Nhân có đám cưới của một người bạn ởKenya, tôi đã có dịp đến thăm quốc gia này. Đây là một quốc gia châu Phi nổi tiếng với các vận động viên chạy marathon và thiên nhiên hoang dã. Đến nơi này, tôi rất mong được nhìn tận mắt Cuộc Di trú vĩ đại của 1,5 triệu con linh dương đầu bò cùng các loài thú khác từ vùng Serengeti của Tanzania đến khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã Masai Mara của Kenya. Tuy nhiên, tôi đã không nhìn thấy cảnh tượng ngoạn mục ấy vì tôi đếnKenyasớm hơn hai tuần trước cuộc di trú. Nhưng dù sao đây vẫn là một chuyến đi tuyệt vời và có một vài điều tôi học được từKenyamà tôi nghĩ là có thể áp dụng tại Việt Nam.
Điều đầu tiên tôi chú ý trong khi lái xe vòng quanh thủ đô Nairobi của Kenya (giao thông ở đây cũng đông đúc y như Sài Gòn), đó là có vô số các ki-ốt và các cửa hàng nhỏ có tên gọi “M-Pesa”. M-Pesa có nghĩa là tiền lưu động theo tiếng Swahili (ngôn ngữ địa phương). Đây là một dịch vụ ngân hàng vi mô cho phép khách hàng chuyển tiền, ghi nợ và rút tiền, thanh toán hóa đơn… Tất cả các hoạt động này đều thực hiện qua điện thoại di động. Dịch vụ này giúp cho việc chuyển tiền dễ dàng và rẻ hơn dịch vụ gửi tiền củaWestern Unionhay MoneyGram. Hệ thống M-Pesa phát triển rất nhanh kể từ khi xuất hiện năm 2007 tại Kenya và hiện có 17 triệu người sử dụng. Trong số đó có rất nhiều lao động nghèo và những chủ hộ kinh doanh nhỏ. Nền kinh tế củaKenyanhờ vậy cũng phát triển hơn. Dịch vụ này cũng thành công đến mức hiện nay đã được triển khai ở các nước châu Phi khác và cả ở Ấn Độ – một quốc gia nổi tiếng với mô hình ngân hàng vi mô.
Điều này có liên quan gì đến ViệtNam? Những bản báo cáo gần đây cho thấy kinh tế ViệtNamđang gặp khó khăn và đà tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại. Việc thắt chặt tín dụng khiến cho những hộ kinh doanh nhỏ, lẻ khó tiếp cận nguồn vốn để khởi động kinh doanh. Vì vậy, ý tưởng M-Pesa có vẻ phù hợp với ViệtNam. Ít nhất hiện có 150 triệu thuê bao di động ở ViệtNam(gần như trung bình một người có hai chiếc điện thoại di động). Ngay cả những người nghèo nhất ở thành thị cũng sử dụng điện thoại và giá cước điện thoại không quá cao. Vậy tại sao lại không kết hợp dịch vụ di động với tín dụng vi mô? Điều này sẽ khiến việc vay tiền dễ dàng hơn với những khoản vay nhỏ không cần thế chấp. Dịch vụ này cũng đóng góp vào hệ thống tài chính của ViệtNam, tương tự như ở Kenya.
Một lý do khác khiến tôi nghĩ rằng hệ thống này có khả năng phát triển ở ViệtNam, đó là lực lượng lao động di cư đông đảo từ quê ra các thành phố lớn. Theo một bài báo trên trang web của Asia Foundation, khoảng hai triệu người tại TP.HCM là lao động nhập cư đến từ các tỉnh (chiếm 30%). Trên cả nước, con số này xấp xỉ 26 triệu. Với một lực lượng lao động di cư hùng hậu như vậy, khoản tiền họ gửi về cho gia đình cộng lại sẽ là một con số không nhỏ. Vì vậy, không nên đánh giá thấp vai trò của họ trong việc cung cấp tiền lưu thông trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, có rất nhiều lao động nhập cư cảm thấy e ngại khi tiếp cận các dịch vụ tài chính của các ngân hàng lớn. Dịch vụ tương tự như M-Pesa sẽ giúp họ chuyển tiền về nhà dễ dàng hơn mà không phải chịu phí cao của các ngân hàng lớn. Kiểu tài chính vi mô này phù hợp với các nước đang phát triển. Đây cũng là một cách hỗ trợ cho người nghèo, nâng cao hiểu biết của họ về tài chính và giúp họ độc lập hơn bằng cách cung cấp cho họ những hiểu biết về tài chính cá nhân. Vì vậy, mặc dù tôi lỡ mất dịp xem linh dương đầu bò di cư ởKenya, tôi vẫn thấy hài lòng vì mình học được một cách thức hiệu quả để giúp đỡ những người di cư.
Lê Tâm dịch