Thanjavur còn được gọi là Tanjore là một thành phố phía Nam Ấn Độ thuộc bang Tamil Nadu. Đây là đầu não của quận Thanjavur. Tanjore có diện tích 14.03 dặm vuông. Tanjore tọa lạc ở vùng châu thổ Cauvery, cách 314 km về phía Tây Nam của Chennai và 56 km về phía Đông của Tiruchirapalli.
Do các nhánh của con sông Cauvery chảy qua thành phố, nó đã trở thành một trung tâm nông nghiệp quan trọng và còn được gọi là “vựa lúa của Tamil Nadu”. Theo một truyền thuyết người ta tin rằng cái tên Thanjavur có nguồn gốc từ Tanjan, một yêu ma trong thần thoại Hindu. Từ Thanjavur là một tên gọi trong ngôn ngữ Tamil. “Than” có nghĩa là “lạnh lẽo/mát mẻ”, “chei” có nghĩa là “đất chăn nuôi, trồng trọt”, và “ur” có nghĩa là “thành phố”, một thành phố được bao quanh bởi những khu đất chăn nuôi, trồng trọt mát mẻ. Do đó, từ “Thancheiur” đã trở thành “Thanjavur” sau này.
Thanjavur là một trung tâm hành hương quan trọng và điểm đến du lịch chính của Tamil Nadu. Đây là một trung tâm văn hóa khu vực phát huy nghệ thuật, tôn giáo và kiến trúc vùng Nam Ấn. Các di sản văn hóa thế giới UNESCO như ngôi đền Brihadeeswara đại diện cho niềm tự hào của triều đại Chola, và đây cũng là một trong những điểm thu hút lớn nhất của thành phố này. Thị trấn xinh đẹp như vậy với các di tích và đền thờ được trang trí, trang hoàng bởi các nghệ nhân lành nghề. Khi sự tò mò trỗi dậy, càng đi sâu vào những ngôi đền này, người ta sẽ thấy những chiếc hộp trang sức tuyệt đẹp, những chiếc đĩa và những chiếc bát mỹ nghệ Thanjavur làm bằng đồng thau và đồng đỏ tuyệt sắc.
Nghệ phẩm đĩa kim loại Thanjavur, Tamil Nadu, Ấn Độ
Chiếc đĩa mỹ nghệ Thanjavur là một nghệ phẩm tạo tác đặc trưng của vùng Thanjavur. Những chiếc đĩa mỹ nghệ này có hình tròn và chúng được sử dụng như một món quà. Đó là một nghề thủ công bao gồm việc tạo tác trên các kim loại như bạc, đồng đỏ và đồng thiếc. Kim loại này thường được chạm rập nổi với hình tượng của các vị thần và nữ thần ở trung tâm của chiếc đĩa. Nghệ phẩm này đã được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điểu khoản về Quyền sở hữu trí tuệ thương mại (TRIPS). Nghệ phẩm này được liệt kê tại mục 63 là “Đĩa mỹ nghệ kim loại Thanjavur” thuộc Đạo luật GI 1999 của Chính phủ Ấn Độ, với đăng ký được xác nhận bởi cơ quan chủ quản Bằng sáng chế về Thiết kế và Nhãn hiệu. Chỉ duy nhất kích thước của nghệ phẩm được phép khác biệt trong khi các thành phần và đặc tính kim loại khác phải giữ nguyên tương tự như phê duyệt GI.
Việc tạo tác những chiếc đĩa mỹ nghệ kim loại Thanjavur có niên đại buổi đầu thế kỷ 18. Nó được giới thiệu bởi Rajah Serfoji-II (1777-1832). Ông là người cai trị Maratha của Thanjavur, người đã khuyến khích các nghệ nhân lành nghề tạo ra các món đồ mỹ nghệ kim loại tráng lệ phản ánh sự vinh quang của vương quốc hoàng gia của ngài. Những nghệ phẩm kim loại này được làm bằng đồng thau, bạc và đồng đỏ, làm nên giá trị của các nghệ phẩm tuyệt đẹp này. Sự pha trộn của bạc trong chạm rập nổi cao trên mặt đồng đỏ làm cho các đồ tạo tác kim loại đẹp đẽ này trường tồn trong vài thiên niên kỷ. Sự hoàn thiện sau cùng sẽ phụ thuộc vào trình độ và kỹ năng của người nghệ nhân.
Những chiếc đĩa mỹ nghệ kim loại Thanjavur này được chế tác riêng biệt bởi cộng đồng Vishwakarma bao gồm một vài gia đình của những người thợ kim hoàn của Thanjavur. Đó là một nghề thủ công mang tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác và đó là sinh kế duy nhất của họ. Những nghệ nhân nhiều kinh nghiệm này có xu hướng phức tạp và tinh tế hơn trong tạo tác những chiếc đĩa mỹ nghệ để chúng giữ được sắc độ và sự sáng bóng lâu dài theo thời gian. Do đó, nó được cho là một ngành tiểu thủ công nghiệp được tạo tác trong ngôi nhà của những người thợ thủ công. Sản xuất nghệ phẩm này là đặc quyền của chỉ những người đàn ông.
Những chiếc đĩa mỹ nghệ Thanjavur tạo tác trong thế kỷ 20 đã được trưng bày tại Bảo tàng Chính phủ ở Thanjavur suốt năm 2011. Những chiếc đĩa mỹ nghệ này được làm bằng kim loại có phù điêu hình tượng của vị chúa tể Nataraja, nhà hiền triết Pathanjali và nữ thần Sivakami trong tư thế đứng trên một bông hoa sen, được đặt ở phần trung tâm của đĩa. Và theo các quy tắc và quy định hiện đại, những nghệ nhân bắt đầu tạo tác “những chiếc đĩa mỹ nghệ Thanjavur” phải được đăng ký theo pháp luật và có chứng chỉ chế tác loại hình mỹ nghệ này. Do đó, nhà sản xuất cũng phải sở hữu logo ủy quyền được in trên tất cả các đĩa mỹ nghệ kim loại này, để chứng thực đó là hàng thật và bảo đảm xuất xứ của chúng.
Một số nghệ phẩm kim loại Thanjavur khác
Sau đây là các công cụ và nguyên liệu thô cần thiết cho việc chế tác những chiếc đĩa mỹ nghệ:
- Kim loại: Kim loại là nguyên liệu chính được sử dụng để chế tác những chiếc đĩa mỹ nghệ Thanjavur.
- Búa: Búa được sử dụng để cố định các tấm phù điêu kim loại.
- Kìm: Kìm được sử dụng trong khi cố định các tấm phù điêu vào tấm đế.
- Khuôn: Khuôn được sử dụng để tạo vỗ những tấm kim loại mỏng tạo nên những miếng mẫu hình, văn hoa trang trí nhỏ, thứ cấp.
- Máy dập dấu: Công cụ dập dấu được sử dụng để in hình trên các tấm kim loại để tạo những nét hình tượng hằn sâu.
- Đục: Đục được sử dụng để khắc chạm trên những tấm kim loại.
- Đá mài: Đá được sử dụng để mài các dụng cụ cho sắc nhọn.
- Rèn: Công cụ này được sử dụng để làm nóng các tấm kim loại.
Những chiếc đĩa mỹ nghệ Thanjavur được tạo tác theo quy trình gồm 3 thành phần: 1/Tấm đế, 2/Một tấm kim loại tròn có hình phủ điêu chạm nổi chính và 3/Các tấm phù điêu thứ cấp.
Quá trình này được thực hiện theo 3 cấp bởi một người thợ chế tác kim loại (người tạo tác để chuẩn bị tấm đế), người thợ kim hoàn (người tạo tác phù điêu chạm nổi trên tấm kim loại tròn) và một người thợ chế tác đá (người tạo tác các phù điêu thứ cấp, gắn khảm/dát đá). Nhưng một thợ thủ công duy nhất cũng có thể thực hiện luôn cả 3 công việc này.
Ban đầu, trong giai đoạn đầu tiên, đế của chiếc đĩa mỹ nghệ được chế tác bao gồm việc cắt kim loại theo kích thước và hình dạng yêu cầu. Tấm đế thường được làm bằng đồng thau. Mặt trước của đồng thau được đánh bóng cẩn thận. Sau đó, nó được cố định chắc chắn trên một bệ/khung bằng gỗ với đệm nhựa đường. Toàn bộ khung được làm nóng bằng ống thổi và san phẳng cho đến khi đồ án/thiết kế nền/cơ sở được chuẩn bị. Hơn nữa, các tấm bạc và đồng đỏ chứa đồ án thiết kế được đặt trên đế/bệ để kiểm tra chéo kích thước yêu cầu và sau đó chúng được cắt theo tương ứng. Sau đó. chúng được làm nóng nhẹ với thuốc nhuộm để tạo vết khắc in hằn lên. Do đó, vết khắc hằn được thực hiện bằng cách tinh chỉnh và khắc chạm bằng cách sử dụng máy dập dấu và những chiếc đục.
Tạo tác mỹ nghệ đĩa kim loại Thanjavur, Tamil Nadu, Ấn Độ
Trong giai đoạn tiếp theo, các tấm kim loại có họa tiết được ép và nạm khảm trên đế. Điều này được thực hiện bằng cách lấp đầy hỗn hợp sáp làm từ bột gạch, dầu gingili và nhũ hương. Những thành phần này được sử dụng để lấp đầy những chỗ lõm ở mặt sau của tấm kim loại. Do đó, các tấm phù điêu sau đó được đặt trên tấm đế và được nạm khảm bằng cách đục dọc theo các đường rãnh. Tấm phù điêu sau đó được đánh bóng và chuẩn bị cho các đồ án/thiết kế cuối cùng.
- Xem thêm: Nghệ phẩm khảm gỗ hồng sắc Mysore, Ấn Độ
Như quá trình cuối cùng, các phù điêu thứ cấp được thực hiện. Các đồ án/thiết kế trên chiếc đĩa kim loại hình tròn trung tâm thường thể hiện hình tượng của các vị thần như vị chúa tể Nataraja, nữ thần Saraswati, nữ thần Ashta Lakshmi và vị chúa tể Ganesh. Ngoài hình tượng của các vị thần Hindu, một số đồ án hoa văn cũng được khắc chạm xung quanh họa tiết trung tâm và đôi khi chúng cũng thay thế cho tạo hình của những vị thần trên chiếc đĩa kim loại này.
Bên cạnh những chiếc đĩa mỹ nghệ Thanjavur, các nghệ phẩm khác như móc chìa khóa, bát và hộp cũng được chế tác bằng kỹ thuật tương tự. Ngay cả logo và biểu tượng của các công ty và tổ chức doanh nghiệp cũng đã được chạm nổi bằng cách sử dụng kỹ thuật tương tự này.
Những chiếc đĩa mỹ nghệ Thanjavur được chạm nổi cẩn thận, các chi tiết đầy mỹ thuật. Chúng được làm với sự kết hợp của bạc và các vật liệu kim loại chuyên dụng khác, được sử dụng làm tranh treo tường, như là nghệ phẩm cuối cùng. Những chiếc đĩa mỹ nghệ này biểu trưng cho thời kỳ huy hoàng của vương triều Maratha. Đó là nghệ thuật khắc và chạm nổi các hình tượng nhỏ trên các tấm kim loại là một trong những hình thức nghệ thuật thủ công kim loại tinh xảo nhất. Những chiếc đĩa mỹ nghệ Thanjavur này được thiết kế với đồ án các vị thần trong thần thoại Hindu. Những chiếc đĩa mỹ nghệ Thanjavur này được sử dụng làm tặng phẩm của các công ty vì đây là một nghệ thuật truyền thống độc đáo, không chỉ đáp ứng thị hiếu nghệ thuật của người nhận mà còn hỗ trợ cho nghệ thuật truyền thống tồn tại!