Ngành sản xuất của Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ
Trung Quốc bỗng chốc bị tụt hậu trong cuộc chạy đua sản xuất toàn cầu khi lương công nhân tăng cao cùng với mức giá năng lượng biến động đang đặt ra những áp lực không nhỏ cho quốc gia được mệnh danh là “công xưởng thế giới”. Dựa theo báo cáo từ tổ chức tư vấn Boston Consulting Group phát hành đầu tuần qua, Trung Quốc nằm trong danh sách các nền kinh tế đang bị mất dần yếu tố cạnh tranh về giá thành sản xuất trong mắt thị trường nhập khẩu Mỹ. Danh sách này có cảBrazil, Nga, Cộng hòa Czech và Ba Lan. Không những thế, tỷ lệ tăng lương ổn định và giá cả năng lượng thấp hơn đang khiến Mexico và chính nước Mỹ trở thành những địa điểm sản xuất hấp dẫn hơn bao giờ hết và trên thực tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ chọn sản xuất hàng hóa ở trong nước vào những thập niên tới. Nghe có vẻ khôi hài, nhưng BCG khẳng định đang có không ít công ty đa quốc gia bắt đầu di dời nhà máy sản xuất ra khỏi những quốc gia có chi phí sản xuất cao hơn sang những quốc gia có chi phí sản suất thấp hơn và Mỹ đang là một điểm đến mới vô cùng thu hút. Vô hình trung điều này thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận trước đây rằng sản xuất hàng hóa tại châu Á và Nam Mỹ luôn rẻ hơn sản xuất tại Hoa Kỳ. Số liệu mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết sản xuất công nghiệp trong tháng 7-2014 gia tăng 0,4%, đánh dấu tháng thứsáu liên tiếp gia tăng và tổng sản lượng hồi tháng qua cũng đạt mức 1% cao nhất kể từ 2-2014. Nếu như người Mỹ đã phải mất đi hàng trăm ngàn công việc sản xuất rơi vào các nước đang phát triển và việc chuyển biến ấy không phải là câu chuyện nay mai thì bức tranh ngành sản xuất tại Trung Quốc đang thay đổi vô cùng rõ nét. Trong 10 năm qua kể từ 2004, mức lương căn bản của quốc gia đông dân nhất thế giới này gia tăng gấp năm lần, trong khi ở Mexico con sốấy chỉ là 67%; giá điện tăng 66%, giá khí đốt thiên nhiên tăng 138%. Còn so với Mỹ, chỉ số giá cả sản xuất cạnh tranh của BCG cho hay giá cả sản xuất tại Mỹ chỉ cao hơn trung bình 4% so với Trung Quốc trong thời điểm 2014, một sự thu hẹp khoảng cách vô cùng lớn so với thập niên 1980 khi hàng hóa “Made in China” bắt đầu nhập khẩu đại trà vào Mỹ. So với 10 năm trước, giá cả khí thiên nhiên tại Bắc Mỹ đã giảm 25% – 35%, mức lương trung bình tại Mỹ là 7,25 USD đến 10 USD/giờ. Theo BCG, những lĩnh vực công nghiệp bao gồm chi phí lao động thấp và yêu cầu phí vận chuyển cao có khả năng sẽ rời khỏi Trung Hoa đại lục và trở về đại bản doanh sản xuất ở Mỹ, trước tiên các loại hàng bao gồm máy tính, hàng điện tử, hàng gia dụng, thiết bị điện, đồ nội thất và phương tiện giao thông từ xe tải đến xe đạp.
B. Trịnh theo CNBC