Nhưng nóng bỏng khi Yohji Yamamoto lại chính là cái tên châu Á được nhắc đến nhiều nhất, bộ sưu tập hao tốn giấy mực của giới báo chí Pháp nhất khi lần đầu tiên ông công diễn bộ sưu tập của mình tại đây.
Con đường đến thời trang quốc tế
Chẳng phải là nhà thiết kế Nhật Bản đầu tiên bước chân lên sàn diễn danh vọng Paris, kinh đô của thời trang đầy những kẻ ngạo mạn nhất trong thế giới hoa lệ, bởi trước đó Kenzo đã trình diễn tại đây năm 1970 và Issey Miyake xuất hiện ba năm sau đó. Nhưng phải đến khi đội quân người mẫu không trang điểm, mặc đồ đen, đi giày đế phẳng của Yohji Yamamoto và Rei Kawakubo “diễu hành” trên sàn diễn Paris, người ta mới nói đến một làn sóng mới, “thời trang ý niệm”, “thời trang tri thức” hay “phản thời trang”
Năm 1982, tờ báo cánh hữu Le Figaro thậm chí đã dùng đến câu “mối đe dọa màu vàng phía chân trời” để nói đến sự hiện diện bất thường của người Nhật. Hai năm sau mùa trình diễn thu-đông 1981 đáng nhớ đó, người ta vẫn còn dùng các thuật ngữ như “Holoscaut chic”, “trang phục của sự khốn khổ”, “thời trang tang tóc” hay “giẻ rách” để giễu cợt các trang phục đen, rộng quá cỡ, phi đối xứng, không hình dạng cụ thể và không lành lặn của họ. Nhưng chỉ sau vài năm, vào cuối những năm 1980, Yohji Yamamoto đã trở thành một biểu tượng của thiết kế thời trang, một thần tượng của biết bao tín đồ yêu thời trang và những nhà thiết kế trẻ lúc bấy giờ.
Paris, nơi mà mọi thứ khắc nghiệt với tất cả những gì liên quan đến thời trang, giờ đây chấp nhận Yamamoto như là một con người tài năng xuất chúng. Con người không để “Nhật Bản” hay “Pháp” đánh bại phong cách thiết kế của mình. Chính bởi tự ông đã xác định mình sẽ tránh xa hình ảnh truyền thống của Nhật Bản để đi theo cảm xúc của riêng mình. Người dân Paris và thế giới cảm nhận được sự tinh tế, đẳng cấp và thống lĩnh một mình trong những thiết kế của ông.
Phong cách bất hủ của Yohji Yamamoto
Rei Kawakubo và Yohji Yamamoto xuất hiện lần đầu tiên tại Paristrong giai đoạn hoàng kim của Haute Couture. Đó là lúc hai ngôi sao mới – Thierry Mugler và Claude Montana bắt đầu tỏa sáng. Thời trangParis, hay nói rộng hơn, của phương Tây, đẹp lộng lẫy với các màu sắc sặc sỡ và kiểu dáng mới, sexy, táo bạo. Vai rộng, eo bó cực chặt. Những đường cong khêu gợi của cơ thể phụ nữ được phơi bày dưới chất liệu latex bóng của Thierry Mugler, hay với những đường cắt thiện nghệ của Azzedine Alaia.Haute Couture dùng cả trang phục và chất liệu của tình dục bạo lực để thể hiện vẻ đẹp cực đoan của người phụ nữ. Phải nói thêm, đây là vẻ đẹp phụ nữ nhìn với con mắt của đàn ông. Người Nhật, với màu đen ảm đạm và các trang phục tiêu điều “giả khổ”, phi giới tính nằm ở đối cực còn lại của thời trang.
Phong cách của họ khác biệt trên mọi phương diện, từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đến cách hoàn thiện trang phục, phủ nhận hoàn toàn những quy tắc tưởng chừng bất di bất dịch của thời trang phương Tây. Thật là một điều thú vị, sự tiêu pha quá khích trong thập niên 1980 bắt nguồn từ sự lạc quan vô bờ bến đã đem lại thành công cho “thời trang nghèo” của người Nhật.
Tầm ảnh hưởng đến thời trang đương đại
Đến nay, quần áo Yamamoto được sản xuất và bán hơn tám dòng riêng biệt và hàng chục nước trên thế giới. Tác phẩm của ông đã được công nhận rộng rãi như là một khía cạnh quan trọng của phong trào thời trang Nhật Bản và bất chấp những xu hướng mới xuất hiện, phương pháp tiếp cận của ông vẫn tôn trọng và sử dụng rộng rãi ngày nay.
Cuộc hợp tác nhỏ cho bộ sưu tập Thu-Đông năm 2001 đã dẫn đến việc thành lập thương hiệu với phong cách thể thao Y3. Phải chăng đây mới là rảo cản lớn nhất? Nhiều người có lý khi cho rằng điều này đa “thương mại hóa” Yohji.50.000 đôi giày được đánh dấu bằng ba sọc của adidas và chữ ký của Yohji Yamamoto đã được bán hết chỉ trong hơn một năm đầu tiên. Cũng dễ dàng dự đoán rằng Y3, với phong cách phổ thông, trẻ trung sẽ đạt doanh thu cao gấp nhiều lần thương hiệu riêng của nhà thiết kế.
Tuy vậy, những chất riêng của Yamamoto vẫn được giữ nguyên trong thương hiệu mang tên mình. Ông không chạy theo lợi nhuận mà lưu lại những giá trị và phong cách thiết kế riêng của mình cho dù sản phẩm có đắt đỏ đến đâu. Với ông, thiết kế đã giống như một lẽ sống, và chắc chắn ông sẽ là biểu tượng cho sự bứt phá trong thời trang mà những kẻ ngoại đạo phải say mê và những nhà thiết kế trẻ cũng phải ngưỡng mộ.