Không có gì ngạc nhiên khi hạnh phúc luôn đi kèm theo hàng loạt các lợi thế. Nhưng gần đây các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng nỗi buồn đã đem lại lợi ích theo nhiều cách ít rõ rệt mà chúng ta không biết.
Sự kết nối tốt hơn
Những khi bạn vui, việc nói chuyện với người khác có vẻ như là một nhiệm vụ, trừ khi bạn nói với một chuyên gia hay một người thân thiết với bạn. Nó không chỉ là điều bạn cảm thấy thích làm vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung đủ ý chí để làm điều đó, bạn sẽ nhận ra rằng bạn trò chuyện tốt hơn nhiều mỗi khi bạn đang ở trong tâm trạng tồi tệ.
Một nghiên cứu về cách tâm trạng ảnh hưởng đến các kỹ năng giao tiếp đã phát hiện ra rằng những người đang buồn sẽ có sức thuyết phục hơn trong các cuộc trò chuyện của họ so với những người vui vẻ, đồng thời có khả năng tạo ảnh hưởng tốt hơn đến quan điểm của người tiếp chuyện. Rõ ràng, tâm trạng buồn đã làm thay đổi cách bạn xử lý mọi thứ và giúp bạn thể hiện mạch lạc hơn, rõ ràng hơn về những gì bạn nói.
Ký ức được cải thiện
Nỗi buồn ảnh hưởng đến não bộ theo những cách thức mà chúng ta không thể hiểu được, đặc biệt là về những khả năng nhận thức khác nhau của chúng ta. Trong khi chắc chắn nó gây tác động tiêu cực trong nhiều lĩnh vực như khả năng phân tích và tư duy trừu tượng, nó cũng giúp bạn trở nên tốt hơn trong những phương diện khác, chẳng hạn như ký ức.
Một số cuộc thí nghiệm đã phát hiện ra rằng những người có tâm sự buồn đã tỏ ra tốt hơn nhiều trong việc nhận diện khuôn mặt và các nhiệm vụ khác liên quan đến bộ nhớ so với những người đang hạnh phúc hơn của họ. Điều đáng ngạc nhiên, các cuộc nghiên cứu trước đây đã tiết lộ rằng tuy lợi thế về trí nhớ không mở rộng để nhận ra những thứ như các đồ vật và các từ ngữ, nhưng cho thấy rằng những người buồn sẽ nhớ tốt hơn về các chi tiết (ví dụ như khuôn mặt) so với những người khác.
- Xem thêm: Mình có buồn bao nhiêu chăng nữa?
Khả năng đồng cảm nhiều hơn
Những người bị trầm cảm, thậm chí ở các dạng nhẹ, được cho là đã bị mất kết nối với phần còn lại của thế giới. Nói đến sự đồng cảm, bạn thường nghĩ rằng những người hạnh phúc hơn sẽ được trang bị tốt hơn và sẵn sàng giúp đỡ những người khác. Tuy nhiên, như các nghiên cứu đã chứng minh, sự thật không phải như vậy.
Các thí nghiệm được thực hiện trên những sinh viên bị trầm cảm nhẹ cho thấy rằng nỗi buồn có thể khiến bạn đồng cảm hơn với những người khác. Họ đã thể hiện tốt hơn một cách đáng kể trong bài kiểm tra liên quan đến việc nhìn vào các bức ảnh và xác định cảm xúc từ biểu hiện của họ, những cảm xúc này dồi dào hơn hẳn so với các sinh viên không bị trầm cảm. Có lẽ điều đó đã gây ngạc nhiên với những phát hiện, người ta đã lặp lại thử nghiệm trên quy mô lớn hơn và vẫn nhận được kết quả tương tự. Mặc dù điều đó có nghĩa là hạnh phúc khiến bạn trở nên ích kỷ hơn, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó thực sự là do trạng thái dễ xúc cảm nơi những người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm.
Kỹ năng tư duy tốt hơn
Phần lớn mọi người không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì khi họ đang buồn hoặc trong tâm trạng tồi tệ, ngoại trừ việc ngồi thoải mái ở một nơi (và đôi khi ăn uống quá nhiều). Điều đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể lúc phải đối phó với những bất ổn về cảm xúc, ngay cả khi chúng ta không hiểu cách làm thế nào để cứu vãn tình thế.
Tuy nhiên, nếu bạn đã nỗ lực và đứng dậy để làm các công việc vào những thời điểm đó, bạn sẽ thấy rằng thực sự đó là thời điểm tốt nhất để hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi phải suy nghĩ. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có tâm trạng xấu sẽ tập trung hơn, quản lý thời gian và ưu tiên công việc, mặc dù các ưu điểm đó chỉ xảy ra khi họ phản ứng về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại đối với những người ít có khuynh hướng cảm xúc tiêu cực, các nhà khoa học nhìn thấy sự suy giảm rõ rệt về khả năng hoạt động của họ qua các giai đoạn bất ổn trong cuộc sống của họ.
Động cơ thúc đẩy cao hơn
Nỗi buồn theo truyền thống đi đôi với yếu tố làm mất động lực, kể cả trực giác cũng thế. Khi bạn buồn, bạn có nhiều khả năng tập trung vào những điều khiến bạn buồn hơn là tìm cách khắc phục chúng. Nó có ý nghĩa rằng buồn cũng sẽ đi kèm với việc không thể khắc phục nguyên nhân thực sự của vấn đề, sự việc cứ tiếp tục đi vào vòng lẩn quẩn.
Tuy nhiên, theo khoa học, vấn đề thiếu động lực không phải là một trong những tác dụng phụ của nỗi buồn. Trên thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy rằng nỗi buồn là một công cụ tạo động lực khá hiệu quả. Những người hạnh phúc sẽ cảm thấy thoải mái và ít có khuynh hướng thay đổi bất cứ điều gì trong cuộc sống của họ, điều này có thể dẫn đến cảm giác trì trệ hoặc không được thỏa mãn. Mặt khác, những người buồn bã lại bị thôi thúc nhiều hơn để thoát khỏi tình trạng của họ, và họ sẵn sàng thay đổi để trở nên tốt hơn những người khác.
- Xem thêm: Kỳ vọng và nỗi buồn
Thích nghi tốt hơn với nghịch cảnh
Nỗi buồn là một phản ứng tự nhiên đối với những điều không có lợi cho bạn, giống như hạnh phúc khi bạn được ở một nơi chốn hài lòng. Bây giờ, chúng ta không nói về chứng trầm cảm lâm sàng, vì nó là một bệnh lý y khoa đã được chẩn đoán chắc chắn. Tuy nhiên, khi nói đến nỗi buồn chung, tất cả chúng ta đều trải qua nó và tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.
Mặc dù chúng ta đồng ý rằng nỗi buồn là một sự cố ngoài ý muốn, nhưng đôi khi khoa học nói rằng điều đó thực sự đi kèm với một lợi ích ngoài ý muốn. Một cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 2.400 đối tượng cho thấy những người đã trải qua một số biến cố bất hạnh trong quá khứ của họ, họ có khả năng thích nghi tốt về mặt cảm xúc hơn những người khác. Họ giỏi xử lý các tình huống xấu hơn so với những người chưa từng trải qua những trải nghiệm tương tự, nhờ đó họ được trang bị tốt hơn khi đối diện với các nghịch cảnh sau này trong cuộc sống.
Người tốt dễ buồn nhiều hơn
Từ lâu, người ta đã nghi ngờ rằng nhìn chung những người tử tế có khả năng bị buồn nhiều hơn so với những người chung quanh họ. Mặc dù chúng ta chưa có nhiều dữ liệu hỗ trợ, nhưng lý do là bạn càng tử tế với người khác, thì càng có nhiều khả năng bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các tình huống xấu do họ gây ra.
Các cuộc nghiên cứu xác nhận rằng điều đó hoàn toàn đúng. Những người hy sinh cho người khác, hoặc sống vị tha hơn, sẽ có nhiều khả năng bị các triệu chứng trầm cảm, hoặc có nhiều khả năng phát triển nó sau này trong cuộc sống. Điều đó không có nghĩa là việc cư xử tốt và dễ hòa đồng với người khác sẽ khiến bạn buồn hơn trong cuộc sống, nhưng rỏ ràng là những phẩm chất như lòng vị tha và sự tử tế vẫn đi kèm với các tác dụng phụ của riêng chúng.
Các nhóm có lãnh đạo hay buồn sẽ sáng tạo hơn
Các công ty vốn có đầy những lời khuyên để đạt được hiệu suất tốt hơn trong các nhiệm vụ dựa trên nhóm. Các ông chủ được hướng dẫn thử mọi thứ, từ các bài tập thở cho đến tăng ca, để làm tăng tối đa năng suất. Tuy nhiên, không một ai đề cập đến việc “cái buồn” có thể để thúc đẩy nhóm của bạn nâng cao hiệu suất.
Một cuộc nghiên cứu cho thấy các nhóm dưới quyền các lãnh đạo hay có biểu hiện nhiều nỗi buồn sẽ sáng tạo hơn so với các nhóm có các lãnh đạo tương đối hạnh phúc hơn. Các nhà nghiên cứu phân tích rằng nỗi buồn là tác nhân thúc đẩy hoạt động. Một nghiên cứu khác về các lãnh đạo hay buồn đã phát hiện thấy rằng, các lãnh đạo hay buồn cũng tập trung hơn, dẫn đến việc đưa ra một quyết định lâu dài.
Không dễ bị lừa
Xuất phát từ Internet và các tin tức giả, tính dễ tin là một đặc điểm thường thấy ở phần lớn mọi người. Thật dễ dàng hơn bao giờ hết khi sử dụng thông tin sai lệch để thay đổi quan điểm của ai đó, chiến thuật này được sử dụng tích cực trong các cuộc bầu cử trên toàn thế giới. Trong khi chúng ta không thể biết đủ mọi cách để ngăn chặn điều đó, nhưng chúng ta có thể trở nên bớt dễ tin hơn.
Có nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người buồn thường ít rơi vào tình trạng cả tin vào các thông tin sai lệch hơn so với những người hạnh phúc. Nói chung là họ hoài nghi hơn, nên dễ phát hiện được sự lừa dối.
- Xem thêm: Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già
Sự trầm cảm cho chúng ta khả năng miễn dịch tốt hơn
Trầm cảm là một rối loạn suy nhược ảnh hưởng xấu đến con người. Nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều quốc gia trên thế giới, với tỷ lệ tự tử gia tăng liên tục.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tiến hóa, trầm cảm đã mang lại một số lợi ích rõ rệt trong quá trình tiến hóa của chúng ta, như khả năng miễn dịch cao hơn và gia tăng các giác quan trong các trường hợp khẩn cấp. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị rối loạn trầm cảm cũng mang một gien cụ thể bảo vệ chúng ta chống lại sự nhiễm trùng. Trong thời gian đầu, chứng trầm cảm sẽ khiến chúng ta ở trong nhà và cách ly cơ thể để bảo tồn năng lượng, tránh nguy cơ bị thương hoặc bị nhiễm trùng.