Cùng vào thời điểm này, Nhật và Mông Cổ cùng đạt được thỏa thuận dự án khai thác đất hiếm tại Mông Cổ.
Hàn Quốc cho biết họ cũng bắt đầu tìm nguồn cung cấp khác thay vì từ Trung Quốc như hiện nay. Tại Đức, trung tuần tháng 10-2010, Thủ tướng Angela Merkel nói rằng đã đến lúc phải nhanh chóng đầu tư mạnh việc khai thác đất hiếm tại Đông Âu và Trung Á nhằm đối phó với sự độc quyền của Trung Quốc.
Rõ ràng các nước công nghiệp phát triển đang có nhiều động thái để thoát khỏi áp lực của Trung Quốc sử dụng đất hiếm như một vũ khí lợi hại trong cạnh tranh thương mại toàn cầu. Điều lâu nay họ không làm nay đã phải chấp nhận là cái giá phải trả cho việc sản xuất đất hiếm về cả lợi nhuận lẫn môi trường bị đe dọa.
Các dự án đất hiếm khổng lồ bên ngoài Trung Quốc
Dự án Mountain Pass, Mỹ
Công ty khai thác: Molycorp
Chi phí vốn: 895 triệu USD / Sản lượng: 40 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 8,2% / Năm bắt đầu sản xuất lại: 2012
Dự án Mt. Weld, Australia
Công ty khai thác: Lynas Corporation Ltd.
Chi phí vốn: 882 triệu USD / Sản lượng: 22 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 8,1% / Năm bắt đầu sản xuất: 2012
Dự án Steenkampskraal, Nam Phi
Công ty khai thác: Great Western Minerals Group Ltd.
Chi phí vốn: 60 triệu USD / Sản lượng: 5 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 11,8% / Năm bắt đầu sản xuất: 2013
Dự án Nolans Bore, Australia
Công ty khai thác: Arafura Resources Ltd.
Chi phí vốn: 1 tỉ USD / Sản lượng: 20 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 2,8% / Năm bắt đầu sản xuất: 2014
Dubbo Zirconia, Australia
Công ty khai thác: Alkane Resources Ltd.
Chi phí vốn: 584 triệu USD / Sản lượng: 4,2 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 0,9% / Năm bắt đầu sản xuất: 2014
Dự án Đông Pao, Việt Nam
Công ty khai thác: Toyota Tsusho Corp. và Sojitz Corp.
Chi phí vốn: Không rõ / Sản lượng: 7 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: Không rõ / Năm bắt đầu sản xuất: 2014
Dự án Hoidas Lake, Canada
Công ty khai thác: Great Western Minerals Group Ltd.
Chi phí vốn: Không rõ / Sản lượng: Không rõ
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 2,0% / Năm bắt đầu sản xuất: 2015
Dự án Bear Lodge, Mỹ
Công ty khai thác: Rare Element Resources Ltd.
Chi phí vốn: 175 triệu USD / Sản lượng: 10,3 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 3,2% / Năm bắt đầu sản xuất: 2016
Dự án Zandkopsdrift, Nam Phi
Công ty khai thác: Frontier Rare Earths Ltd.
Chi phí vốn: Khoảng 500 triệu USD / Sản lượng: 20 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 2,2% / Năm bắt đầu sản xuất: 2015
Dự án Nechalacho, Canada
Công ty khai thác: Avalon Rare Metals Inc.
Chi phí vốn: 884 triệu USD / Sản lượng: 10 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 1,7% / Năm bắt đầu sản xuất: 2016
Dự án Kvanefjeld, Greenland
Công ty khai thác: Greenland Minerals & Energy Ltd.
Chi phí vốn: 2,3 tỉ USD / Sản lượng: 43,7 nghìn tấn mỗi năm
Hàm lượng ôxit đất hiếm: 1,0% / Năm bắt đầu sản xuất: 2016
Lê Viết Đỉnh