Hạnh phúc là gì? Khó có thể có một định nghĩa cụ thể về hạnh phúc. Hạnh phúc là vô hình và không thể cầm nắm được. Làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy nó và giữ nó bên mình? Các nhà tâm lý học tại Đại học California đã khám phá ra một số điều thú vị về hạnh phúc có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Tiến sĩ Sonja Lyubomirsky là một giáo sư tâm lý học, người được mệnh danh là “Nữ hoàng hạnh phúc”. Cô bắt đầu nghiên cứu về hạnh phúc khi vừa tốt nghiệp và đến nay vẫn tiếp tục nghiên cứu của mình. Một trong những khám phá chính của cô ấy là tất cả chúng ta đều có một “điểm hạnh phúc”.
Lyubomirsky và các đồng nghiệp đã tìm ra rằng yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng khoảng 50% hạnh phúc của chúng ta, hoàn cảnh cuộc sống chiếm khoảng 10%, và 40% là hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta. Phần lớn hạnh phúc mà bạn có được hình thành bởi thói quen, thái độ và quan điểm của bạn về cuộc sống.
- Xem thêm: Từ bỏ những thói quen tiêu cực
Hạnh phúc do mình nắm giữ. Ngay cả khi bạn đạt được một cái gì đó tuyệt vời, niềm vui sẽ không kéo dài, mà bạn phải tiếp tục tạo ra và giữ cho mình hạnh phúc. Hạnh phúc có nguồn gốc trong thói quen.
Thường xuyên làm mới những thói quen đã cũ – đặc biệt là những thói quen vô hình, ví dụ như cách để mở rộng tầm hiểu biết – là điều không dễ dàng, nhưng gạt bỏ những thói quen làm bạn không vui sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nó khiến bạn hạnh phúc hơn. Dưới đây là những điều bạn nên gạt bỏ khỏi cuộc sống của mình:
Cách ly khỏi các mối quan hệ xã hội là một điều khiến bạn không hạnh phúc, có nhiều nghiên cứu khác cho rằng đó là điều tồi tệ nhất mà bạn làm. Đúng vậy, tự cô lập mình là một sai lầm lớn, vì xã hội hóa, giao tiếp là điều tuyệt vời cho tâm trạng của bạn.
Tất cả chúng ta đều có những ngày chỉ muốn bịt tai lại và từ chối nói chuyện với mọi người, nhưng nếu điều đó xảy ra thường xuyên, nó sẽ phá huỷ tâm trạng của bạn. Hãy kéo mình phải ra khỏi đó và hòa nhập. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt ngay lập tức.
Ngừng đổ lỗi
Chúng ta cần nhớ rằng, sự kiểm soát cá nhân là một yếu tố quan trọng tạo nên hạnh phúc, đó là lý do tại sao đổ lỗi không tương thích với hạnh phúc. Khi bạn đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh khi những điều tồi tệ xảy ra, chứng tỏ bạn thừa nhận rằng bạn không kiểm soát được cuộc sống của chính mình, tâm trạng cũng sẽ trở nên tiêu cực.
Thật khó để được hạnh phúc khi không kiểm soát được cuộc sống của mình, nhưng điều này cũng đúng khi bạn điều khiển người khác quá nhiều. Người duy nhất bạn có thể điều khiển được trong cuộc sống của bạn chính là bạn. Khi bạn ra lệnh để điều khiển hành vi của người khác, đó chắc chắn là cái tát vào mặt bạn và khiến bạn không hạnh phúc.
- Xem thêm: Hãy quên đi những gì cần phải quên
Ngay cả khi bạn có thể điều khiển ai đó trong thời gian ngắn, bạn thường phải gây áp lực dưới hình thức vũ lực hay lời đe dọa, và đối xử với người khác theo cách này sẽ không khiến bạn cảm thấy tốt về bản thân mình.
Thói quen phê bình, chỉ trích
Đánh giá người khác và chê bai họ không phải là điều khiến bạn hạnh phúc. Có thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi phê bình người khác, nhưng sau đó, bạn cảm thấy có lỗi và hối hận. Chỉ trích những người khác chỉ là một thói quen xấu. Nó làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn về chính mình? Không! Nó chỉ tạo ra một vòng xoắn phiền toái.
Thái độ bi quan
Cuộc sống không phải lúc nào cũng theo đúng cách mà bạn muốn, nhưng bạn cũng có 24 giờ trong ngày như mọi người khác. Những người hạnh phúc sẽ quý trọng thời gian của họ. Thay vì phàn nàn về những điều có thể có được hay lẽ ra nên làm, họ sẽ suy nghĩ về mọi thứ họ phải biết ơn. Sau đó, họ tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề, giải quyết nó. Không có gì gây ra bất hạnh giống như sự bi quan.
Ngoài việc khiến bạn không vui, thái độ tiêu cực này còn kéo theo những điều tiêu cực khác: Nếu bạn e ngại điều xấu, bạn sẽ có nhiều điều xấu hơn. Những tư tưởng bi quan thì khó mà rũ bỏ cho đến khi bạn nhận ra chúng phi lí như thế nào. Hãy buộc mình phải nhìn vào thực tế, và bạn sẽ thấy rằng mọi việc không tệ như tưởng tượng.
Chơi với những người tiêu cực
Những người có thái độ tiêu cực không hề hạnh phúc, họ bế tắc. Họ muốn mọi người cùng tham gia “bữa tiệc bi quan” của họ để họ cảm thấy tốt hơn về bản thân. Mọi người thường yên lặng lắng nghe vì họ không muốn bị coi là người thô lỗ, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn bỏ ngoài tai lời họ nói.
Hãy suy nghĩ theo cách này: Nếu một người hút thuốc, bạn có ngồi ở đó cả buổi chiều để hít khói thuốc lá không? Bạn nên làm tương tự với những người tiêu cực. Bạn có thể chọn một giải pháp hay hơn là giúp họ khắc phục vấn đề của họ. Những người ưa phàn nàn sau đó sẽ suy nghĩ lại hoặc chuyển hướng cuộc trò chuyện theo hướng tích cực.
Viện Nghiên cứu Hạnh phúc đã tiến hành Thử nghiệm trên Facebook để tìm ra thói quen truyền thông xã hội ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta như thế nào. Một nửa số người tham gia nghiên cứu vẫn sử dụng Facebook như bình thường, trong khi nửa còn lại ngưng sử dụng trong vòng 1 tuần. Kết quả thật ấn tượng. Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng những người không ngừng sử dụng Facebook có thể cảm thấy căng thẳng hơn 55%.
Điều cần nhớ về Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội nói chung là chúng ít khi đại diện cho thực tế. Cuộc sống ở trên Facebook đã được tô hồng, biến hóa một ít. Bạn không cần phải ngưng sử dụng chúng, nhưng hãy luôn giữ một thái độ tích cực cho bản thân mình.