Nếu lịch sử văn học dạy chúng ta một điều thì đó là con người cũng bối rối và non nớt vào thời Trung cổ giống như họ bây giờ. Từ những mật mã không thể phá vỡ đến những hình vẽ nguệch ngoạc biểu trưng cho dương vật trong thế kỷ 13 bên lề những cuốn Kinh thánh, lịch sử giống như một sáo ngữ bao gồm tất cả những thứ không bao giờ kết thúc.
Dưới đây là những cuốn sách kỳ quái từng xuất hiện trong lịch sử.
1. Codex Seraphinianus
Được viết bằng một loại ngôn ngữ mà không ai hiểu được và chứa đầy các hình minh họa về những điều siêu thực, bất khả tri, Codex Seraphinianus có thể là cuốn bách khoa toàn thư kỳ lạ nhất trên thế giới. Khi kiến trúc sư người Ý Luigi Serafini xuất bản cuốn sách vào năm 1981, ông đã trình bày nó như một công trình khoa học thực tế. Tuy nhiên, nhìn vào mớ “hổ lốn” kỳ dị của các tấm hình, người ta chỉ thấy rằng Codex Seraphinianus là bất cứ điều gì ngoài khoa học.
Toàn bộ cuốn sách được viết tay và các hình minh họa đều được vẽ và tô màu bởi chính Serafini, một công việc mà ông đã làm trong 2 năm. Các học giả đã mất nhiều năm cố gắng giải mã cuốn sách, nhưng điều duy nhất mà họ tìm ra được là chữ “Seraphinianus” chỉ là một biến thể của tên Serafini. Đối với ngôn ngữ cuốn sách, bảng chữ cái có khoảng hai tá ký tự và không có liên quan gì đến những thứ mà loài người đã tạo ra.
2. Cuốn sách Soyga
Vào ngày 10.3.1552, nhà toán học John Dee đã có cuộc trò chuyện với một thiên thần. Là một người đặt niềm tin vững chắc vào cả khoa học và sự huyền bí, cuộc sống của Dee nằm giữa ranh giới thực tế và thế giới tâm linh. Ông đã tích lũy một lượng lớn kiến thức từ thư viện lớn nhất ở London, nhưng cuốn sách ẩn danh mà ông chú ý nhất chính là cuốn sách Soyga.
Cuốn sách là một câu đố hóc búa với trên 40.000 chữ bao trùm các trang của nó, nhưng chúng được sắp xếp theo một cách thức khó hiểu. Khi Dee làm việc không mệt mỏi để dịch mã, anh dần nhận ra rằng Soyga là cuốn sách chuyên sâu về các câu thần chú. Bí ẩn lớn nhất được chứa trong 36 trang cuối. Mỗi trang được dành cho một bảng mã, loại mật mã mà Dee chưa bao giờ có thể bẻ khóa. Vì vậy, ông quyết định vượt ra khỏi thế giới đang sống để tìm câu trả lời.
Trong một chuyến đi đến châu Âu, Dee đã sử dụng một phương tiện tâm linh để “triệu tập” tổng thiên thần Uriel. Dee mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi xem cuốn sách có ý nghĩa gì không. Uriel trả lời rằng sách Soyga đã được trao cho Adam trong Vườn địa đàng. Khi Dee yêu cầu trợ giúp dịch các bảng mã, Uriel trả lời rằng ông ta không có đủ thông tin cần thiết; chỉ có tổng lãnh thiên thần Michael biết được bí mật này.
Dee không bao giờ “triệu tập” được Michael và sau khi ông mất, cuốn sách đã bị mất tích trong gần 500 năm. Hiện tại có hai bản sao được biết đến của cuốn sách Soyga – một trong Thư viện Anh quốc và một trong Thư viện Bodleian Oxford. Mật mã cuốn sách vẫn chưa được giải quyết.
3. Biên niên sử Prodigiorum Ac Ostentorum
Còn được gọi là Biên niên sử Portents and Prophecies, cuốn sách này được viết vào năm 1557 bởi nhà nhân văn học người Pháp Conrad Lycosthenes. Được xem như một quyển bách khoa toàn thư, cuốn sách ghi chép những sự kiện xảy ra ở thế giới bên kia kể từ thời Adam và Eva.
Nhưng trong khi cuốn bách khoa toàn thư Seraphinianus là một cuốn sách giả tưởng, biên niên sử của Lycosthenes lại tương đối thực tế, ít nhất là theo nghĩa nó đề cập đến các báo cáo thực tế. Xen kẽ giữa các thảm họa, lũ lụt và mưa sao băng (bao gồm cả sao chổi Halley) là những mô tả về quái vật biển, UFO và các chủ đề Kinh thánh khác nhau.
Biên niên sử của Lycosthenes cực kỳ chi tiết và có hơn 1.000 hình ảnh minh họa về các hiện tượng được mô tả. Vẫn còn một số bản đang được lưu hành, thường là trên các trang web mua bán sách hiếm, nơi chúng được bán với giá vài ngàn đô la mỗi quyển.
4. The Ripley Scrolls
Khi Isaac Newton bắt đầu tập trung nghiên cứu thế giới huyền bí của giả kim thuật, ông đã dành phần lớn thời gian vào các tác phẩm của George Ripley, một nhà văn sống vào thế kỷ 15, người đã viết một số tác phẩm dài nhất về chủ đề này. Không nghi ngờ gì nữa, ông ta chắc chắn là con người bí ẩn được biết như là tác giả của The Ripley Scrolls.
Các cuộn giấy chứa đựng các công thức để tạo ra hòn đá triết gia, một loại vật liệu hư cấu được cho là có thể biến chì thành vàng. Mặc dù phiên bản gốc của The Ripley Scrolls đã bị mất theo thời gian, một số nghệ sĩ vào thế kỷ 16 đã tạo ra bản sao các tác phẩm giả kim, và 23 cuốn trong số đó vẫn còn tồn tại. Mỗi cái có một chút khác nhau vì tất cả các bản sao đều được làm bằng tay. Cuộn lớn nhất dài 6 mét, với một loạt các hình minh họa dày đặc bao trùm phần lớn của nó.
5. Câu chuyện về những cô gái Vivian
Suốt thời gian Henry Darger làm công việc của một người gác cổng ở trung tâm thành phố Chicago, không ai biết rằng ông đang bí mật viết một trong những cuốn truyện kỳ lạ và phức tạp nhất mọi thời đại. Khi ông qua đời vào năm 1973, chủ nhà của Darger đã phát hiện ra một bản thảo dài 15.000 trang có nhan đề Câu chuyện về những cô gái Vivian trong cái được gọi là Cõi vô định, của cơn bão chiến tranh Glandeco-Angelinian, gây ra bởi cuộc nổi loạn nô lệ trẻ em.
Cuốn sách này rất dày, là một thiên anh hùng ca bao gồm hơn 9 triệu từ và hơn 300 hình minh họa màu nước, hầu hết được tạo ra bằng cách ghép các hình ảnh từ các tạp chí và báo chí. Một số hình minh họa cuối cùng được ghép trên những tờ giấy khổng lồ rộng hơn 3 mét. Không ai thực sự biết Darger đã viết cuốn sách này bao lâu, có thể là ä hàng chục năm. Darger sống trong cùng một căn hộ đơn độc, chật chội trong hơn 40 năm, và ông chưa từng nói một lời về giấc mơ trọn đời của mình với bất cứ ai.
6. Popol Vuh
Gọi Popol Vuh là “kỳ quái” có lẽ không chính xác; trong bối cảnh thực tế, nó không khác bất kỳ cuốn sách thần thoại hay lịch sử nào. Nhưng từ góc nhìn bên ngoài, bộ sách này thật ngoạn mục. Được viết trong nhiều thế kỷ bởi một số người không xác định, Popol Vuh bao quát toàn bộ lịch sử và thần thoại của người Maya, với tư liệu được lấy từ văn chương truyền khẩu của những người Maya của thế kỷ 16.
Vào đầu những năm 1700, một linh mục thuộc dòng Dominican tên là Francisco Ximenez đã đi vào trung tâm của nền văn minh Maya và bắt đầu phiên dịch Popol Vuh, có nghĩa là “Sách của nhân dân” theo tiếng Maya.
Cuốn sách nguyên thủy của Ximenez được chia thành 2 cột, một cột là tiếng K’iche – ngôn ngữ của người Maya ở Guatemala, và một trong tiếng Tây Ban Nha. Nhờ vậy mà chúng ta vẫn có một phiên bản tương đối chính xác của các câu chuyện, thậm chí sau 4 thế kỷ dịch thuật.
Nội dung của cuốn sách bao gồm tất cả mọi thứ từ khi thế giới được tạo ra cho đến khi nó được viết ra, giống như người Maya song song với kinh thánh.
7. Rohonc Codex
Một trong những cuốn sách bí ẩn nhất còn tồn tại đến ngày nay được gọi là Codex Rohonczi, thường được đánh vần là Rohonc Codex. Không chỉ chúng ta không biết nó nói gì, mà cũng không biết nó đến từ đâu. Vào đầu thế kỷ 19, bản thảo đã được tặng cho Viện Hàn lâm khoa học Hungary ở thành phố Rohonc, nhưng đó cũng là nơi mà dấu vết khép lại.
Một trong những lý do Codex Rohonc vẫn chưa được công bố trong thời gian dài là do bảng chữ cái của nó. Hầu hết các bảng chữ cái có khoảng từ 20 đến 40 ký tự, khiến việc thay thế các ký hiệu được mã hóa bằng các chữ cái tương đối dễ dàng.
Nhưng Codex Rohonc có gần 200 biểu tượng riêng biệt trong 448 trang sách và cho dù có rất nhiều học giả tìm cách bẻ khóa nó, không ai có thể đồng ý về một bản dịch, chứ đừng nói đến một khu vực địa lý chung nơi nó có thể được viết. Người ta đoán rằng phạm vi là từ Hungary đến Romania đến Ấn Độ.
Nó có một mật mã ấn tượng đến nỗi các học giả trong thế kỷ 19 đã kết luận rằng nó hẵn là một trò lừa bịp, mặc dù ngày nay nó được cho là nguyên bản. Nếu muốn tìm hiểu về nó, bạn có thể truy cập tất cả các trang trên mạng trực tuyến.
8. Codex Mendoza
Lịch sử của Codex Mendoza đọc giống như cốt truyện của một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm. Sau cuộc chinh phạt lâu dài và đẫm máu của đế chế Aztec, người Tây Ban Nha tuyên bố khu vực Mexico của họ là tài sản của vua Tây Ban Nha, và họ đã đặt Antonio de Mendoza làm tổng trấn đầu tiên của đế chế mới. Một trong những hành động của Mendoza trong vai trò người cai trị là gửi các tài liệu về lịch sử của người Aztec về Tây Ban Nha bằng tàu biển.
Trên đường đi, hải tặc Pháp đã chiếm giữ con tàu Tây Ban Nha, giết chết mọi người trên tàu và cướp phá kho hàng của nó. Codex Mendoza đã được mang đến Pháp, và sau đó nó được tìm thấy bởi một trong những cố vấn của nhà vua vào năm 1553. Trong một trăm năm tiếp theo, Codex Mendoza trôi nổi khắp châu Âu, nổi lên ở đây và ở đó trước khi rơi vào tình trạng mù mờ. Cho đến năm 1831, tài liệu đã được tìm thấy trong một phòng lưu trữ tại thư viện Bodleian.
Cụ thể, Codex Mendoza chia thành 3 phần. Phần đầu tiên đề cập về dòng dõi của các vị vua Aztec, phần thứ hai liệt kê tất cả các thị trấn Mexico đã trả thuế cho đế chế Aztec, và phần thứ ba mô tả về cuộc sống hàng ngày của người Aztec. Những hình ảnh được vẽ bằng tay bởi các nô lệ Aztec dưới sự chỉ huy của đế chế Tây Ban Nha. Codex Mendoza cho chúng ta cái nhìn rộng hơn về đế chế Aztec. Điều này đặc biệt quan trọng kể từ khi người Tây Ban Nha đốt cháy gần như mọi thứ mà người Aztec có.
9. Tác phẩm Dancing Lessons For The Advanced In Age
Dancing Lessons for the Advanced in Age (Các bài học khiêu vũ cho người cao tuổi) là một cuốn tiểu thuyết của Czech được viết vào năm 1964 bởi Bohumil Hrabal. Nó kể một câu chuyện về một ông già đi đến 6 người phụ nữ đang tắm nắng giữa thành phố và bắt đầu nói về những điều đã xảy ra trong cuộc sống của ông.
Điều này nghe có vẻ như một tác phẩm văn học bình thường, ngoại trừ một điều: toàn bộ cuốn sách chỉ có một câu. Trong khi đó, cuốn sách của Hrabal dài 128 trang, làm cho nó chỉ ngắn hơn một chút so với tác phẩm The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) của nhà văn Scott Fitzgerald.
Hrabal được biết đến qua việc sử dụng những câu rất dài trong tiểu thuyết của mình, một phong cách giúp ông kết hợp cảm giác vừa buồn vừa hài trong một sự kiện duy nhất. Ông được coi là một trong những tác giả người Czech vĩ đại nhất trong lịch sử, và Dancing Lessons đã được gọi là “cuốn sách hay nhất mà bạn chưa từng đọc.”
10. The Smithfield Decretals (Các sắc lệnh Smithfield)
Chính thức thì nó được gọi là Decretals of Gregory IX. Đây là một bộ sưu tập luật kinh điển được đặt hàng vào thế kỷ 13 bởi Đức Giáo hoàng Gregory IX. Những bộ sưu tập như vậy khá phổ biến vào thời điểm đó, nhưng điều kỳ lạ là những hình minh họa đi cùng với chúng.
The Smithfield Decretals được tạo ra như một bản thảo được chiếu sáng, đó là một phong cách kết hợp giữa hình minh họa và thư pháp hoa mỹ với chữ viết. Đó là một quá trình tốn kém bởi vì mỗi bản vẽ phải được thực hiện bằng tay. Một lần nữa, không có gì bất thường về điều đó; nhiều văn bản tôn giáo ban đầu đã làm điều đó.
Nhưng khi tìm hiểu kỹ các minh họa phong phú trong The Smithfield Decretals, bạn sẽ tìm thấy một số điều rất kỳ lạ. Rải rác khắp các trang là những cảnh bạo lực của những con thỏ khổng lồ chặt đầu người, ngỗng ăn thịt sói, kỳ lân.