Ai đó gần như mất bình tĩnh khi chuyến bay bị hoãn hay hành lý bị thất lạc, người mẹ bực tức hét to với con ở nơi công cộng. Có lẽ chúng ta đều đã chứng kiến những cảnh tượng như thế – uy lực của cơn giận.
Nhưng có một điều mà có thể chúng ta không để ý, không lưu tâm là hầu hết các cơ quan của cơ thể đều kết nối với một cảm xúc và cơ quan kết nối với sự giận dữ là lá gan. Hầu hết các nền y học cổ truyền như Trung Hoa, Ấn Độ đều nhấn mạnh mối liên quan giữa tâm trí và cơ thể – cảm xúc hay “tâm bệnh” là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Như trường hợp của lá gan – trung tâm tích trữ và phân phối máu. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa, thải độc. Cơ quan này cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa, cũng như đảm trách việc điều hòa rất nhiều phản ứng hóa sinh. Vì gan là một cơ quan quyền lực của cơ thể, với phạm vi chức năng rất rộng, nên việc giữ cho gan cân bằng và hoạt động tốt là rất quan trọng.
Gan chịu trách nhiệm cho việc phân phối và điều chỉnh khí lực của toàn bộ cơ thể; vì thế, nếu gan yếu hay bị nhiễm độc, chúng ta sẽ cảm thấy trì trệ và thiếu quyết đoán, có thể dễ giận dữ dù có biểu hiện ra ngoài hay không.
Theo bà Suzanne Bovenizer, một chuyên gia người Mỹ về trị liệu sức khỏe theo phương pháp tự nhiên, trầm cảm hay thất vọng và giận dữ trong thời gian dài có thể cản trở khả năng của gan trong việc đưa khí đến cơ thể. Kết quả là cơ thể sẽ uể oải, lười biếng, mệt mỏi và hay quên. Khi mà khí ở gan bị đình trệ, chúng ta sẽ có những triệu chứng như hồi hộp, dễ sợ hãi, mất ngủ, ác mộng, trí nhớ kém, nước da không sáng, hay chóng mặt, môi và móng tay xanh. Những người mà chức năng gan bị mất cân bằng có thể là người nghiện việc, nghiện rượu hoặc một loại thuốc nào đó.
Một trong những chức năng chính của gan là tạo ra hóc-môn và điều hòa hóc-môn. Đặc biệt, phụ nữ sẽ chịu tác động nhiều về máu huyết nếu năng lượng ở gan không cân bằng. Họ có thể dễ bị co thắt, tâm trạng thất thường, đầy hơi, bực bội, nhức đầu, giận dữ, hồi hộp và đau bụng.
Dĩ nhiên, giận không hẳn là một cảm xúc xấu và cũng không nên đè nén cơn giận vì sự đè nén sẽ gây ra thêm những vấn đề về tinh thần, cảm xúc và thể chất. Vậy chúng ta nên làm gì để có thể ứng xử tốt hơn với cơn giận và cũng là để chăm sóc tốt hơn lá gan – cơ quan quyền lực của cơ thể?
- Hãy bày tỏ cảm xúc giận dữ và nói về sự tổn thương của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể viết một bức thư cho người mà bạn đang giận (nếu họ là người thân trong gia đình) và giải thích những cảm xúc của bạn.
- Hãy quan sát cơn giận. Bạn đang giận ai? Bạn bè, gia đình, chồng – vợ hay những người lạ? Hay bạn giận chính mình vì đã là tác nhân dẫn đến cách cư xử sai trái của họ? Và đây là sự thật hay chỉ là “một sự tưởng tượng”? Thông thường thì chúng ta phản ứng với ai đó là do sự nhạy cảm hay hoang tưởng của bản thân và điều này đang cản trở sự trưởng thành về mặt cảm xúc của chúng ta.
- Hơn nữa, có lẽ việc lạm dụng quá nhiều chất cồn, quá nhiều đường hay thuốc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của gan.
- Tổng hợp