Các quốc gia trên thế giới rộng lớn đều có những phong tục, tập quán và những nền văn hóa đặc trưng khác hẳn nhau. Tuy nhiên, về một số phương diện, tuy không hẹn, nhưng loài người đã đạt tới một số điểm tương đồng đầy ngạc nhiên.
1. Ống sáo
Những người nghiên cứu âm nhạc chuyên nghiệp biết rằng có những trường phái và những phong cách âm nhạc khác nhau trên khắp thế giới.
Theo truyền thống, họ khác biệt nhau rất nhiều và tất cả những trường phái chính vẫn yêu cầu phải được đào tạo từ đầu để có thể đạt đến trình độ lão luyện.
Ngay cả các nhạc cụ truyền thống cũng khác nhau tùy thuộc vào khu vực trên thế giới, nhưng có một loại nhạc cụ phổ biến trên khắp các nền văn hóa, tất cả đều mang cùng một hình thức: đó là chiếc sáo.
Từ ney của Ba Tư, từ bansuri của Ấn Độ, từ dizi của Trung Quốc và những ống sáo không có tên gọi của người Mỹ bản địa, tất cả đều có thiết kế gần như giống nhau trong các truyền thống âm nhạc khác nhau.
Ngay cả khi tất cả chúng được làm bằng các vật liệu khác nhau (sáo Ấn Độ được làm từ tre, trong khi một cây sáo của người Mỹ bản địa có thể được làm từ gỗ), trên thực tế, tất cả chúng đều phát triển độc lập trong các nền văn hóa khác nhau.
2. Động tác gật đầu
Nếu bạn thấy mình đang ở một đất nước và một nền văn hóa hoàn toàn xa lạ với bạn, thì thật là bất lợi. Sẽ rất khó để yêu cầu ngay cả những điều cơ bản nhất, trừ khi bạn tập trung vào các ngôn ngữ cơ thể của mình.
Có một động tác phổ biến mà bạn có thể sử dụng thậm chí ở những nơi xa xôi nhất trên thế giới; đó là cái gật đầu thay cho từ “vâng” và lắc đầu thay cho từ “không”.
Cái gật đầu được sử dụng để biểu lộ sự đồng ý. Nó cũng chứng tỏ sự thừa nhận hoặc sự thân thiện, và chúng ta chưa tìm thấy bất cứ ai từ bất kỳ quốc gia nào không công nhận điều đó.
3. Những con rồng
Tất cả chúng ta đều biết rằng ngày xưa, khi thế giới còn là một nơi chốn nguy hiểm để sống và người ta phải tìm những lời giải thích trong siêu nhiên đối với những điều họ không thể hiểu được.
Có rất nhiều sinh vật thần thoại bước ra từ những cơn ác mộng của con người trong các chuyện thần thoại khác nhau trên thế giới. Tuy tất cả chúng đều khác biệt với nhau, ngoại trừ một phần trùng lặp đầy bí ẩn: những con rồng.
Những con thú bò sát có thể bay lên cao và khạc ra lửa, là một chủ đề lặp đi lặp lại trong thần thoại của các nền văn hóa, từ Scandinavia cho đến Nhật Bản.
Bây giờ, một số trong những điều đó có thể được giải thích bằng các di tích hóa thạch; chúng ta thấy xương trông giống như một loài bò sát lớn và hình dung rằng chúng phải là những sinh vật biết bay, thở ra lửa, sống trên núi.
Tuy nhiên, điều đó không giải thích được những đặc điểm tương tự nói chung, gần như huyền bí của những con rồng ở các quốc gia khác nhau.
4. Từ “huh?”
Các nền văn hóa khác nhau có những ngôn ngữ và những cử chỉ phi ngôn ngữ khác nhau để thể hiện cảm xúc nhanh chóng, chẳng hạn như những cái bắt tay.
Chúng tạo sự kết nối giữa những người không cùng một dân tộc. Tuy nhiên, vẫn có một biểu hiện bằng lời nói giống nhau trong hầu hết các ngôn ngữ và văn hóa trên thế giới.
Đó là từ “huh?” (tiếng Việt hay phát âm là “hả?”) mà ở khắp nơi trên thế giới mọi người cùng sử dụng. Điều này đã được xác nhận qua một cuộc nghiên cứu của Viện Tâm lý học Max Planck ở Hà Lan.
5. Mặt trăng
Trong các nền văn hóa cổ đại, mặt trăng xuất hiện như một thứ thật đáng sợ. Ví dụ, nguyệt thực được coi là điều tồi tệ nhất đã từng xảy ra trên khắp các châu lục.
Người Inca cổ đại cho rằng điều đó có nghĩa là một con báo đốm khổng lồ đang nhảy lên mặt trăng và sẽ đến ăn họ, còn người Mesopotami cổ đại xem đó là một cuộc tấn công trực tiếp vào nhà vua.
Nhiều nền văn hóa khác đã xem nguyệt thực là một sự kiện đáng ngại, hoặc ít nhất là một điều gì đó không vui, mặc dù trên thực tế có lẽ chưa bao giờ nguyệt thực thật đáng sợ như người xưa đã từng gán ghép cho hiện tượng này.
6. Bánh bao
Không có lãnh vực nào thể hiện sự đa dạng tuyệt đối của nhân loại rõ ràng hơn trong thức ăn của chúng ta.
Nó không chỉ được chuẩn bị khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn sống trên thế giới và các thành phần có sẵn ở nơi đó, mà nó còn thể hiện nhu cầu dinh dưỡng của những người dân ăn uống nó.
Tất cả những yếu tố đó kết hợp với nhau để làm cho thực phẩm trở thành một thành phần dễ nhận biết trong tất cả các nền văn hóa.
Một trong những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi đó là chiếc bánh bao. Từ momo ở Tây Tạng đến hoành thánh ở Trung Quốc đến tortellini ở Ý, tất cả chúng ta đều có một số phiên bản bánh bao trong nền văn hóa của chúng ta, về cơ bản là bột được bọc thành các nếp gấp xung quanh các nguyên liệu có sẵn tại địa phương và đem nấu chín.
Tuy có các biến thể khác nhau, đặc biệt là trong các thành phần được sử dụng để bọc bên trong, thì nó ít nhiều đều giống nhau. Đó cũng là một trong những món ăn lâu đời nhất, điều này có thể giải thích tại sao nó lại rất phổ biến trên toàn thế giới.
7. Những điểm tương đồng trong các ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phần bản chất của một nền văn hóa, và sự đa dạng tuyệt đối của các ngôn ngữ của nhân loại là điều thực sự đáng kinh ngạc. Mọi người đều có tiếng mẹ đẻ riêng biệt với chữ viết, cách phát âm, và ngữ pháp riêng.
Sự khác biệt là rất nhiều. Nhiều cái tên xuất hiện trong các ngôn ngữ khác nhau, tuy chúng không giống nhau, nhưng vẫn để chỉ cùng một ý nghĩa.
Một cuộc nghiên cứu khảo sát khoảng 6.000 ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy âm thanh của nhiều từ rất giống nhau để diễn tả sự thoải mái và họ cũng kết luận rằng sự gần gũi về địa lý không liên quan gì đến nó.
Nhiều lần, sự tương đồng đã được tìm thấy trong các ngôn ngữ từ các quốc gia trải rộng trên khắp bản đồ thế giới, chứng tỏ rằng theo một cách nào đó, tất cả chúng ta đều nghĩ về ngôn ngữ theo những cách tương tự nhau.
8. Cung và tên
Vào thời cổ đại, khi các khu vực khác nhau chưa tiếp xúc với nhau, nhiều loại vũ khí đã được phát triển độc lập, chúng được hình thành bởi địa hình và hình thức xung đột.
Nhiều vũ khí trong số đó không bao giờ xuất hiện ở các khu vực khác cho đến mãi sau này (như kỵ binh, một hiện tượng khá gần đây trong lịch sử châu Âu), và thông thường, những vũ khí độc đáo đó là yếu tố quyết định sự thay đổi biên giới liên tục trong lịch sử.
Các vũ khí nói chung khác hẳn nhau trên khắp thế giới, ngoại trừ có một thứ xuất hiện trong hầu hết các truyền thống quân sự: đó là cây cung.
Cung tên đã xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa, và trong những thời kỳ đầu của nền văn minh nhân loại. Một số nhà khảo cổ đã phát hiện những tổ tiên đầu tiên của chúng ta đã từng thử nghiệm các loại đầu mũi tên khác nhau.
9. Văn hóa dân gian
Mỗi nền văn hóa đều có văn hóa dân gian và thần thoại riêng; phần nhiều trong số chúng là những câu chuyện thú vị với những bài học quan trọng, và cũng phần nhiều trong số đó chỉ miêu tả về những con quái vật khủng khiếp mà người ta sợ hãi vào thời điểm đó.
Nó cũng rất đa dạng tùy thuộc vào vị trí địa lý của mỗi quốc gia, đây là điều hiển nhiên, vì hầu hết các nền văn hóa không có liên hệ gì với nhau trong khi tất cả những điều đó được viết xuống.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là tuy có sự khác biệt về địa lý và ngôn ngữ, cũng như không có sự tiếp xúc nào, nhiều chủ đề tương tự như nhau đã xuất hiện trong thế giới văn hóa dân gian.
Chẳng hạn như nhân vật có hình dạng nửa loài rắn, nửa người xuất hiện trong rất nhiều thần thoại Ấn Độ.
Nó cũng là nét đặc trưng nổi bật, với những đặc điểm tương tự như trong truyền thuyết Trung Quốc cổ đại, cũng như trong truyền thuyết của một bộ lạc Tây Phi được gọi là Dogon.
Có rất nhiều điểm tương đồng giống nhau như vậy trong các tôn giáo dường như khác nhau, chẳng hạn như sự sáng tạo của Trung Quốc và tiếng Do Thái cũng như các truyền thuyết về lũ lụt, vượt xa những gì bạn có thể gán cho các nền văn hóa ảnh hưởng lẫn nhau.
10. Chiếc giày của nàng Lọ Lem
Câu chuyện về Cô bé lọ lem (tức nàng Cinderella, cũng còn có tên là The Little Glass Slipper – Chiếc giày nhỏ bằng thủy tinh), là một trong những câu chuyện dân gian quen thuộc nhất trong thế giới phương Tây. Chẳng ai mà không biết câu chuyện đề cập đến sự thử thách, tình yêu và kích cỡ giày.
Điều mà tất cả chúng ta đều không nhận ra là nó không chỉ giới hạn trong thế giới phương Tây, Cô bé lọ lem là một trong những câu chuyện lâu đời nhất trên thế giới và xuất hiện với những thay đổi nhỏ ở nhiều quốc gia khác nhau.
Truyện Cô bé Lọ Lem đã lùi xa ít nhất là vào năm 850 sau Công nguyên dưới dạng truyện dân gian Trung Quốc có tên là Yeh-Shen.
Kể về một cô gái sống với cha mẹ đối xử tệ bạc với cô, và một sinh vật có phép thuật đã giúp cô nên duyên với nhà vua trong một buổi lễ.
Cô cũng để lại một chiếc dép phía sau giúp nhà vua tìm thấy cô và cuối cùng cưới cô. Truyện tuy có khác với bối cảnh Lọ Lem ở châu Âu, nhưng về cơ bản là cùng một câu chuyện.
Đó chỉ là phiên bản tiếng Trung mà chúng ta đã biết; một phiên bản Lọ Lem sớm nhất có thể thực sự lùi xa đến năm thứ 7 trước Công nguyên.
Và truyện Tấm Cám của Việt Nam cũng có đoạn cô Tấm đi thử chiếc giày và trở thành hoàng hậu của nhà vua, tương tự như truyện Cô bé Lọ Lem.
Đa số mọi nền văn hóa đều có phiên bản riêng của họ, chứng tỏ rằng cho dù khác nhau như thế nào, những câu chuyện của chúng ta vẫn theo cùng một khuôn mẫu.