Có những vấn đề sức khỏe mà hầu hết mọi người không muốn nhắc đến – thậm chí trong phòng khám. “Tôi nghe những câu hỏi ngại ngùng suốt ngày”, Lauren Streicher, bác sĩ y khoa, giáo sư sản khoa và phụ khoa tại Đại học Northwestern và tác giả của Sex Rx nói. “Trả lời những câu hỏi này là công việc của tôi; vì vậy, tôi có thể giúp bệnh nhân tìm ra một giải pháp và cảm thấy tốt hơn”. Không có chủ đề nào bị cấm đoán khi nói đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Dưới đây là 6 triệu chứng đặc biệt nhức nhối khi được nhắc đến.
Núm vú tiết sữa
“Điều đó có thể có nghĩa là tuyến yên tiết đang dư thừa prolactin, một loại hormone kích thích tuyến vú sản xuất sữa. Giả sử bạn không trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú, bạn có thể mắc phải một tình trạng gọi là bệnh cường prolactine” – bác sĩ chuyên khoa nội tiết Shlomo Melmed, trưởng khoa Hệ thống y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles cho biết. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, vô sinh và nguy cơ loãng xương.
Điều trị: Bác sĩ của bạn có thể kiểm tra tuyến giáp (một tuyến giáp hoạt động kém có thể dẫn đến việc sản xuất prolactin quá mức). Họ cũng có thể kiểm tra prolactinoma, một khối u lành tính trên tuyến yên. “Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng dễ điều trị bằng thuốc”, Tiến sĩ Melmed nói.
Có thể, tuyến mồ hôi của bạn đang phản ứng thái quá với các kích thích (nhiệt, kích thích tố, cảm xúc) và “luôn trong chế độ ‘on'” – David Pariser, bác sĩ da liễu tại Trường Y Virginia nói. Tình trạng đổ mồ hôi quá mức, hay còn gọi là hyperhidrosis, thưởng gặp ở người trưởng thành, thường là một tác dụng phụ của một loại thuốc theo toa hoặc là triệu chứng của bệnh khác, từ nhiễm trùng đến bệnh tiểu đường.
Điều trị: Không phải chỉ đơn giản uống một toa thuốc điều trị chống đổ mồ hôi nhiều. Bác sĩ còn cần khám và điều trị các vấn đề tiềm ẩn. Hãy nói với họ về mọi loại thuốc mà bạn đang dùng. Ngay cả các chất bổ sung như kẽm và sắt có thể làm cho đổ mồ hôi nhiều.
Đổ mồ hôi ướt đẫm áo mỗi ngày
Có thể, tuyến mồ hôi của bạn đang phản ứng thái quá với các kích thích (nhiệt, kích thích tố, cảm xúc) và “luôn trong chế độ ‘on'” – David Pariser, bác sĩ da liễu tại Trường Y Virginia nói. Tình trạng đổ mồ hôi quá mức, hay còn gọi là hyperhidrosis, thưởng gặp ở người trưởng thành, thường là một tác dụng phụ của một loại thuốc theo toa hoặc là triệu chứng của bệnh khác, từ nhiễm trùng đến bệnh tiểu đường.
Điều trị: Không phải chỉ đơn giản uống một toa thuốc điều trị chống đổ mồ hôi nhiều. Bác sĩ còn cần khám và điều trị các vấn đề tiềm ẩn. Hãy nói với họ về mọi loại thuốc mà bạn đang dùng. Ngay cả các chất bổ sung như kẽm và sắt có thể làm cho đổ mồ hôi nhiều.
Không hứng thú với tình dục
Bác sĩ Streicher nói: “Ham muốn tình dục (libido) rất phức tạp vì nó thuộc về thể chất lẫn tâm lý”. Nhiều phụ nữ có mức độ ham muốn tình dục thấp trong quá trình tiền mãn kinh, do ảnh hưởng của việc giảm nồng độ estrogen (bao gồm khô âm đạo) làm giảm ham muốn. Nhưng trầm cảm cũng là một nguyên nhân phổ biến. “Dopamine cần thiết cho những cảm xúc ham muốn. Thường thì khi bạn chán nản, mức dopamine giảm”, bác sĩ Streicher giải thích. “Nhiều bệnh nhân của tôi không biết điều này”. Tồi tệ hơn, một số thuốc chống trầm cảm dập tắt ham muốn tình dục – 2 tình trạng xấu xảy ra cùng lúc với tinh thần lạc quan của bạn.
Điều trị: Khi bác sĩ phụ khoa hỏi bạn cảm thấynhư thế nào, họ cần phải biết sự thật. Trầm cảm lâm sàng không có nghĩa là bạn cảm thấy uể oải không muốn rời khỏi giường. Một số bệnh nhân bị đau nhức, khó ngủ hoặc có các vấn đề về tiêu hóa mà không trải qua cảm giác buồn bã hay tuyệt vọng. Nếu bác sĩ biết được bạn đang ở trong một giai đoạn khó khăn, họ có thể giúp bạn tìm được cách điều trị tốt nhất, có thể là những cuộc trò chuyện trị liệu hoặc một loại thuốc không có tác dụng phụ về tình dục.
Bị đau khi đi đại tiểu vì vậy bạn tránh nó
Bạn có trĩ sưng hoặc các vết xước nhỏ trong hậu môn được gọi là khe nứt. Khi chất thải từ từ di chuyển qua đường tiêu hóa, đại tràng hấp thu nước quá nhiều, làm cho phân cứng và khô. Việc gắng sức trong nhà vệ sinh có thể dẫn đến chấn thương mô và “cơn đau đớn có thể khiến bạn tránh né việc đi vệ sinh, việc này chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn”, Robynne Chutkan, bác sĩ khoa tiêu hoá ở Chevy Chase, và là tác giả của Gutbliss cho biết. Một khả năng khác: nếu cơn đau này đi kèm với đau lưng, đau vùng chậu, hoặc thời kỳ kinh nguyệt kéo dài, có thể là dấu hiệu u xơ tử cung, u lành tính đang gây áp lực lên trực tràng khi bạn đi vệ sinh.
Điều trị: Bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần? Hãy uống nhiều nước, tập thể dục, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và uống một muỗng canh thuốc bổ sung chất xơ như Metamucil mỗi ngày. Những biện pháp đơn giản này sẽ giúp bạn đi đại tiện đều đặn trở lại và tạo cơ hội chữa lành bệnh trĩ và các vết nứt. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn bị đau hoặc nhìn thấy vết máu, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một loại kem hoặc thuốc mỡ.
Hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ bạn mắc u xơ tử cung. Có nhiều cách điều trị để lựa chọn, bao gồm thuốc, siêu âm và phẫu thuật.
Vùng kín có mùi kỳ lạ
“Có thể độ pH của âm đạo quá cao, khiến vi khuẩn ‘xấu’ sinh sôi nảy nở”, Tiến sĩ Streicher giải thích. Thuật ngữ y học gọi là “viêm âm đạo do vi khuẩn” và nó xảy ra khi môi trường âm đạo ít tính acid hơn vì bất cứ điều gì chẳng hạn như tinh dịch, máu kinh nguyệt và những lần thụt rửa. Bị rát và ngứa là những triệu chứng khác.
Điều trị: Bạn nên kể về mùi cho bác sĩ phụ khoa. Nó sẽ giúp họ loại trừ các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và nhiễm trùng men nấm âm đạo (kết hợp với việc chảy mủ không mùi). Bác sĩ có thể cho dùng một loại gel bôi âm đạo hoặc thuốc kháng sinh.
- Xem thêm: 3 câu hỏi đáp y học thiết thực
Bị đau khi quan hệ
“Điều đó có thể có nghĩa là cơ thể bạn không sản xuất đủ chất bôi trơn và không có gì làm tụt cảm xúc nhanh hơn là có quá nhiều va chạm. Nếu điều đó chỉ xảy ra một lần thì không có gì để lo lắng; căng thẳng hoặc màn dạo đầu vội vã có thể chưa đủ khiến bạn kích thích. Nhưng nếu quan hệ tình dục bắt đầu trở thành cực hình, bạn có thể đổ lỗi cho sự sụt giảm estrogen”, bác sĩ Streicher nói.
Điều này thường xảy ra sau khi sinh con, trong thời gian cho con bú và trong thời kỳ mãn kinh – mặc dù một số loại thuốc, kể cả thuốc kháng histamin và một số thuốc tránh thai, có thể gây tác dụng tương tự. Dung dịch ngâm rửa phụ khoa khiến cho mô âm đạo mỏng và khô, do đó gây rát và đau đớn.
Điều trị: “Một chất bôi trơn tốt có thể tạo nên điều kỳ diệu”, Tiến sĩ Streicher nói. Bà khuyến cáo các sản phẩm có gốc silicon; chất bôi trơn dạng nước ít trơn.
Nếu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể đề nghị điều trị estrogen âm đạo (cả dùng kem và uống thuốc) hoặc Replens, một loại kem dưỡng ẩm âm đạo mà bạn có thể mua tại các quầythuốc.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau sâu hơn và dữ dội hơn ở các vị trí nhất định, nó có thể là một dấu hiệu cho vấn đề ở những chỗ khác trong vùng xương chậu, chẳng hạn như u nội mạc tử cung (endometriosis – khi mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung), hoặc thậm chí là hội chứng kích thích ruột.