Cuộc đời và sự nghiệp của tôi đã thăng hoa từ ngày tôi ngừng lo lắng về 4 điều ngớ ngẩn mà chúng ta ai cũng trải qua.
Hãy tập đừng lo lắng về những điều nhỏ nhặt. Những điều rất nhỏ như băn khoăn liệu có ai để ý mình tới trễ 15 phút không – mới thật sự làm bạn thấy căng thẳng ở chỗ làm.
Một nỗi lo thường thấy là muốn bản thân luôn có được câu trả lời chính xác, đặc biệt khi bạn vẫn còn là “ma mới” và muốn chứng tỏ cho mọi người biết tại sao bạn được thuê vào làm.
Chúng ta lo lắng về điều gì nhất ở chỗ làm? Theo như Entrepreneur thì bốn nỗi sợ thường thấy nhất ở nơi làm việc gồm có bị sa thải, không được thăng chức, công việc nặng nhọc và mối quan hệ không tốt với sếp trên.
- Xem thêm: Bốn cách giúp vượt qua lo lắng
Khi nhìn qua danh sách những nỗi lo (chính đáng) này, tôi cũng cân nhắc tới những nỗi lo nhỏ nhặt hơn. Thật sự những điều vô cùng nhỏ nhặt – như thắc mắc liệu có ai để ý bạn tới trễ 15 phút không – mới thật sự làm ta cảm thấy sốt ruột.
May mắn thay, hầu hết những nỗi lo này không dài hạn và chỉ thường kéo dài cỡ vài tiếng. Sau đây là bốn ví dụ mà tôi đã ngừng nghĩ tới – và điều đó đã cải thiện cuộc sống hàng ngày của tôi rất nhiều.
1. Diện mạo hoàn hảo
Vài năm trước đây, tôi làm việc ở một văn phòng trong khoảng thời gian ngắn ngủi và một trong những yêu cầu ai cũng biết song không ai nói ra chính là bạn phải có một vẻ bề ngoài hoàn hảo. Trang bị mỗi ngày của các nhân viên nữ ở đó là tóc nối, móng tay sành điệu, giày cao gót và trang điểm đậm.
Còn tôi thì chọn mặc bộ đồ ngủ đẹp nhất trong tủ.
(Đùa thôi). Khi đi làm tôi luôn ăn mặc chỉnh chu, và chắc chắn không phải mặc đồ ngủ rồi. Nhưng vẫn phải nói thêm, đã có những ngày tôi thấy khó chịu vì không thể thoải mái chọn mang giày bệt và để tóc búi.
Nghĩ lại thì – tôi không thể nào nhấn mạnh câu sau hơn thế này nữa – việc lo lắng về đầu tóc và móng tay thật là vớ vẩn. Thật phí thời gian! Việc sấy tóc ở tiệm sẽ biến tôi trở thành một nhân viên chăm chỉ hay tài giỏi hơn như thế nào được chứ? Dần dần thì tôi cũng học được cách lờ họ đi. Tôi rất hài lòng với vẻ bề ngoài của mình, và đó là điều duy nhất quan trọng.
2. Luôn có câu trả lời “đúng”
Đây là một nỗi lo kinh điển ở công việc văn phòng, đặc biệt khi bạn vẫn còn là “ma mới” và muốn chứng tỏ với mọi người tại sao mình lại được thuê vào làm. Tôi từng có nỗi lo này, và Keina Bowling, quản lý tiếp thị ở công ty Stand Steady, cũng vậy.
Keina Bowling chia sẻ rằng cô đã thường xuyên lo lắng về việc luôn có câu trả lời “đúng”: “Vì vừa mới tốt nghiệp đại học, tôi muốn tạo ấn tượng tốt đối với sếp trên và cung cấp cho họ một câu trả lời ‘đúng’.”
Sau đó, cách chuẩn bị cho các buổi họp của Keina lại y hệt như cách của một người lo lắng về việc tạo nên ấn tượng tốt: cô ấy chuẩn bị thừa thãi và hay nghĩ tới những tình huống xấu nhất có thể ví dụ như bị cả công ty cười vào mặt vì không biết cách trả lời câu hỏi.
Bây giờ Keina đã tự tin hơn trước và không để việc không biết câu trả lời làm cô ấy muộn phiền nữa. Thậm chí cô còn chuẩn bị sẵn một câu trả lời cho tình huống xấu nhất có thể mình đã nghĩ tới trước đó: “Tôi chưa học về chuyện này. Tôi không biết. Tôi sẽ tìm hiểu và đưa sếp câu trả lời sau.’ là một câu trả lời hoàn toàn có thể chấp nhận được.”
3. Còn quá non
Nếu bạn lo lắng về việc không được ai coi trọng do tuổi tác của bạn, tôi có một tin tốt cho bạn đây – rồi bạn sẽ trưởng thành và nỗi lo đó sẽ không còn nữa.
Ngay lúc này thì việc tưởng chừng như bản thân bị đánh giá vì tuổi tác trong khi cố gắng chứng tỏ mình có khả năng làm những điều vĩ đại có thể sẽ gây nên cảm giác vô cùng khó chịu.
- Xem thêm: Hãy tận hưởng cuộc sống sau giờ làm việc
Đối với Kate Gorman, nhà sáng lập và CEO của Fort Mason Games, tuổi tác là một nỗi lo đã quá “già cỗi”. Trước khi trở thành CEO của một công ty game điện thoại, Kate Gorman từng là một trong những nhân viên trẻ nhất ở chỗ làm. Cô cũng đã từng nghĩ ngợi rất nhiều về vấn đề tuổi tác của mình.
Nếu có thể quay ngược thời gian, lời khuyên của Kate tới chính cô lúc trẻ sẽ là gì? Hãy tự tin hơn!
“Tôi đã nhận ra rằng, sự đóng góp có giá trị hơn tuổi tác. Hãy đem lại những đóng góp có giá trị. Điều này quan trọng hơn việc lo lắng về thứ bạn không có, hay về một điều nào đó làm bạn khác biệt so với mọi người khác.” cô chia sẻ.
4. Được yêu thích
Nếu có thể thêm một nỗi lo thứ 5 vào danh sách, Entrepreneur chắc chắn sẽ chọn nỗi lo rằng liệu mình có được yêu thích ở chỗ làm hay không.
Hiện giờ tôi đang ở thời điểm tôi gọi là “chu kỳ thứ hai” ở một công việc mà trước đây tôi đã từng nghỉ. Trước đó tôi làm việc ở đây được 3 năm, rời đi để khám phá các lựa chọn nghề nghiệp khác như một kỳ nghỉ, rồi sau đó quay lại.
“Chu kỳ thứ hai” của tôi đã được hơn 3 năm rồi, và tôi bây giờ hoàn toàn khác xa với tôi ngày trước. Trước đây tôi từng rất trầm tính và ngại ngùng. Giờ thì tôi lại cảm thấy thoải mái và dễ trò chuyện hơn trước. Nếu có chung một mảng kiến thức như lúc này thì tôi ngày đó liệu có thể như tôi bây giờ không?
Jennifer Brick, nhà sáng lập của Capdeca Solutions, từng có những nỗi lo y hệt.
“Tôi từng nghĩ ngợi rằng không biết liệu mình có được yêu thích ở chỗ làm không,” cô chia sẻ. “Đối với phụ nữ, mối quan hệ giữa khả năng lãnh đạo và độ nổi tiếng của họ thường là nghịch đảo.”
Sau một thời gian thì Jennifer nhận ra một điều, công việc của cô không phải là trở thành bạn thân của mọi nhà.
Tương tự như Kate Gorman, Jennifer muốn sự đóng góp kéo bản thân lên đầu. Bây giờ cô chỉ quan tâm về việc được công nhận và để các thành tựu của mình tự lên tiếng.