Selfie” (tự chụp ảnh bằng điện thoại) hiện nay đã chiếm phần lớn cuộc sống của mọi người trên Internet. Ảnh chụp selfie đang tràn ngập nguồn cung cấp dữ liệu trên Facebook và Twitter của nhiều người và cũng đang dần dần trở thành nỗi phiền toái đối với cuộc sống hàng ngày của con người.
Trong khi những người tự chụp ảnh này có thể nghĩ hoạt động nhỏ của họ vô cùng vui vẻ, ít ai biết rằng họ đang thực sự làm hại bản thân theo nhiều cách với mỗi bức ảnh selfie.
Người ta có thể tự hỏi làm thế nào một việc rất nhỏ như chụp một bức ảnh của chính mình lại có thể gây ra những tác hại to lớn.
Selfie là nguyên nhân của tai nạn
Một số tai nạn đã được ghi nhận trong những năm gần đây và có rất nhiều báo cáo về những cái chết thương tâm gây ra cho những người tự chụp ảnh thật vô lý.
– Vào tháng 4 năm 2014, một nữ nhiếp ảnh gia nghiệp dư người Nga 17 tuổi đã leo lên đỉnh một cây cầu đường sắt ở Saint Petersburg. Cô đã mất thăng bằng và rơi xuống chết sau khi chụp ảnh selfie.
– Vào tháng 5 năm 2014, phi công của chiếc Cessna 150K và hành khách của ông đã chết khi phi công mất quyền kiểm soát máy bay chỉ vì chụp ảnh selfie.
– Vào tháng 8 năm 2014, một cặp vợ chồng người Ba Lan đã rơi xuống một vách đá ở Bồ Đào Nha sau khi vượt qua một rào cản an toàn để chụp ảnh selfie. Tuy nhiên họ đã sống sót bởi hai đứa con của họ đã có mặt tại hiện trường.
Năm 2014 được công bố là “Năm Selfie” vì không chỉ chết do tai nạn, một số trường hợp còn chụp ảnh selfie của mình với một khẩu súng nã đạn vào đầu để tự tử và cố ý gây sốc cho nhiều người khác, kể cả người thân thuộc của mình.
– Tin tức mới nhất về “cái chết của ảnh selfie” liên quan đến một du khách Nhật Bản 66 tuổi đã ngã xuống một bậc thang ở đền Taj Mahal do chụp ảnh selfie.
– Tháng 1 năm 2018, Kearns, người Úc, đi du lịch cùng một nhóm bạn, nhưng anh đã cố gắng tự chụp ảnh selfie và đã rơi 130 feet từ một mỏm núi tại bờ biển du lịch nổi tiếng của Tây Úc, trước sự chứng kiến của nhiều người thấy anh bị cuốn trôi theo dòng nước. 2 giờ sau, thi thể anh đã được tìm thấy.
– Tháng 6 năm 2018, một cặp vợ chồng người Úc đi hưởng tuần trăng mật đã cố gắng chụp ảnh selfie tại một điểm du lịch nổi tiếng ở Bồ Đào Nha, đã rơi ở độ cao 100 feet và tử vong. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, họ bị mất thăng bằng, trượt chân vì cố gắng chụp chiếc điện thoại bị rơi.
- Xem thêm: Tiến hóa của nghệ thuật selfie
Theo Lucy Doyle, ảnh tự chụp đã trở thành một phần rất lớn của cuộc sống hiện đại, đã biến đổi cuộc sống đơn giản thành một cái gì đó có tầm quan trọng về mặt văn hóa liên kết với bản sắc dân tộc, sự khám phá và lòng kiêu hãnh. Vì vậy, nó đáng lo nhiều hơn chứ không phải chỉ là một chút vui vẻ vô hại. Những con số gần đây cho thấy 91% thanh thiếu niên đã thích chụp ảnh selfie và hơn 1 triệu người thực hiện mỗi ngày.
Selfie gây tổn hại tâm sinh lý cá nhân
Selfie là dấu hiệu ích kỷ
Theo các nhà nghiên cứu, bên cạnh những tổn hại tâm lý có thể gây ra cho gia đình của những người tự tử với selfie, cũng đã có các nghiên cứu cho thấy selfie có liên quan đến sự tự kỷ và sự ích kỷ.
Rối loạn tâm lý nghiêm trọng hơn đối với các cá nhân chụp ảnh selfie bao gồm “rối loạn ám ảnh cưỡng chế” và “mặc cảm ngoại hình” (Obsessive Compulsive Disorder and Body Dysmorphic Disorder).
Một trường hợp đã được ghi nhận là Danny Bowman, 20 tuổi, để được bức ảnh selfie hoàn hảo, đã bỏ học, giảm 28 cân Anh và dành đến 10 giờ mỗi ngày để chụp hơn 200 bức ảnh selfie, cố gắng để chụp được bức ảnh hoàn hảo.
Sau nhiều tháng selfie và trải qua nhiều cuộc chiến với cha mẹ, Danny cũng nhận ra rằng anh không bao giờ có thể có được sự hoàn hảo và tìm cách tự tử.
Trường hợp của Danny rõ ràng quá cực đoan, nhưng tỷ lệ các trường hợp tương tự nhưng nhẹ hơn cũng rất cao.
Khi đắm chìm vào selfie, họ không còn thời gian để tương tác với người khác bởi vì họ bị cuốn vào chính họ, lúc đầu tưởng không có gì, nhưng dần dần lại trở nên quá lớn và ngoài tầm kiểm soát.
Vì vậy, một nghiên cứu của Đại học Toronto do Daniel Re thực hiện đã phân tích thói quen chụp ảnh selfie của 198 sinh viên đại học.
Những người yêu thích selfie được yêu cầu chụp ảnh selfie và sau đó sẽ được chụp ảnh bởi một thành viên khác trong nhóm.
Các nhà nghiên cứu đã có ảnh tự chụp và hình ảnh bình thường của những người tham gia để phân tích, những người thường xuyên selfie ít hấp dẫn và ít dễ thương hơn so với những người không tham gia chụp selfie.
Ảnh tự chụp của cả hai nhóm được đánh giá là kém hấp dẫn hơn so với những bức ảnh được thực hiện bởi những người độc lập.
Họ nhận xét: “Nếu bạn không bao giờ mệt mỏi khi đăng ảnh tự chụp lên Facebook và Instagram, đã đến lúc phải ngồi lại và nhìn kỹ vào mặt bạn.
Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết những người đăng ảnh tự chụp thường xuyên không hấp dẫn và tự đánh giá quá cao vẻ đẹp của mình và điều đó có thể khiến họ trở thành người tự yêu bản thân mình”. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Social Psychological and Personality Science.
- Xem thêm: Thời của… selfie
Theo cuộc khảo sát gần đây, những người bị ám ảnh bởi ảnh tự chụp đã cho thấy xuất hiện những đặc điểm của lòng tự ái trong hành vi của họ giống như một kẻ tâm thần. Nó tạo ra một áp lực không cần thiết cho bản thân họ và sự lo lắng cho người chung quanh.
Selfie tạo ra rủi ro cho sự riêng tư
Facebook đang sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt (Dự án DeepFace) và một số chuyên gia cho rằng điều này là bất hợp pháp.
Thật đáng báo động khi nghĩ rằng Facebook xử lý 350 triệu bức ảnh mỗi ngày. Đó là nơi cung cấp thông tin vô giá cho các loại hình khai thác thương mại.
Nhưng các cơ quan thực thi pháp luật như FBI có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu này để xác minh bọn tội phạm và kẻ khủng bố.
Nhưng “kế hoạch chi tiết” mới có thể sớm được sử dụng cho các máy ATM và các mục đích hữu ích khác như mở khóa iPhone của bạn và thậm chí thanh toán bằng thẻ tín dụng. Về cơ bản, bất cứ điều gì bạn làm hoặc tải về trên máy tính của bạn đều có thể bị xâm nhập.
Selfie có thể gây nghiện
Do cố gắng để có được selfie hoàn hảo cho tài khoản của mình, selfie có thể gây nghiện và bạn có thể bị ám ảnh.
Danny Bowman đã cố tự tử chỉ vì sự tuyệt vọng do không thể có được bức ảnh tự chụp hoàn hảo dù cố gắng 10 tiếng một ngày.
Trung bình, anh có khoảng 200 ảnh tự chụp mỗi ngày. Mẹ anh đã cứu mạng anh và hiện anh ta đang dần cải tạo và đang học cách sống mà không có iPhone bên cạnh.
Selfie làm hỏng các mối quan hệ
Bạn có biết rằng những người bạn thực sự của bạn có thể không thích bạn khi bạn đăng quá nhiều ảnh tự chụp? Nó có thể làm hỏng tình bạn và các mối quan hệ.
Đây là kết luận đáng ngạc nhiên mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Heriot-Watt, Edinburgh đã thực hiện. Họ thấy rằng nó tác động tiêu cực lên sự thân thiết của tình bạn và các mối quan hệ với nhiều đối tác.
Selfie gây hại cho da
Khi bạn cho khuôn mặt của mình tiếp xúc với điện thoại thông minh, ánh sáng và bức xạ phát ra từ thiết bị của bạn có thể làm da bạn già đi và gây ra các nếp nhăn – đó là lời cảnh báo từ các bác sĩ da liễu.
“Những người mất rất nhiều thời gian selfie và các blogger nên lo lắng. Ngay cả ánh sáng màu xanh chúng tôi nhận được từ màn hình cũng có thể làm hỏng da của chúng tôi”, Simon Zoakei, Giám đốc y tế của Linia Skin Clinic ở Anh cho biết.
Các chuyên gia cho biết bức xạ điện từ từ điện thoại di động thông minh có hại cho da vì gây hư hại ADN. Nó có thể gây ra sự phá vỡ cấu trúc sợi ADN, ngăn cản sự tạo thành cấu trúc da và còn làm tăng sự oxy hóa trên da, tạo ra nhiều nếp nhăn trên da.
- Xem thêm: Loài người và Smartphone
Zein Obagi, người thành lập Viện Sức khỏe da Obagi ở Mỹ, cho biết: “Bạn bắt đầu nhận thấy kết cấu da trông bẩn thỉu ở trên mặt. Tôi nghĩ chúng ta cần tạo ra một cơ chế bảo vệ từ tính do ánh sáng đang xảy ra với da. Từ trường này đang làm thay đổi các khoáng tố bảo vệ da. Kem chống nắng sẽ không bảo vệ bạn”.
Selfie gây ra rối loạn ăn uống và trầm cảm
Do quá tập trung vào việc tự chụp ảnh chính mình, chúng ta sẽ bị tách rời khỏi những khoảnh khắc vui vẻ và sống động. Điều này có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn ăn uống và là một triệu chứng của bệnh Body Dysmorphic Disorder (BDD).
Selfie có nguy cơ mắc bệnh tâm thần và tự kỷ
Nghiên cứu từ Đại học bang Ohio phát hiện rằng những người chia sẻ nhiều ảnh tự chụp đang biểu hiện các triệu chứng tâm thần, thiếu đồng cảm.
Nhà tâm lý học Fox, người chủ trì cuộc nghiên cứu, cho biết: “Bệnh tâm thần đặc trưng bởi sự bốc đồng. Người thích selfie sẽ chụp ảnh và phát tán trực tuyến ngay lập tức. Họ muốn nhìn thấy chính họ và mọi người cũng nhìn thấy họ. Họ không muốn dành thời gian chỉnh sửa. Họ cũng không muốn dành thời gian cho các mối quan hệ thực sự của họ”.
Đó là những lý do tại sao việc chụp ảnh selfie đang đưa mọi người vào con đường nguy hiểm liên quan đến bản chất sinh học của con người, không phải là điều gì hay ho hoặc có giá trị cao.
Hiện nay các phương tiện truyền thông nhấn mạnh vào tình trạng lộn xộn theo định hướng selfie là sự sợ hãi và có vấn đề.
Phản ứng của một số nhà khoa học tiến bộ yêu cầu của chính phủ cần ra “thông báo cảnh báo” về việc chụp ảnh selfie và thậm chí ra một số điều luật.
Chính phủ Nga đã phát hành quyển sách Làm thế nào để không selfie? Điều này ngụ ý rằng mọi người nếu không tự kiểm soát được họ sẽ là nạn nhân selfie.
Nhà tâm lý học, tiến sĩ Linda Papadopoulos, đã mô tả cách mà những người trẻ tuổi có thể bị cuốn vào selfie và làm mất dần cá tính và rồi họ không biết họ thực sự là ai.
Tóm lại, selfie không hẳn xấu hoàn toàn, nhưng quá lạm dụng là không tốt. Các nhà khoa học khuyến cáo các bậc cha mẹ cần khuyến khích con trẻ sống một cuộc sống cân bằng và hãy xem selfie chỉ đơn giản là một cách để vui chơi trong thời đại kỹ thuật số.