khác, Fernando Leal và những tác phẩm trên bức tường lớn của Rivera đã thiết lập nên phong trào nghệ thuật được gọi là chủ nghĩa bích họa Mexico.