Thống kê năm 2013 cho thấy Nhật Bản có 61 triệu ngôi nhà nhưng chỉ có 52 triệu hộ gia đình, dư 9 triệu nhà, và còn dư nữa.
Dân số Nhật Bản đang giảm và theo dự báo của của Viện Dân số và An sinh xã hội quốc gia (NPSS), năm 2065, nước Nhật chỉ còn 88 triệu người sinh sống so với 127 triệu hiện nay.
Người Nhật còn có tâm lý chuộng nhà mới xây hơn nhà cũ chất lượng kém. Điều đó có nghĩa là tình trạng dư thừa chỗ ở còn tệ hơn nữa. Nước Nhật có quá nhiều ngôi nhà không người ở và chính phủ đang vất vả giải quyết vấn đề này.
Ám ảnh của nông thôn Nhật Bản
Cách nay bốn năm, vợ chồng Naoko và Takayuki Ida được cho không một ngôi nhà hai tầng nằm trong những lùm cây bên con đường nông thôn lộng gió tại thị trấn nhỏ Okutama thuộc tỉnh Tokyo, nơi thành phố Tokyo là thủ phủ.
Trước khi chuyển vào sống tại ngôi nhà này, họ và ba đứa con, hai ở lứa tuổi teen và một 5 tuổi sống chung với cha mẹ của Naoko trong một ngôi nhà chật hẹp.
“Chúng tôi phải tân trang lại ngôi nhà cũ nhưng rất vui mừng khi được sống tại vùng nông thôn như tâm nguyện với mảnh vườn lớn sau nhà” – Naoko, 45 tuổi, bộc bạch.
Để có thể trụ lâu dài ở đây, chị đã biến ngôi nhà cổ 100 năm tuổi thành quán cà phê khai trương vào tháng 9-2017.
May mắn, quán cà phê là điểm ghé lại thường xuyên của những người đi dã ngoại bằng xe hai bánh. Không khí ấm cúng, cà phê ngon và chủ quán thân thiện nên ít khi vắng khách.
“Cho không, biếu không một ngôi nhà thoạt nghe có vẻ trò đùa, nhưng đây là thực tế khi nước Nhật phải đối mặt với một hiện tượng bất thường về địa ốc: có nhiều nhà hơn số hộ gia đình!
Thống kê năm 2013 do Japan Policy Forum thực hiện cho thấy Nhật Bản có 61 triệu ngôi nhà, nhưng chỉ có 52 triệu hộ gia đình, dư 9 triệu ngôi nhà, và còn dư nữa.
Dân số Nhật Bản đang giảm và theo dự báo của của Viện Dân số và An sinh xã hội quốc gia (NPSS), năm 2065, nước Nhật chỉ còn 88 triệu người sinh sống so với 127 triệu hiện nay.
Điều đó có nghĩa là tình trạng dư thừa chỗ ở còn tệ hơn nữa. Khi giới trẻ bỏ nông thôn lên thành thị kiếm sống, nhiều vùng nông thôn Nhật Bản xuất hiện vô số nhà không người ở và có từ “akiya” (nhà ma) để gọi chúng. Hiện nhà ma đã trở thành nỗi ám ảnh của nông thôn Nhật Bản.
- Xem thêm: Nhật Bản điêu đứng với bài toán lao động
Tiên đoán đến năm 2040, sẽ có khoảng 900 ngôi làng và thị trấn khắp nước Nhật sẽ chỉ còn nhà chứ không còn người! Chúng sẽ trở thành các thị trấn ma và làng ma. Okutama là một thị trấn như thế.
“Năm 2014, chúng tôi phát hiện ra dân số Okutama giảm rất nhanh và số ngôi nhà ma cũng tăng mạnh. Cứ đà này một trong ba thị trấn ngoại ô Tokyo sẽ biến mất vào năm 2040 – Kazutaka Niijima, viên chức thuộc cơ quan Okutama Youth Revitalization (OYR) được chính phủ lập ra để phục hồi dân số cho thị trấn nói – Giao những ngôi nhà bỏ không cho người cần là một trong những phương cách tốt nhất để hồi sinh thị trấn”.
Okutama chỉ cách trung tâm Tokyo có 2 giờ xe lửa về hướng tây nhưng nhà ga luôn vắng khách. Thập niên 1960, dân số thị trấn lên đến hơn 13.000 sống nhờ ngành kinh doanh gỗ xẻ rất phát đạt.
Nhưng sau ngày chính phủ Nhật áp dụng chính sách nhập khẩu gỗ thoáng hơn, kỹ nghệ gỗ địa phương mai một dần.
Giới trẻ lên Tokyo làm việc. Đến thập niên 1990, lực lượng lao động trẻ gần như mất hết. Hệ quả: Okutama chỉ còn khoảng 5.200 người, đa số là hưu trí và già.
Sáng kiến “ngân hàng nhà ma”
Năm 2014, chính quyền thành lập “ngân hàng nhà ma” (akiya bank) để tìm người mua (hay người nhận) những ngôi nhà để không hoặc chỉ có người già ở.
Nay, mô hình này đã lan rộng khắp nước Nhật, dù mỗi nơi làm mỗi khác. Có nơi bán nhà ma thu được ít tiền, có nơi biếu không cũng chẳng ai nhận!
Okutama chia sẻ kinh phí sửa nhà với người mua và khuyến khích những ai có nhà để không bán lại cho ngân hàng với giá 8.820/100m2 (1,076 ft2).
Ngân hàng ra điều kiện người được cho nhà và được cấp tiền sửa chữa nhà phải dưới 40 tuổi hoặc là vợ chồng có một con dưới 18 và vợ (hay chồng) phải dưới 50.
Những người xin nhà cũng phải cam kết sống thường trú tại thị trấn và giúp nâng cấp những ngôi nhà “second-hand” khi đã có thu nhập từ hoạt động kinh doanh trong ngôi nhà được cho.
Tuy nhiên, tại một đất nước mà đa số người dân đều muốn xây nhà mới thì việc cho thành công ngôi nhà cũ cũng không hề dễ dàng.
Niijima dẫn khách vào một ngôi nhà mái xanh tường trắng giống chiếc hộp xây dựng cách nay 33 năm nhưng bỏ trống.
Nhìn bên ngoài có vẻ còn chắc chắn nhưng bước vào bên trong nồng mùi ẩm mốc chứng tỏ đã lâu không có người ở.
Nhà bếp phải làm lại hoàn toàn và sàn lát thảm rách tả tơi. Ngôi nhà thích hợp với những người thích cuộc sống hoang dã” – Niijima cười nói.
Có 3.000 ngôi nhà Okutama, trong đó 400 nhà không có người ở. Chỉ phân nửa số này có thể phục hồi được.
Phần còn lại quá rệu rã hoặc nằm tại những nơi đất dễ bị chuồi khi lũ lụt. Trong thế kỷ 20, nước Nhật trải qua hai đợt biến động dân số lớn. Đợt đầu xảy ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, đợt 2 khi kinh tế bùng nổ vào thập niên 1980.
Cả hai đợt biến động đã tạo ra sự khan hiếm nhà ở dẫn đến xây dựng hàng loạt với các tòa nhà cao tầng mọc lên cấp tập tại các thành phố lớn và đô thị đông dân.
“Trong cuộc đua cung cầu quyết liệt đã xuất hiện nhiều ngôi nhà chất lượng kém không trụ lại được với thời gian – Hidetaka Yoneyama, chuyên viên tại Viện nghiên cứu Fujitsu (FRI) nhận định – Hệ quả là 85% người Nhật không chọn mua nhà xây dựng trong 2 đợt bùng nổ này mà chọn mua nhà mới”.
Hệ quả của việc đuổi theo số lượng, xem nhẹ chất lượng
Luật lệ và các quy chuẩn về xây dựng của Nhật Bản là một vấn đề khác. Năm 2015, chính phủ Nhật thông qua luật trừng phạt những người để nhà trống để buộc người dân phá nhà cũ hoặc tân trang lại ngôi nhà của họ.
“Tuy nhiên, thuế đánh vào những diện tích không còn nhà lại cao hơn diện tích còn nhà để trống (!) nên nhiều chủ nhà ma quyết định cứ để yên vị như thế” – chuyên viên địa ốc Toshihiko Yamamoto nói. Bất cập của luật thuế khiến chính sách về nhà hoang bị phá sản.
“Ngoài ra, các quy định về quy hoạch đô thị cũng yếu tại Nhật dẫn đến việc các công ty xây dựng nhà tiếp tục xây thêm nhà mới bất chấp thặng dư.
Họ làm thế để đáp ứng tâm lý của đa số người Nhật: nhà cũ… không phải là nhà, nên nếu trừ số nhà cũ ra, cung vẫn thấp hơn cầu!” – Chie Nozawa, giáo sư kiến trúc tại Đại học Toyo ở Tokyo nói.
Quay lại thị trấn Okutama, Niijima cho biết chỉ tìm được chủ nhân mới cho chín ngôi nhà hoang từ khi được giao nhiệm vụ.
“Có người đến từ New York và Trung Quốc, vì kế hoạch giải phóng nhà ma áp dụng cho cả người nước ngoài” – ông nói. Đó là trường hợp của đôi vợ chồng Nhật-Philippines Rosalie và Toshiuki Imabayashi từ trung tâm Tokyo sẽ chuyển về Okutama vào đầu năm 2019 với sáu đứa con.
“Gia đình tôi sống quá chật chội tại Tokyo. Okutama cùng chung tỉnh với thủ đô nhưng vây quanh là cảnh quan thiên nhiên rất thi vị” – Rosalie nói. Jeffrey Hou, giáo sư kiến trúc tại Đại học Washington nhận định “Đối với những cư dân mới, chỉ cho nhà là chưa đủ nếu họ không thể kiếm sống tại một nơi thưa thớt có rất ít cơ hội làm ăn như Okutama.
Ngoài ra, việc giúp người mới hòa đồng với cư dân cũ không hề đơn giản. Nếu không có thu nhập và thiếu thân thiện họ sẽ lại ra đi. Thành công của người đến trước sẽ lôi kéo thêm người khác. Đây là bài toán mà chính quyền các thị trấn ma cần giải quyết”. Kinh nghiệm có thể nhìn từ thị trấn Kamiyama ở phía nam Nhật Bản.
Kamiyama đã tăng được dân số từ năm 2011 sau khi có một số công ty công nghệ thông tin thành lập chi nhánh tại đây và chuyển các công nhân viên từ thành phố về làm việc.
Trở lại câu chuyện của vợ chồng Ida. Có chứng chỉ chăm sóc người già, Naoko Ida biết mình có cơ hội mới tại Okutama.
Tuy nhiên đến tháng 9-2017 chị quyết định chuyển hướng công việc, biến ngôi nhà cổ (kominka) trên 100 tuổi thành quán cà phê vệ đường phục vụ những người dã ngoại và đi xe hai bánh.
“Địa điểm này là rất đẹp, vấn đề là chúng ta phải biết cách tận dụng nó – Naoko nói khi ngồi trong quán cà phê được trang trí bằng những sản phẩm địa phương đậm tính dân gian – Có nhiều người Nhật hoài cổ và thích không khí nông thôn, nhưng vì lý do này hay lý do khác, họ không thể dọn đến đây”.
Gần quán cà phê có một ngôi nhà bỏ hoang và một ngôi nhà chỉ có một bà già sinh sống. Trước khi gia đình Ida đến, bày khỉ thường phá phách vườn rau của bà cụ nhưng nay chúng không phá nữa do số người lai vãng đông hơn.
Trong khi Naoko muốn sống lâu dài tại Okutama, chị lắc đầu khi được hỏi về suy nghĩ của những đứa con. “Chúng không thấy có tương lai ở đây. Con gái lớn của tôi cho biết sẽ sớm thuê một chỗ ở trong thành phố thay vì tiếp tục sống ở thị trấn”.