Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
31/03/2023
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Con đường sự nghiệp
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+ trò chuyện
    • Who’s Who
    • Chia sẻ
    • Leader
    • Magazine
      • DNSGCT
      • Tạp chí Nội Thất
    • Infographic
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DoanhNhan+ chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Con đường sự nghiệp
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+ trò chuyện
    • Who’s Who
    • Chia sẻ
    • Leader
    • Magazine
      • DNSGCT
      • Tạp chí Nội Thất
    • Infographic
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DoanhNhan+ chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Nghệ thuật Hội họa

Họa sĩ Lê Văn Thìn và ‘Lắng’ để thoát thai

Đăng bởi Phạm Minh Quân
06/09/2022
Trong Hội họa
Họa sĩ Lê Văn Thìn và 'Lắng' để thoát thai - 5

Long Biên hồng, 120x120cm, sơn mài, 2022

Share on Facebook

Với việc hành nghiệp sơn mài kiên định gần 40 năm, có lẽ đối với nhiều người, họa sĩ Lê Văn Thìn đã đạt đến viên mãn. Song, đối với ông, sơn mài giống như hòn đá của Sisyphus hay Tinh Vệ lấp biển vậy, một lao động không ngơi nghỉ để truy tìm đột khởi, nhằm thoát khỏi những giới hạn, cho dù nhiều khi đó là những giới hạn bất khả.

Giới hạn của sơn mài?

Giới hạn luôn hiện hữu dưới lớp vỏ ngụy trang mang tên ảo tưởng về đỉnh cao hoàn kết. Trong tiếng Anh có một thuật ngữ gọi là plateau (nghĩa đen là cao nguyên), nhưng còn dùng để chỉ trạng thái một hiện tượng nào đó phát triển đạt đến trình độ nhất định và rồi ngưng kết.

Sơn mài, cũng trải qua quá trình vượt thoát từ mỹ nghệ để trở thành mỹ thuật, rời làng nghề thủ công để đến với môi trường hàn lâm, vốn có công không nhỏ của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (École Superieure des Beaux-Arts d’Indochine) với những con người của nó như Victor Tardieu, Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ, và đặc biệt là Joseph Inguimberty – người đã khích lệ nghệ thuật bản địa và chuyển hóa sơn ta vào hội họa. Song song với tiếp nhận kỹ thuật thực hành phương Tây hiện đại, các chất liệu truyền thống, như lụa, dó, sơn mài, được mở rộng và tích hợp. Mặt khác, bên cạnh tầng lớp thợ vẽ thuần túy thủ công và cổ truyền, là sự ra đời của họa sĩ, với sáng tạo nghệ thuật mang tính chất cá nhân cao.

Họa sĩ Lê Văn Thìn và 'Lắng' để thoát thai - 3
COVID, 120x120cm, sơn mài, 2022

Rồi câu chuyện về sau, hay một chương quan trọng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, đã diễn tiến như thế nào, hẳn ai cũng biết. Bản thân sự chuyển đổi của sơn mài từ truyền thống sang hiện đại, cũng đóng vai trò là một bước ngoặt quan trọng. Các họa sĩ có một kênh hài hòa để cất lên diễn ngôn sáng tạo cá nhân, đồng thời vẫn bảo lưu được tinh túy hồn cốt truyền thống văn hóa Việt. Có lẽ, chỉ mới đề cập đến những cái tên như Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Văn Tỵ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng,… thôi thì sơn mài đã để lại một hồi ức vàng son chói lọi, chứ chưa nói xác lập vị thế “quốc họa” của xứ Việt.

Sơn mài dường như đã đến độ mãn khai về cả hình thức lẫn nội dung. Làn sóng tìm về truyền thống chưa bao giờ thôi vỗ đập trong sơn mài, bất chấp có thể vấp phải nguy cơ quay trở về mỹ nghệ, và đương nhiên là trang trí bề mặt đơn thuần. Tuy nhiên, một khi trở thành chất liệu chủ đạo, thì sơn mài được quyền rời khỏi những motif cổ điển, để cởi mở đón nhận ngôn ngữ phi hình thể, ảo ảnh hỗn mang của hội họa trừu tượng. Họa phẩm và bảng màu phong phú ngày nay cũng góp phần mở rộng mặt bằng sân chơi trình hiện sơn mài.

Họa sĩ Lê Văn Thìn và 'Lắng' để thoát thai - 4
Long Biên ghi, 80x240cm, sơn mài, 2021

Mặc dù vậy, tự đỉnh cao của sơn mài cũng đặt ra những giới hạn của nó. Khi kỹ thuật, nội dung và hình thức hoàn kết, đồng nghĩa với việc tìm ra hướng đi mới, đột phá khẩu trở nên muôn trùng khó khăn. Còn đối với những người trẻ lập thân nghệ thuật, đòi hỏi thể lực và thời gian lao động của sơn mài (để có một bức tranh sơn mài hoàn hảo thì thời gian hoàn thiện là rất lâu), không lý tưởng khi so sánh với sơn dầu, bột màu, màu nước và thậm chí phương thức đa phương tiện của nghệ thuật đương đại, đấy là chưa nói đến hiệu quả kinh tế để duy trì dấn thân.

“Lắng”

Là người sáng tác và giảng dạy có thâm niên, họa sĩ Lê Văn Thìn hiểu rõ hơn hết những giới hạn của thực hành sơn mài, của con đường chưa bao giờ thấy hoa hồng trải thay chông gai. Rồi một khi tưởng như đã nắm vững và thành thạo kỹ thuật lẫn quy trình, thì lại trập trùng hiện ra những lối mòn về mặt tư duy sáng tạo và thể hiện tư tưởng.

Họa sĩ Lê Văn Thìn và 'Lắng' để thoát thai - 1
Chân dung họa sĩ Lê Văn Thìn

Trong một lần cùng đến thăm mới đây, họa sĩ Trịnh Minh Sơn đùa vui rằng Lê Văn Thìn là một người “ưa” không gian chật hẹp. Từ cư ngụ cho tới vẽ, ông đều thao tác trong một không gian hẹp. Có phải họa sĩ là người có tài xoay xở chăng? Và có lẽ chính sự “giỏi xoay xở” này đã vô tình giúp ông tìm ra phát kiến mới.

Một điều ngạc nhiên, là đối với những bức sơn mài vạm vỡ khổ lớn đáng lẽ cần phải dụng đến sức vóc, thì ông một mình xử lý hầu hết mọi công đoạn. Trước đây, khi đến thưởng lãm triển lãm Du & Dội của ông (cùng họa sĩ Ngô Xuân Bính) vào năm 2017, người viết đã mường tượng hẳn họa sĩ phải có một ê kíp phụ tá giúp việc hùng hậu lắm.

Bất ngờ hơn nữa, khi còn được “phụ” ông khiêng ra hơn chục tác phẩm đang hoàn thiện chuẩn bị cho triển lãm sắp tới. Lắng là nhan đề của triển lãm cá nhân của họa sĩ Lê Văn Thìn vào trung tuần tháng 9 tới đây, tại Art Space Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Mỹ thuật 42 Yết Kiêu, Hà Nội, gồm 25 tác phẩm mới được trình làng.

Tên gọi Lắng có một ý nghĩa kép. “Lắng” ở đây, theo họa sĩ bộc bạch, vừa là lắng đọng, cũng vừa là lắng nghe. Quả thực, chỉ thoạt nhìn qua, và liên hệ với các lần triển lãm trước, thì ở triển lãm đứng độc lập lần này là những tác phẩm mang tính ưu tư và đa mang nhất của Lê Văn Thìn. Không còn là những bức tranh đề tài “tĩnh,” gợi mỹ cảm về cái đẹp hữu tình như phong cảnh, phụ nữ, hoa, hay cổ điển như motif loài vật thần thoại, dân gian như rồng, phượng… đã rất quen thuộc trong tranh sơn mài nói chung. Thay vào đó, là những ấn tượng sống động, va đập vào thị giác người xem, thậm chí gây ám ảnh.

Họa sĩ Lê Văn Thìn và 'Lắng' để thoát thai - 5
Long Biên hồng, 120x120cm, sơn mài, 2022

Lê Văn Thìn không vẽ những gì ông đơn thuần thấy. Chúng là những hình ảnh có thực, nhưng được họa sĩ chuyển dụng[1] vào hội họa, thông qua ngôn ngữ sơn mài. Những hình ảnh này, trải qua bộ lọc suy niệm của họa sĩ, ngưng tụ và lắng đọng, trở nên chín muồi, “ngấu” với biểu năng diệu kỳ. Một “em bé napalm” được đốt sáng bằng màu sắc bạo liệt với biểu cảm được khuếch đại, cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh.

Và còn cả những hệ quả hậu chiến tranh nữa. Trong một bức tranh mô tả hình ảnh chín bộ bát đĩa xếp tròn trên mâm quanh một bát hương nghi ngút, giữa khói hương ẩn hiện gương mặt người mẹ già. Tính ẩn dụ hai mặt thể hiện ở đây, nếu ai chưa được thấy bức ảnh chụp Mẹ Thứ[2] nhiều khả năng sẽ diễn giải hình ảnh người mẹ chập chờn ẩn hiện là một vong linh được phụng thờ, còn nếu đã từng thấy bức ảnh, sẽ hiểu được ý nghĩa bi kịch chiến tranh họa sĩ muốn ám chỉ đến. Cách đánh mảng màu của Lê Văn Thìn càng khiến cho hiệu ứng trở nên ngoạn mục.

Một “tiếng thét” Chử Đồng Tử theo kiểu Edvard Munch trước thân thể phồn thực nõn nà của Tiên Dung, phía xa xa là cầu Long Biên, hay nhà thờ đổ Hải Lý, Nam Định trước sự xâm thực của những cơn sóng lừng (đâu đó phảng phất bức tranh Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa nổi tiếng của Hokusai), chỉ là một vài ví dụ cho sự thể nghiệm chuyển dụng của họa sĩ Lê Văn Thìn.

Họa sĩ Lê Văn Thìn và 'Lắng' để thoát thai - 6
Tiếng hét, 120x120cm, sơn mài, 2020

…để rồi thoát thai

Các tác phẩm của Lắng không chỉ cho thấy sự thành thạo đương nhiên của Lê Văn Thìn với sơn mài, mà còn đánh dấu sự nhuần nhuyễn của ông với sơn mài tổng hợp, một chất liệu được ông cùng họa sĩ Ngô Xuân Bính theo đuổi, và thậm chí khiến cả hai trở thành tâm điểm chú ý của làng sơn mài truyền thống.

Sơn mài tổng hợp của Lê Văn Thìn là một sự kết hợp giữa sơn mài với đa chất liệu như sơn acrylic, sơn dầu, bột màu… nhưng quan trọng nhất là sự kết dính màu nhiệm thông qua epoxy. Thoạt đầu, đây là một phát hiện mang tính chất “sự cố,” khi người họa sĩ vốn nổi tiếng cẩn thận và kỹ tính tìm cách khắc phục sai sót bức tranh của mình. Nhưng rồi, giải pháp tình thế hóa ra lại trở thành một phát minh cải tiến, khi họa sĩ phát hiện ra nó chế ngự được những hạn chế cố hữu của sơn mài, chẳng hạn như cháy bạc, một mặt lại bảo vệ được bề mặt, bảo lưu được màu sắc lẫn nguyên tắc “phẳng-nhẵn” của sơn mài, và sau đó quyết định biến epoxy thành một thành tố trong tác phẩm của mình. Tuy vậy, cũng không thể tránh khỏi những ý kiến cho rằng đây là một sự vi phạm sơn mài truyền thống.

Họa sĩ Lê Văn Thìn và 'Lắng' để thoát thai - 2
Lòng mẹ, 120x120cm, sơn mài, 2020

Thực ra, chuyện ứng dụng epoxy trong nghệ thuật trên thế giới trước nay đã có, như hòa epoxy lẫn bột màu rồi đổ từng lớp lên nhau để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Hoặc ở Thái Lan gần đây họ đã tạo ra những bức tranh sơn mài ba chiều bằng việc kết hợp phương pháp vẽ truyền thống với keo epoxy[3].

So với tranh sơn mài truyền thống, tranh sơn mài ba chiều tạo ra chiều sâu và những họa tiết chồng lấn nhau, các chi tiết không bị hòa vào họa tiết xung quanh và có thể được nhìn thấy rõ ràng. Và một điểm chung của việc ứng dụng epoxy là bề mặt tranh cực kỳ bền và có độ bóng, giảm thiểu tối đa những dấu vết không mong muốn.

Họa sĩ Lê Văn Thìn và 'Lắng' để thoát thai - 7
Tình yêu ghi, 80x120cm, sơn mài, 2021

Bản thân Lê Văn Thìn cũng thẳng thắn thừa nhận, điều duy nhất còn sót lại của sơn mài truyền thống trong tạo tác mới của ông là “vẽ ngược,” mài lên để thấy hình, tương phản với kiểu “vẽ xuôi” của sơn dầu. Nói về chuyện cẩn thận và kỹ tính, cả quá trình vẽ tranh của Lê Văn Thìn là một phương pháp thử và sai, cho phép mình sai để có thể vin vào trực giác, và tận hưởng thành quả đến từ diễn tiến bất khả đoán định của màu sắc và hình khối.

Ông triển khai dựa trên một phác thảo cho trước, nhưng rồi đến khi cảm giác nó không còn giống như ý tưởng ban đầu hay trở nên bế tắc, ông lại để tự vô thức mặc sức phóng túng phát triển, trước khi một lần nữa dùng hữu thức chế ngự để sửa chữa lại cho vừa ý. Epoxy, bởi thế, là một “phụ tá” đắc lực của ông trong quá trình sáng tạo này.

Họa sĩ Lê Văn Thìn và 'Lắng' để thoát thai - 8
Tình yêu màu hồng, 120x120cm, sơn mài, 2022

Nếu dùng truyền thống và hiện đại để làm căn cứ xét đoán, thì lần này Lê Văn Thìn “đi bộ trên dây”. Bởi, nói vui thì sơn mài của ông, nếu dựa trên tiêu chí hà khắc của sơn mài truyền thống, đã không còn là sơn mài. Tuy nhiên, trong sự “lắng” để thoát thai này, ta thấy hơi thở của một con rồng đương đại.

Họa sĩ Lê Văn Thìn sinh năm 1952

Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật năm 1981.

Giảng viên khoa Tạo dáng Công nghiệp, Viện Đại học Mở Hà Nội.

Các triển lãm đã tham dự: Triển lãm mỹ thuật châu Á Philip Morris (1988, 1999, 2000), triển lãm nghệ thuật quốc tế tại Paris (2005), Bắc Kinh (2010), Seoul (2015), triển lãm Giao cảm (cùng Triệu Khắc Lễ, 2013), Yêu (cùng Trần Ngọc Hưng, 2016), Du & Dội (cùng Ngô Xuân Bính, 2017), Niệm (cùng Ngô Xuân Bính, Đặng Tin Tưởng, Đào Trọng Cường, 2019), Lắng (2022).

Ngoài ra có tranh trong các bộ sưu tập tại Anh, Pháp, Mỹ, Hồng Kong, Trung Quốc, Nhật Bản v.v…

[1] Chuyển dụng (appropriation) hay nghệ thuật chuyển dụng (appropriation art) ở đây không có nghĩa là vay mượn và sao chép. Đó là sự sử dụng, hay đúng hơn, trưng dụng các yếu tố vay mượn để sáng tạo ra tác phẩm mới. Ví dụ đặt một hình ảnh quen thuộc vào một bối cảnh khác, thay đổi trải nghiệm và nhận thức của người xem về nó hoàn toàn. Hãy nhìn cách Marcel Duchamp làm với các đồ vật và tác phẩm Mona Lisa.
[2] Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, người có 9 người con trai hy sinh trong chiến tranh giành độc lập.
[3] Narit Vadhanabhu (2021), The Creation of Three-Dimensional Thai Lacquer Work from Epoxy Resin with Drawing Techniques, PalArch’s Journal of Archaeology of Egypt/Egyptology 18 (17), 513-523. Tác giả cho rằng sử dụng epoxy trong hội họa có thể tạo ra những phong cách mới khác biệt với phong cách truyền thống, và do đó, biến tác phẩm nghệ thuật trở nên đương đại hơn.
  • Xem thêm: Pho tượng cứu được từ đống củi đun bánh chưng
Nguồn Người đô thị Online
Từ khoá: Họa sĩ Lê Văn Thìnsơn màiTranh sơn màitriển lãm cá nhân
Bài trước đó

Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm

Bài kế tiếp

Khởi động chương trình “Toyota chung tay xanh hóa học đường” năm 2022

Bạn có thể quan tâm

Nguyễn Mạnh Đức và cuộc hành hương trở về cái Tôi - 4
Hội họa

Nguyễn Mạnh Đức và cuộc hành hương trở về cái Tôi

19/03/2023
Thầy Rô - 6
Hội họa

Thầy Rô

24/01/2023
Hoạ sĩ Ngô Thanh Hùng và thử nghiệm chất liệu mài đặc biệt - 4
Hội họa

Họa sĩ Ngô Thanh Hùng và thử nghiệm chất liệu mài đặc biệt

29/11/2022
Họa sĩ Hom Nguyễn gặp gỡ người yêu nghệ thuật trong nước - 1
Hội họa

Họa sĩ Hom Nguyễn gặp gỡ người yêu nghệ thuật trong nước

25/10/2022
Khiêu vũ tới trập trùng của Đoàn Quỳnh Như - 1
Hội họa

Khiêu vũ tới trập trùng của Đoàn Quỳnh Như

08/08/2022
Triển lãm cá nhân “Khiêu Vũ Tới Trập Trùng – Dancing Through Dreamscape” của nghệ sĩ Đoàn Quỳnh Như
Hội họa

Triển lãm cá nhân “Khiêu Vũ Tới Trập Trùng – Dancing Through Dreamscape” của nghệ sĩ Đoàn Quỳnh Như

01/08/2022
“Tác phẩm nghệ thuật trong không gian kiến trúc và nội thất”: Mối quan hệ cộng sinh
Hội họa

“Tác phẩm nghệ thuật trong không gian kiến trúc và nội thất”: Mối quan hệ cộng sinh

31/07/2022
Họa sĩ Vũ Anh: Khác mình và khác người - 1
Hội họa

Họa sĩ Vũ Anh: Khác mình và khác người

16/06/2022
‘Ký mộng’ - sách tranh thơ Nguyễn Du qua nét vẽ minh họa của họa sĩ trẻ - 4
Hội họa

‘Ký mộng’ – sách tranh thơ Nguyễn Du qua nét vẽ minh họa của họa sĩ trẻ

15/06/2022
Xem thêm
Bài kế tiếp
Khởi động chương trình “Toyota chung tay xanh hóa học đường” năm 2022

Khởi động chương trình “Toyota chung tay xanh hóa học đường” năm 2022

MỚICẬP NHẬT

Xiaomi ra mắt dòng Redmi Note 12, cùng MONO truyền cảm hứng “Sống Bật Chất” - 2
Điện thoại

Xiaomi ra mắt dòng Redmi Note 12, cùng MONO truyền cảm hứng “Sống Bật Chất”

31/03/2023

Dòng Redmi Note 12 tiếp tục mang đến các tính năng vượt trội trong phân khúc smartphone tầm trung, tái...

Xem thêm
Gỗ An Cường đã chính thức có mặt tại TP. Phủ Lý - Hà Nam

Gỗ An Cường đã chính thức có mặt tại TP. Phủ Lý – Hà Nam

31/03/2023
TDCX mở văn phòng tại Việt Nam, mở rộng mạng lưới hỗ trợ khách hàng ngành game - 3

TDCX mở văn phòng tại Việt Nam, mở rộng mạng lưới hỗ trợ khách hàng ngành game

31/03/2023
Phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Tâm Anh - 1

Phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Tâm Anh

31/03/2023
Khai trương showroom hợp tác Gỗ An Cường - Seiko Vina tại TP. Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

Khai trương showroom hợp tác Gỗ An Cường – Seiko Vina tại TP. Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc

31/03/2023

NỔI BẬT

  • 12 kiểu ôm khác nhau và ý nghĩa 13

    12 kiểu ôm khác nhau và ý nghĩa

    1114 chia sẻ
    Chia sẻ 446 Tweet 279
  • Nguyễn Tuyết Mai: Làm vì đam mê bao giờ cũng hiệu quả hơn làm vì tiền

    345 chia sẻ
    Chia sẻ 138 Tweet 86
  • Những điều thú vị về nhóm người thuận cả hai tay

    735 chia sẻ
    Chia sẻ 294 Tweet 184
  • Những công trình Phật giáo nổi tiếng

    490 chia sẻ
    Chia sẻ 196 Tweet 123
  • Tình dục quan trọng như thế nào đối với đàn ông

    445 chia sẻ
    Chia sẻ 178 Tweet 111
Facebook Youtube Instagram Pinterest
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Con đường sự nghiệp
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+ trò chuyện
    • Who’s Who
    • Chia sẻ
    • Leader
    • Magazine
      • DNSGCT
      • Tạp chí Nội Thất
    • Infographic
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DoanhNhan+ chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.