Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
16/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Chuyện làm ăn

Việt Nam trong dòng chảy lao động tại châu Á

Doanh Nhan Online Đăng bởi Doanh Nhan Online
30/01/2015
Trong Chuyện làm ăn
Việt Nam trong dòng chảy lao động tại châu Á
Share on Facebook

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, còn được gọi là vùng Đông Á, trong 40 năm qua đã phát triển năng động. Công nghiệp hóa lan tỏa từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, Đài Loan, rồi đến Trung Quốc lục địa và nhiều nước ở ASEAN. Quá trình đó được thúc đẩy bởi sự di chuyển nhộn nhịp của tư bản, công nghệ và tri thức kinh doanh từ các nước đi trước đến các nước đi sau. Những năm gần đây một yếu tố khác ngày càng nổi bật trên bức tranh sống động đó. Đó là lao động. Đây là yếu tố di chuyển từ nước đi sau đến nước đã phát triển, nghĩa là đi ngược dòng với tư bản, công nghệ và tri thức kinh doanh. Nhưng trong 40 năm qua cũng có hiện tượng một số nước xoay chuyển dòng chảy, từ vị trí của nước xuất sang nước nhập khẩu lao động. Qua các hiện tượng này ta có thể thấy được trình độ phát triển của các nước, và đôi khi thấy được hình ảnh không mấy tốt đẹp của một số nước trên vũ đài quốc tế.

 

DN594+595_Chuyende300115_Viet-Nam

 

Tại Đông Á bắt đầu có hiện tượng xuất khẩu lao động từ thập niên 1970, chủ yếu là lao động nam từ Philippines, Thái Lan và Indonesia sang làm việc trong ngành xây dựng tại các nước Trung Đông, và lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông Âu. Sang thập niên 1980, lao động di chuyển trong nội bộ khu vực Đông Á bắt đầu tăng, lúc đầu chủ yếu là lao động nữ từ Indonesia, Philippines và Việt Nam di chuyển sang Đài Loan, Singapore và Thái Lan, sau đó đến Nhật và Hàn Quốc. Vào thập niên 1980 và 1990, công việc chính của những lao động nữ này là giúp việc nhà, nhưng sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như săn sóc người già, phục vụ trong các nhà hàng, v.v…

Năm 2012, Philippines xuất khẩu khoảng 1,8 triệu, Indonesia khoảng 19 vạn người. Việt Nam vào năm 2013 xuất khẩu độ 9 vạn lao động. So với Philippines và Indonesia, số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam ít hơn nhiều, một phần vì quy mô dân số nhỏ hơn. Nhưng đó là nói về lao động xuất khẩu đến toàn thế giới. Nếu chỉ kể những thị trường chính ở Á châu thì số lượng lao động đến từ Việt Nam, Indonesia và Thái Lan gần như tương đương.

Tại các nước phát triển ở Đông Á, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển sang nước ngoài (đầu tư trực tiếp) những ngành dùng nhiều lao động giản đơn. Tuy nhiên, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô khá lớn nên không thể chuyển hết ra nước ngoài, nhất là những lĩnh vực như xây dựng, nhà hàng và dịch vụ săn sóc người già vốn là những ngành không thể dịch chuyển sang nước khác.

Từ thập niên 1980, Nhật Bản ngày càng thiếu hụt lao động trong những lĩnh vực vừa kể nhưng không tích cực nhập khẩu do lo ngại an ninh xã hội không bảo đảm vì lao động giản đơn từ nước ngoài đến thường gặp trở ngại về ngôn ngữ và bất đồng về văn hóa. Nhật có chính sách chỉ nhận thực tập sinh (độ 155.000 người vào cuối năm 2013), là những người có trình độ văn hóa nhất định và từ đầu được các công ty Nhật bảo lãnh. Do chính sách này, vì tiềm năng cung và cầu khá lớn nên lao động giản đơn đến Nhật theo các kênh bất hợp pháp và không có tư cách cư trú hợp pháp.

Hàn Quốc cũng thiếu lao động giản đơn từ đầu thập niên 1990. Lúc đầu họ cũng hạn chế lao động nhập cư nhưng đến năm 2004 đã đưa ra chính sách tiếp nhận có tổ chức bằng cách phát hành thẻ cho phép làm việc đối với lao động nước ngoài theo hiệp định với nước xuất khẩu. Vào cuối năm 2012, tại Hàn Quốc có 600.000 lao động nước ngoài trong đó 550.000 là lao động giản đơn, phần lớn có xuất xứ từ Philippines và Việt Nam.

Đài Loan bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ năm 1989, lúc đầu giới hạn trong ngành xây dựng nhưng hiện nay phần lớn lao động nước ngoài làm việc trong các ngành chế tạo công nghiệp. Vào năm 2013 lao động giản đơn nước ngoài tại Đài Loan độ 490.000 người, phần lớn đến từ Indonesia và Việt Nam.

Trường hợp Thái Lan rất đặc biệt. Vào thập niên 1970, họ bắt đầu xuất khẩu lao động nhưng cuối thập niên 1990 – sau một thời gian phát triển nhanh – họ thiếu lao động nên xuất khẩu chấm dứt và chuyển sang nhập khẩu, chủ yếu từ Myanmar.

Như vậy, dòng chảy lao động tại vùng Đông Á có hai đặc tính. Một là, những nước thành công trong chiến lược phát triển kinh tế là những nơi ngày càng nhập khẩu nhiều lao động. Trong đó, một số nước có kinh nghiệm xuất khẩu lao động trong thời gian ngắn như Hàn Quốc và Thái Lan nhưng đã sớm chuyển vị trí sang nước nhập khẩu. Hai là, những nước đã xuất khẩu lao động từ rất sớm và hiện nay còn tiếp tục xuất khẩu với quy mô lớn là Philippines, Indonesia và Việt Nam.

Nhìn từ vị trí của người lao động xuất khẩu, ta có thể nêu một số điểm quan trọng. Thứ nhất, lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển nhất là các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, thông thường làm việc trong những môi trường khó khăn, quyền lợi của người lao động thường bị xâm phạm vì phần lớn việc xuất nhập khẩu lao động không được tổ chức chu đáo, không có sự cam kết của xí nghiệp dùng lao động và sự giám sát của các cơ quan nước sở tại.

Thứ hai, vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa của người đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiện văn hóa, xã hội nước ngoài. Không ít người thất vọng với hoàn cảnh sống và làm việc ở xứ người, và có nhiều trường hợp phạm pháp xảy ra, gây ra hình ảnh xấu cho nước xuất khẩu lao động. Ngoài ra, cùng với điểm thứ nhất, lao động có trình độ văn hóa thấp thường dễ bị bóc lột tại xứ người.

Thứ ba, nước xuất khẩu lao động hầu hết là những nước không thành công trong các chiến lược phát triển kinh tế. Với trình độ văn hóa thấp, người dân các nước này không khỏi không lo âu khi rời xứ sở ra nước ngoài làm việc. Thành ra, nếu trong nước có công ăn việc làm, ít người muốn tham gia xuất khẩu lao động.

Thứ tư, cho đến nay, trong những nước xuất khẩu lao động chưa thấy nước nào đưa vấn đề này vào trong chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đó lao động được đưa đi sẽ bảo đảm rèn luyện được tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được sẽ được dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập công nghệ, tư bản, v.v… và có kế hoạch chấm dứt xuất khẩu lao động trong tương lai.

 

DN594+595_Chuyende300115_Viet-Nam-2

 

Riêng về Việt Nam, không kể thời kỳ quan hệ mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 7 vạn (gần đây là 9 vạn) lao động được đưa đi ra nước ngoài. Báo chí đã phản ánh tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm, của người lao động đang làm việc ở nước ngoài.

Một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết, nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của những nước này không mấy sáng sủa trên vũ đài thế giới. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong một thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước. Như đã nói ở trên, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành công trong việc chuyển dịch vị trí từ nước xuất sang nước nhập khẩu lao động. Ngược lại, Philippines là nước điển hình tiếp tục xuất khẩu lao động và cũng là nước điển hình trì trệ về kinh tế.

Do tích cực đầu tư sang Việt Nam, hiện nay (tính đến cuối năm 2014) số người Hàn Quốc sinh sống tại nước ta lên tới hơn 15 vạn. Ngược lại, tại Hàn Quốc hiện nay (cuối năm 2012) có hơn 12 vạn người Việt Nam đang sinh sống, trong đó gần 26.000 người cư ngụ bất hợp pháp. Ngoài vài ngàn người là sinh viên du học, hầu hết người Việt tại Hàn Quốc là lao động giản đơn hoặc phụ nữ kết hôn với người bản xứ mà theo nhiều nguồn tin trong đó một số không nhỏ đi làm dâu xa vì lý do kinh tế.

Như vậy có sự tương phản trong quan hệ Việt – Hàn: người Hàn Quốc đến Việt Nam là để làm chủ trong khi người Việt Nam đến Hàn Quốc là để làm thuê. Người Việt làm thuê cảở xứ mình và xứ người. Vào giữa thập niên 1960, nếu so sánh Sài Gòn với Seoul, có lẽ không ai cho rằng Seoul phát triển hơn Sài Gòn. Bây giờ thì khác. Nhiều năm gần đây khi trò chuyện với những người có vị trí lãnh đạo ở Việt Nam, tôi thường đem quan hệ lao động giữa hai nước Việt và Hàn làm ví dụ để minh họa cho một tình trạng mà không một người Việt Nam nào không cảm thấy bức xúc.

Trách nhiệm của lãnh đạo chính trị là sớm chấm dứt một tình trạng liên quan đến thể diện quốc gia này. Năm 2015 là năm chẵn kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử. Nhiều người có trách nhiệm sẽ phát biểu về tương lai Việt Nam nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến việc thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên vũ đài quốc tế về người lao động xuất khẩu.

Tokyo, trước thềm năm Ất Mùi 2015.

Trần Văn Thọ (DNSGCT)

Từ khoá: châu Ádòng chảy lao độngViệt Namxuất khẩu lao động
Bài trước đó

Infiniti QX60 – Những khát vọng giản dị

Bài kế tiếp

Vườn hoa xuân của Chanel couture xuân hè 2015

Bạn có thể quan tâm

Dassault Systèmes hợp tác cùng NTT e-MOI thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam
Chuyện làm ăn

Dassault Systèmes hợp tác cùng NTT e-MOI thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam

Đăng bởi Nam Long
15/03/2025
Mô hình trồng nấm ở xã Tà Đảnh (Tri Tôn, An Giang)
Chuyện làm ăn

Điện mặt trời nông nghiệp – Giải pháp xanh cho tương lai

Đăng bởi Thanh Anh
26/02/2025
Ông Azmi Bin Wan Hussin Wan, Giám đốc dự án CT Semiconductor
Chuyện làm ăn

CT Group phát triển nhà máy bán dẫn 100 triệu USD và giới thiệu sàn tín chỉ carbon

Đăng bởi Bảo Hướng
17/11/2024
Lần đầu tiên Việt Nam thành công sản xuất đại trà vải sinh thái từ lá dứa - 4
Chuyện làm ăn

Lần đầu tiên Việt Nam thành công sản xuất đại trà vải sinh thái từ lá dứa

Đăng bởi Minh Anh
19/09/2024
JLR đầu tư 5 triệu bảng tái tạo trải nghiệm sản xuất
Chuyện làm ăn

JLR đầu tư 5 triệu bảng tái tạo trải nghiệm sản xuất

Đăng bởi Minh Nguyệt
24/05/2024
Từ nông trại đến bàn ăn theo xu hướng nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn Châu Âu
Ẩm thực

Từ nông trại đến bàn ăn theo xu hướng nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn Châu Âu

Đăng bởi Trâm Anh
14/04/2024
IMT giới thiệu mô hình xây dựng doanh nghiệp bền vững, lấy văn hóa làm trọng tâm - 8
Chuyện làm ăn

IMT giới thiệu mô hình xây dựng doanh nghiệp bền vững, lấy văn hóa làm trọng tâm

Đăng bởi Thanh Anh
28/03/2024
T&A Ogilvy dự báo cá nhân hoá người ảo là 1 trong 7 xu hướng chủ đạo trong năm 2024 - 3
Chuyện làm ăn

T&A Ogilvy dự báo cá nhân hoá người ảo là 1 trong 7 xu hướng chủ đạo trong năm 2024

Đăng bởi Minh Anh
27/12/2023
Lỡ hẹn với Cần Giờ  một cuộc… livestream
Chuyện làm ăn

Lỡ hẹn với Cần Giờ một cuộc… livestream

Đăng bởi Ái Mỹ
07/12/2023
Xem thêm
Bài kế tiếp
Vườn hoa xuân của Chanel couture xuân hè 2015

Vườn hoa xuân của Chanel couture xuân hè 2015

MỚICẬP NHẬT

Xiaomi TV A Pro 2026: Mang cả rạp phim về phòng khách - 1
Nghe nhìn

Xiaomi TV A Pro 2026: Mang cả rạp phim về phòng khách

Đăng bởi Hải Lý
15/05/2025

Trong một thế giới nơi mọi khung hình đều có thể gợi cảm xúc, Xiaomi vừa đặt thêm một viên...

Xem thêmDetails
Hilton chọn Việt Nam mở màn châu Á – Tru by Hilton là ai? - 3

Hilton chọn Việt Nam mở màn châu Á – Tru by Hilton là ai?

15/05/2025
Redmi Note 14 Series Vàng Sa Mạc: Khi công nghệ khoác áo cảm hứng - 2

Redmi Note 14 Series Vàng Sa Mạc: Khi công nghệ khoác áo cảm hứng

15/05/2025
Samsung Vision AI Tour 2025: Khi chiếc TV không còn chỉ để xem - 1

Samsung Vision AI Tour 2025: Khi chiếc TV không còn chỉ để xem

15/05/2025
Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại - 7

Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại

14/05/2025

NỔI BẬT

  • Hilton chọn Việt Nam mở màn châu Á – Tru by Hilton là ai? - 3

    Hilton chọn Việt Nam mở màn châu Á – Tru by Hilton là ai?

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Redmi Note 14 Series Vàng Sa Mạc: Khi công nghệ khoác áo cảm hứng

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Tổng Giám đốc Sheraton Saigon Grand Opera Hotel Julian Wong: ‘Các khách sạn 5 sao khác cũng đang trên hành trình giảm dấu chân carbon’

    164 chia sẻ
    Chia sẻ 66 Tweet 41
  • Xiaomi TV A Pro 2026: Mang cả rạp phim về phòng khách

    152 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • “Phước chủ may thầy”?

    235 chia sẻ
    Chia sẻ 95 Tweet 58
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.