Cách bờ biển Nam cực một ngàn km, một nhóm 12 người đang sống qua mùa đông tại một trong những nơi hoang vắng nhất thế giới. Trạm Concordia, một căn cứ nghiên cứu Pháp-Ý nằm trên Dải Băng Nam cực, trên thực tế ở giữa một nơi quá hoang vu; trạm gần nhất kế tiếp cũng cách đó 560km, cả nhóm đều thấy như quanh họ là một vùng trắng xóa. Những điều kiện để sinh sống ở đây cũng gần giống như khi người ta sống trên sao Hỏa và thực chất là để chuẩn bị cho việc thám hiểm sao Hỏa. Liệu tinh thần và thể chất của con người có thể vượt qua được những thử thách khắc nghiệt đó?
Chuyến máy bay cuối cùng rời khỏi mùa đông vào tháng 2. 4 tháng không nhìn thấy mặt trời và nhiệt độ âm 60oC. Vì nơi này thấp hơn mực nước biển 3.200m, những cư dân phải sống trong điều kiện dưỡng khí thiếu thốn chỉ bằng một phần ba so với ở mặt nước biển. Nơi đây không phải là môi trường bình thường đối với con người và đó chính là lý do tại sao Floris van den Berg ở đó.
Là một bác sĩ gia đình tại Hà Lan, được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA: European Space Agency) tài trợ, Van den Berg đang bắt đầu hàng loạt những dự án nghiên cứu ở Concordia để khám phá những ảnh hưởng về tâm sinh lý của con người khi họ sống trong một môi trường như vậy.
Concordia quy tụ các nhà khoa học, các bác sĩ, các nhà thám hiểm và các nhà nghiên cứu vũ trụ. Những kết quả sẽ đem lại một trải nghiệm giúp con người đối phó và thích nghi trong cuộc du hành với thời gian lâu dài trong vũ trụ.
Ông Van den Berg trả lời một cuộc phỏng vấn qua Skype: “Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA quan tâm đến nơi này bởi vì đó là một trong những nơi thực sự bị cô lập”. Ông thừa nhận có kết nối vệ tinh 512kbps (kbps: kilobit per second, đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu) tại căn cứ. Khu vực hoang vắng này hấp dẫn ông, Van den Berg từng đi thám hiểm khắp thế giới, Nam cực xa xôi nhất dường như xứng đáng là một vị trí ấn tượng để thêm vào danh sách.
Trong một cuộc mạo hiểm đi xa hơn, chẳng hạn như tới sao Hỏa, các phi hành gia sẽ phải mất thêm thời gian ở trong những khu vực đóng kín và hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Với công nghệ hiện đại, người ta phải mất 8 tháng để gửi một nhóm robot tới sao Hỏa. Chính vì vậy mà đôi khi căn cứ Concordia còn có nickname là “Sao Hỏa Trắng”.
Làm quen với sao Hỏa
Ông Van den Berg chịu trách nhiệm sưu tập những mẫu đá phiến đủ loại và dữ liệu để giúp tìm hiểu xem môi trường đã tác động ra sao đến tình trạng sức khỏe và tinh thần của con người. Một vấn đề nghiên cứu đáng quan tâm bao gồm dạy cho các thành viên trong nhóm của ông lái phi thuyền không gian giả định Soyuz, hiện đang được sử dụng để đưa những phi hành gia đến Trạm Không gian Quốc tế.
Thiết bị có một ghế ngồi và hai cần điều khiển, qua đó những người sử dụng có thể lái và cho tàu cập cảng. Sau chỉ dẫn ban đầu, ông chia đội làm 2 nhóm; một nhóm được luyện tập lái phi thuyền giả trong một tháng và nhóm kia tập trong 3 tháng, ông quan sát theo dõi khả năng thích nghi của họ đối với môi trường.
Ông giải thích: “Ý tưởng là nếu bạn đưa người lên sao Hỏa và họ sẽ ở trong phi thuyền không gian từ 6 tới 9 tháng có lẽ họ sẽ buồn chán, nhưng khi tới sao Hỏa rồi họ sẽ tập trung hoàn toàn vào việc tìm cách đổ bộ và làm việc”.
Một căn cứ Nam cực khác tên là British Halley VI cũng đang được huấn luyện lái phi thuyền giả định. Halley tọa lạc tại một độ cao thấp hơn so với mặt biển, điều này giúp nhận thức tác động về yếu tố cách ly khỏi các điều kiện thiếu thốn dưỡng khí. Một hệ thống theo dõi cũng được đặt ở Stuttgart, Đức.
Không có gì ngạc nhiên khi chuyến bay giả định đầu tiên là những trải nghiệm quen thuộc nhất đối với Van den Berg; ông cho biết đôi khi ông cũng lái trong giờ rảnh nữa. Ngoài việc tập lái, ông Van den Berg còn thường xuyên xét nghiệm bản thân ông cũng như cả nhóm, bao gồm cả nhân viên kỹ thuật và các nhà nghiên cứu đang làm việc trong những lãnh vực như thời tiết và thiên văn.
Sử dụng máy scan CT (chiếc máy đầu tiên được lắp đặt ở Nam cực) ông quan sát mật độ xương của người vì đây là vấn đề sức khỏe chính trong du hành không gian. Ông cũng lấy các mẫu máu và phân tích chúng bằng kỹ thuật Flow Cytometry (Phân tích tế bào máu theo dòng chảy) nhằm phân loại các tế bào khác nhau trong mẫu máu, theo dõi những điều kiện ảnh hưởng tới hệ miễn nhiễm; những phi hành gia NASA trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cũng đang làm như thế.
Van den Berg nói: “Bạn thấy nhiều thay đổi, đặc biệt trong thời gian đầu khi mọi người mới đến. Bởi vì thiếu dưỡng khí, bạn thấy các hormone gây stress tăng lên một chút, có phần nào đè nén lên phản ứng miễn dịch. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy mọi người đều thích nghi với cuộc nghiên cứu, bởi vì nó thực sự giống như đang xem một chương trình truyền hình thực tế vậy”.
Những yếu tố tâm lý là điều tự nhiên khi một người bị giam hãm lâu dài, và ông thường xuyên yêu cầu mọi người điền câu trả lời vào những câu hỏi về tâm trạng và giấc ngủ của họ. Những ứng viên cũng mang đồng hồ đeo tay theo dõi các sinh hoạt của họ (đặc biệt hữu hiệu để theo dõi giấc ngủ, theo thông tin cho thấy giấc ngủ của mọi người thường không tốt) đồng thời tương tác với những đèn hiệu ở căn cứ để ghi nhận những sinh hoạt của họ.
Thử thách lớn nhất
“Ghi nhận từ những năm trước cho thấy vào mùa đông, mọi người có hơi suy sụp một chút, vì người ta tự cô lập mình, tăng thêm thời gian trong phòng ngủ và ít xuất hiện trong phòng khách”, ông nói thêm. “Đây là một vấn đề bạn có thể kiểm chứng chi tiết, để thấy được động lực của nhóm, người ta đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để sinh hoạt cộng đồng và sinh hoạt riêng tư”.
- Xem thêm: Đến Nam cực săn thiên thạch
Hẳn nhiên, Van den Berg cũng không bỏ qua những tác động tâm lý khi ông sưu tập các dữ liệu, ông nói rằng một phần sự thu hút của ông đối với công việc đó là “kinh nghiệm cá nhân” về đời sống ở căn cứ. Ông cho biết những thử thách lớn nhất, đó là thích nghi với tình trạng thiếu dưỡng khí, đối phó với sự cách ly và liên tục đặt máy ghi âm nghe trộm những người sống chung như một trong những yêu cầu nghiên cứu về sinh hoạt riêng tư của họ.
Có một bác sĩ khác ở căn cứ nghiên cứu để chăm sóc sức khỏe và thương tích cho mọi người (căn cứ được trang bị phòng phẫu thuật vì hầu như cả năm họ không thể đưa bệnh nhân đến bệnh viện). Van den Berg đã bố trí sẵn một nhóm giải cứu trong trường hợp có tai nạn xảy ra bên ngoài căn cứ. “Với cái lạnh khủng khiếp ở đây, nơi mà chúng tôi gọi là ‘chỉ việc vác lên và chạy’: đặt họ lên chiếc cáng và đưa vào trong”, ông nói.
Tự khắc phục sự cố
Có những trở ngại ngẫu nhiên ngoài ý muốn. Có lần máy chụp CT đựng trong thùng chuyển đến căn cứ theo đường thủy, có một cái lỗ ở mặt bên như thể đã bị cái càng nhọn của xe bốc vác hàng đâm xuyên vào. Chẳng có dịch vụ sửa chữa nào trong phạm vi hàng ngàn cây số, tự ông Van den Berg phải nghĩ ra cách sửa chữa nó, với sự trợ giúp từ xa qua email và Skype. “May mắn là tổn thương cấu trúc không quá nhiều, chỉ cần băng dán và nhìn chung tôi có thể sửa nó được”.
Gần một năm trôi qua, ông cảm thấy vừa háo hức với nhiệm vụ của mình vừa có phần sợ hãi nó. Ông tâm sự: “Tôi luôn luôn hoàn tất những công việc như thế này, theo kiểu người ta nói: Thật là tốt đẹp. Tại sao tôi làm điều này? Vì đây là câu chuyện của đời tôi”.
Làm việc với ESA đem lại cho ông trải nghiệm mạo hiểm. Theo ông, không bao lâu nữa ESA có thể liên lạc với những phi hành gia. Với những kinh nghiệm có được từ Sao Hỏa Trắng, ông đã học hỏi được nhiều hơn hẳn những gì ông mong mỏi.