Người ta có thể sợ hãi khi bắt gặp một con rắn độc. Nỗi sợ hãi đó là lành mạnh vì nó bảo chúng ta tránh xa con rắn có nọc độc có thể giết chúng ta. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu một con rắn cao su cũng khiến cho người ta rơi vào nỗi kinh hoàng và la hét? Vậy thì người đó có thể có một nỗi ám ảnh, một nỗi sợ phi lý về một thứ gì đó.
Thuật ngữ Phobia có nguồn gốc từ phobos (sợ) trong tiếng Hy Lạp. Một số ám ảnh là phổ biến, chẳng hạn như coulrophobia (sợ chú hề) hoặc arachnophobia (sợ nhện). Còn có những nỗi ám ảnh khác rất hiếm hoặc kỳ quái đến mức bạn có thể chưa bao giờ nghe về chúng.
Ergophobia (Nỗi sợ làm việc)
Hết lần này đến lần khác, người ta thường phải chịu đựng sự lo lắng tại nơi làm việc. Ví dụ như khi bạn soạn một bài thuyết trình quan trọng để nói chuyện trước một lượng lớn khán giả. Tuy nhiên, với ergophobia, người mắc bệnh mắc phải nỗi sợ làm việc phi lý.
Ergophobia đến từ tiếng Hy Lạp ergon (công việc). Nỗi ám ảnh có thể bao gồm nỗi sợ hãi kết hợp của việc nói chuyện theo nhóm, giao tiếp xã hội và thất bại trong các nhiệm vụ. Sự lo lắng đủ nghiêm trọng để khiến người đó buộc phải nghỉ việc sớm hoặc không thể đi làm được. Nỗi sợ hãi này vẫn tồn tại ngay cả khi công việc hoặc nơi làm việc thay đổi.
Một cách điều trị cho loại bệnh này là liệu pháp tiếp xúc, trong đó bệnh nhân dần dần tiếp xúc với môi trường làm việc đáng sợ của mình cho đến khi anh ta không còn sợ nó nữa. Một cách điều trị khác là liệu pháp hành vi nhận thức, trong đó các tình huống được tạo ra để dạy cách điều chỉnh hành vi chính xác.
Chaetophobia (Sợ tóc)
Mọi người đều thích có một mái tóc đầy đủ. Tuy nhiên, những người mắc bệnh chaetophobia (hay còn gọi là Trichopathophobia và Trichophobia) có một nỗi sợ phi lý về tóc.
Chaetophobia xuất phát từ tiếng Hy Lạp khaite (tóc buông xõa). Nỗi ám ảnh có thể là sợ tóc trên cơ thể của chính bạn hoặc sợ tóc buông xõa. Người này cũng có thể sợ tóc của người khác và thậm chí là lông động vật.
Bệnh có thể phát sinh từ một trải nghiệm tồi tệ như một lần cắt tóc thật khủng khiếp. Nó cũng có thể liên quan đến căng thẳng, lo lắng, trầm cảm hoặc các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Một liên kết khác có thể là rối loạn tâm thần trichotillomania, trong đó một người cứ buộc nhổ tóc của mình ra.
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh này. Một bác sĩ có thể kê toa thuốc chống lo lắng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nỗi ám ảnh. Lập trình thần kinh được sử dụng trong tâm lý trị liệu. Liệu pháp tiếp xúc cũng có thể được sử dụng để dần dần tiếp xúc với tóc của người đó theo thời gian.
Daemonophobia (Sợ quỷ)
Những người có nỗi sợ hãi phi lý đối với các thực thể xấu xa được gọi là quỷ có thể đã mắc phải hội chứng daemonophobia, xuất phát từ tiếng Hy Lạp daemono (quỷ). Nỗi ám ảnh này có liên quan chặt chẽ với chứng satanophobia (sợ Satan) và hadephobia (sợ địa ngục).
Một người có thể phát triển chứng daemonophobia từ niềm tin tôn giáo rằng loài quỷ có thể sở hữu họ theo cách tiêu cực hoặc gây ra tổn hại. Nỗi ám ảnh cũng có thể được kích hoạt bởi trải nghiệm tiêu cực với bảng Ouija (trò cầu cơ).
Phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp thôi miên, tư vấn, và lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP). Trong NLP, sự tự nhận thức của bạn được cải thiện bằng cách giúp bạn hiểu cách bạn nhìn thế giới. Nó cũng cho thấy những suy nghĩ và mô hình hành vi không có ích cần phải được thay đổi.
Hexakosioihexekontahexaphobia (Sợ số 666)
Hexakosioihexekontahexaphobia xuất phát từ tiếng Hy Lạp hexiekatohexintahexi (Sáu sáu trăm sáu mươi sáu). Đó là nỗi sợ số 666, được coi là dấu ấn của con thú. Điều này xuất phát từ Kinh thánh, được nêu trong Khải huyền 13:18: “Hãy để người có cái nhìn sâu sắc tính toán số lượng con thú, vì đó là số của một người đàn ông. Con số đó là 666.”
Những người mắc chứng ám ảnh này sẽ tránh ra đường để tránh con số này. Ví dụ: nếu một đơn hàng có tổng giá trị 6,66 đô la, thì người đó sẽ thêm một cái gì đó vào đơn đặt hàng hoặc đặt lại một cái gì đó để thay đổi giá cả.
Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về nỗi sợ liên quan đến con số này là Quốc lộ 666 khét tiếng. Trải dài qua Colorado, Utah và New Mexico, con đường này được coi là nguy hiểm. Mọi người liên quan đến nguyên nhân với con số của satan. Năm 2003, tuyến đường được chính thức đổi lại thành US 491.
Việc điều trị chứng ám ảnh này bao gồm đánh giá niềm tin tôn giáo của một người và liệu pháp hành vi nhận thức. Nói chuyện trị liệu cũng là một điều trị hiệu quả. Các kỹ thuật thư giãn như thiền có hướng dẫn, yoga, hít thở sâu và sự hình dung cũng có thể giúp ích. Nếu bạn bị nỗi ám ảnh như thế này, bạn không đơn độc.
Allodoxaphobia (Sợ người khác có ý kiến về mình)
Nếu bạn sợ người khác có ý kiến khác về bạn thì bạn có thể mắc chứng allodoxaphobia, xuất phát từ các từ tiếng Hy Lạp allo (khác biệt) và dox (Quan điểm). Các sự kiện tiêu cực hoặc chấn thương, chẳng hạn như bị chỉ trích liên tục khi còn nhỏ, có thể là hậu quả gây ra sự phát triển của nỗi ám ảnh này.
Allodoxaphobia là một nỗi ám ảnh xã hội hiếm gặp. Những người bị ảnh hưởng có thể không tham gia vào các hoạt động vì sợ người khác phán xét về họ. Họ không thể nhận phản hồi dưới bất kỳ hình thức nào, tích cực hay tiêu cực. Họ có thể sống cách biệt với xã hội hoặc thậm chí bị trầm cảm. Điều này có thể khiến người đó bỏ lỡ các sự kiện và các cơ hội.
Có nhiều phương pháp điều trị allodoxaphobia. Yoga, thiền, và tập thể dục là một số ví dụ. Liệu pháp tiếp xúc cũng có thể được sử dụng. Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp hành vi biện chứng và thuốc là những phương pháp điều trị khác.
Genuphobia (Sợ đầu gối)
Genuphobia, xuất phát từ tiếng Latin genu (đầu gối,) là nỗi sợ của đầu gối. Những người mắc chứng ám ảnh này có nỗi sợ đầu gối của chính họ, người khác quỳ gối hoặc quỳ.
Nỗi ám ảnh này có thể là kết quả của chấn thương đối với đầu gối của người đó hoặc đầu gối của người khác. Nó thậm chí có thể được gây ra bằng cách nhìn thấy xương bánh chè (vùng gối) bị gẫy trong phim. Nỗi ám ảnh này cũng có thể được kích hoạt bởi một số nền văn hóa nơi người ta thường mặc trang phục bảo thủ và che đầu gối.
Liệu pháp hành vi nhận thức hoặc các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm là những phương pháp điều trị khả thi. Liệu pháp tiếp xúc cũng được sử dụng. Một người mắc chứng ám ảnh này cũng có thể thử viết nhật ký, tập thể dục và thiền định.
Geniophobia (Sợ cằm)
Geniophobia, xuất phát từ tiếng Hy Lạp genie (chiếc cằm), là nỗi sợ cằm. Không ai chắc chắn điều gì gây ra nỗi ám ảnh này, nhưng một số yếu tố có thể xuất hiện như di truyền, kinh nghiệm trong quá khứ và giáo dục.
Nếu ai đó mắc chứng sợ cằm, người đó sẽ cố gắng tránh nguồn gây ra nỗi sợ hãi bằng cách tự cô lập mình. Điều này có thể tạm thời giúp đỡ tránh được những lo lắng liên quan đến nỗi ám ảnh, nhưng nó không chữa gì được cho cá nhân người đó.
Phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp nói chuyện, liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp tiếp xúc. Liệu pháp hành vi biện chứng là một loại điều trị khác. Yoga và thiền chánh niệm là những lựa chọn tự trợ lực tốt. Cũng có thể giúp người đó biết rằng ngay cả những người mạnh mẽ, họ cũng phải chịu đựng những nỗi sợ hãi kỳ lạ.
Arachibutyrophobia (Sợ bơ đậu phộng)
Bạn đã bao giờ làm một chiếc bánh sandwich với bơ đậu phộng, chỉ để nó dính vào vòm miệng của bạn? Tình huống này sẽ khiến một người mắc bệnh arachibutyrophobia rơi vào hoảng loạn vì anh ta sợ có bơ đậu phộng dính vào vòm miệng.
Arachibutyrophobia được cho là bắt nguồn từ nỗi sợ nghẹt thở, có thể liên quan đến kinh nghiệm trong quá khứ mà ra. Phụ nữ có thể có nguy cơ mắc chứng ám ảnh này cao hơn.
Phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp hành vi nhận thức. Yoga, thiền và thở sâu cũng có thể được sử dụng. Các loại thuốc như thuốc an thần có thể được bác sĩ kê toa.
Hippopotomonstrosesquippedaliophobia (Sợ từ dài)
Điều trớ trêu ở chỗ hippopotomonstrosesquippedaliophobia là tên đặt cho sự sợ hãi của những từ dài. Nó cũng có tên là Sesquipedalophobia. Mặc dù nó không phải là một nỗi ám ảnh được công nhận và một số người coi nó là hư cấu, nhưng đó là một điều có thật.
Từ hippopotomonstrosesquippedaliophobia có thể được chia thành nhiều phân đoạn. Phần đầu tiên, hippo, xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ngựa”. Phần tiếp theo, potamos, có nghĩa là “dòng sông” trong tiếng Hy Lạp. “Hippototamine” đề cập đến một cái gì đó rất lớn. Kế đến, có tiếng Monstr, tiếng Latin có nghĩa là “quái dị”. Cuối cùng, sesquippedalio xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là “đo được một bước rưỡi chân”.
Giống như nhiều nỗi ám ảnh, có lẽ người đó đã trải qua một trải nghiệm đau thương trong cuộc đời. Nếu người đó gặp rắc rối với việc phát âm một từ dài trước mặt người khác và kết quả là bị chế giễu, điều này có thể gây ra sự khởi đầu của nỗi ám ảnh đặc biệt này.
Liệu pháp tiếp xúc là cách điều trị phổ biến. Liệu pháp nói chuyện hoặc liệu pháp hành vi nhận thức cũng có thể có hiệu quả. Các phương pháp điều trị tự giúp đỡ như luyện tập thiền chánh niệm, thiền và thở sâu có thể giúp kiểm soát sự lo lắng.
Phobophibia (Hội chứng sợ phát triển)
Phobophobia có nghĩa là “sợ những nỗi sợ”. Người mắc chứng này rất sợ phát triển một nỗi ám ảnh. Nếu người ấy đã có một nỗi ám ảnh, thì anh ta sợ phát triển một nỗi ám ảnh mới, đó là biểu hiện có nhiều khả năng của loại bệnh này.
Vì cứ lo lắng rằng anh ta có thể phát triển một nỗi ám ảnh về điều gì đó, mức độ lo lắng của người đó có thể tăng lên. Theo thời gian, sự lo lắng tiếp tục này sẽ là một lời dự đoán tự hoàn thành và cá nhân đó sẽ phát triển nỗi ám ảnh.
Điều trị có thể là liệu pháp tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức và lập trình ngôn ngữ thần kinh. Các phương pháp tự trợ giúp khác nhau bao gồm yoga và thiền định.
Tùy thuộc vào các phương pháp điều trị mà bác sĩ kê toa cho các bệnh của bạn, thậm chí bạn cũng có thể phát triển các nỗi ám ảnh từ các phương pháp chữa trị.