Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
19/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Nghệ thuật

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ

Theo KTNN Đăng bởi Theo KTNN
03/06/2019
Trong Nghệ thuật
Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ - tranh thủy mặc kết hợp thư pháp 3

Hoàng đế tại vị Trần Anh Tông cùng quan quân cung kính đón thái thượng hoàng Trần Nhân Tông

Share on Facebook

Kiệt tác nghệ thuật thị giác này từng là báu vật hoàng cung triều đình Mãn Thanh ở Bắc Kinh, từ năm 1949 đến nay thuộc Bảo tàng Liêu Ninh ở TP Thẩm Dương tại Trung Hoa.

Bản phục chế bức thi họa này có kích cỡ tương đương nguyên tác đã được bán vào tháng 4.2012 với giá cao đáng ngờ: 1,8 triệu USD. Rất đáng chú ý bởi trường quyển này đặc tả nhân vật và sự kiện tại Việt Nam: Phật hoàng Trần Nhân Tông rời hành cung Vũ Lâm, được con là vua Trần Anh Tông kính cẩn đón tiếp.

Đây là bức thư họa, tức tranh thủy mặc kết hợp thư pháp, trên trường quyển có kích thước 961x28cm; riêng tranh chiếm diện tích 316x28cm. Thuật ngữ mỹ thuật 长卷/trường quyển chỉ bức thư họa dài, cuộn tròn, bình thường được người ta đặt trên bàn, vừa mở xem, vừa cuốn lại cho có chỗ. Trường quyển gồm 3 phần: dẫn thủ (nhan đề), họa tâm (tranh vẽ), đà vĩ (thơ, kệ, ký, bình, tán được viết rất đẹp).

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ - tranh thủy mặc kết hợp thư pháp 6
Bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ dài hơn 9,6m

Họa phẩm tả thực Trúc Lâm đại sĩ tức Phật hoàng Trần Nhân Tông rời Vũ Lâm – hành cung trong núi Tràng An, kề sông Ngô Đồng, nay thuộc xã Minh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Ấy là mùa đông năm Giáp Thìn 1304, trước khi về Yên Tử, thái thượng hoàng ghé kinh thành Thăng Long giúp trưởng nam là vua Trần Anh Tông thọ giới bồ tá.

Toàn bộ bức tranh thể hiện 82 nhân vật: đoàn của Giác hoàng Điều Ngự gồm 21 người, đoàn của vua Trần Anh Tông gồm 61 người. Ngoài ra, tranh còn vẽ voi, ngựa, trâu / bò, chim hạc, cùng nhiều cây cỏ, v.v.

Nhan đề kiệt tác

Năm Canh Tý 1420, niên hiệu Vĩnh Lạc XVIII, trường quyển này được sở hữu chủ là Trần Quang Chỉ – tự xưng rằng người học đạo Phật nơi sông Lô, đó là một tôn thất nhà Trần từ Đại Việt lưu vong qua Trung Hoa sau vụ Hồ Quý Ly đảo chính – mời nhà thư pháp Trần Đăng (1362-1428) viết nhan đề lên phần dẫn thủ, gồm 8 chữ triện, chia 4 hàng dọc, mỗi hàng 2 chữ: 竹林大士出山之圖/ Zhúlín dàshì ch#shân zh# tú/ Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ.

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ - tranh thủy mặc kết hợp thư pháp 1
Dẫn thủ trường quyển ghi rõ “竹林大士出山之圖/ Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”. Vậy hoặc sử dụng y nguyên nhan đề, không bỏ giới từ “chi”; hoặc Việt dịch thì có thể gọn hóa thành “Trần Nhân Tông rời núi”

Thiển nghĩ mọi người cần tôn trọng nhan đề/ titre/ title vừa dẫn, đừng cắt bỏ giới từ chi. Thậm chí, kẻ nọ người kia còn gọi Trúc Lâm đại sĩ hạ sơn đồ cực kỳ tùy tiện, hoàn toàn chẳng nên. Nếu cần thì hãy Việt dịch đoạn gọn hóa nhan đề: Trần Nhân Tông rời núi.

Cũng niên điểm 1420, phần đà vĩ bức thư họa được ghi chép văn bản của 9 danh sĩ:

  1. Trần Quang Chỉ (chủ nhân bức tranh)
  2. Hàn lâm Thị giảng Dư Đỉnh
  3. Hàn lâm Thị độc Học sĩ Tăng Khải
  4. Lâm Phục
  5. Sư Bạc Hiệp
  6. Đàm Giá Thoái Ân Nhật Đông sa môn Đức Thủy
  7. Kim Môn ngoại sử Vương Chi An
  8. Dự Chương Ngô Đại Tiết
  9. Tây Bích

Trường quyển Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ từng được bảo lưu trong cung đình nhà Thanh ở thủ đô Bắc Kinh. Ác Tân Giác La Phổ Nghi (1906-1967), vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa quân chủ, thoái vị năm 1912 khi cách mạng Tân Hợi bùng nổ, rời Tử Cấm Thành vào tháng 10.1924 đã mang theo một số bảo vật, có bức thư họa này.

  • Xem thêm: Ngựa và nghệ thuật thăng hoa

Ngày 1.3.1932, đế quốc Nhật Bản dựng Phổ Nghi làm quốc trưởng nước Mãn Châu. Ngày 17.8.1945, trên đường trốn qua Nhật Bản, Phổ Nghi bị hồng quân Liên Xô bắt giải đi Sibéri. Trải bao lưu lạc, đến năm Kỷ Sửu 1949, trường quyển Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ thuộc Bảo tàng Đông Bắc, nay gọi Bảo tàng Liêu Ninh, ở TP Thẩm Dương, Trung Hoa.

Tháng 4.2012, thông qua Công ty đấu giá quốc tế Bảo Lợi ở Bắc Kinh, bản phục chế tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ có kích cỡ giống hệt nguyên tác được Bảo tàng Liêu Ninh bán tới mức cao đáng ngờ: 1,8 triệu USD. Người mua là một “đại gia” Việt Nam không tiết lộ họ tên.

Họa sĩ nào là tác giả?

Căn cứ dòng lạc khoản trong trường quyển Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ, người ta cho rằng tác giả họa phẩm là 陳鑑如/ Trần Giám Như vẽ vào mùa xuân năm Quý Mão 1363, niên hiệu Chí Chính XXIII, đời Nguyên. Cây cọ họ Trần ngụ cư ở Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, nổi tiếng vẽ chân dung, vì sao thuở ấy thoải mái vung cọ đặc tả phong cảnh, con người – mà nhân vật trung tâm là đấng minh quân và thiền sư đã lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến thắng Nguyên Mông xâm lược những 2 lần – cùng các sinh hoạt rất trung thực, đậm đà hồn vía Đông A của quốc gia ở phương Nam đến vậy?

Để giải đáp câu hỏi nọ, hãy dựa vào sử học.

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ - tranh thủy mặc kết hợp thư pháp 2
Phật hoàng ngồi võng, lần hạt bồ đề

Phật hoàng Trần Nhân Tông có chú ruột là “Ả Trần vong quốc”: Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc (1254-1329), hoàng tử của vua Trần Thái Tông, anh em cùng mẹ với Chiêu Đạo Vương Trần Quang Xưởng và Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật.

Năm Ất Dậu 1285, bè lũ Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ nhì, Trần Ích Tắc dẫn gia quyến đầu hàng giặc. Qua bên kia biên giới, Trần Ích Tắc được Hốt Tất Liệt – đại hãn thứ 5 của Mông Cổ và là người sáng lập triều Nguyên – phong 安南國王/An Nam quốc vương.

Năm Giáp Ngọ 1354, tại Trung Hoa, Trần Hữu Lượng (1320-1363) dấy binh khởi nghĩa chống nhà Minh, chiếm cứ cả vùng Giang Tô và Hồ Quảng (nay gồm các tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông), xin hòa thân với nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc”. Trong khi đó, Minh sử lại cho rằng Trần Hữu Lượng là con của Trần Phổ Tài.

Dẫu sao, thời Nguyên mạt Minh sơ, Trần Hữu Lượng – từng dời đô về Giang Châu (nay là Giang Tây & Cửu Giang), tự xưng Hán vương, rồi xưng hoàng đế Đại Hán – tỏ rõ cảm tình với Đại Việt.

Lúc bấy giờ, đất Hàng Châu thuộc quyền Trần Hữu Lượng cai quản, nên họa sĩ Trần Giám Như tha hồ dồn tâm huyết vẽ các lãnh tụ cao cấp ở đất nước phương Nam. Ngụ cư Trung Hoa niên đoạn 1315-1341, Trần Giám Như phải chăng gốc gác xa xôi là Đại Việt?

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ - tranh thủy mặc kết hợp thư pháp 3
Hoàng đế tại vị Trần Anh Tông cùng quan quân cung kính đón thái thượng hoàng Trần Nhân Tông

Ngày 29.5.2013, sách Ngàn năm áo mũ với sous-titre/ subtitle/ phụ đề Lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009-1945 do Trần Quang Đức biên soạn (NXB Thế Giới cùng Công ty văn hóa & truyền thông Nhã Nam phối hợp xuất bản) phát hành.

Sách này, từ trang 128 đến trang 132, in phần Đôi nét về “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ”, thiếu chữ chi, có trích dịch cuốn Liêu Ninh tỉnh bác vật quán tàng – Thư họa trước lục – Hội họa quyển (NXB Mỹ Thuật, Liêu Ninh, 1999) nêu ý kiến của Bảo tàng Liêu Ninh: “Sách Bỉ điện chu lâm thời Thanh nhận định Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ [sic!] là do Trần Giám Như vẽ, thực ra đã lầm. (…)

  • Xem thêm: Từ các dòng tranh truyền thống Ấn Độ đến bích họa Madurai

Bức tranh tuy không phải tác phẩm của họ Trần, song xét từ phong cách hội họa, trang phục của nhân vật và các lời đề ký, đồ tán của nhiều danh nhân đầu thời Minh, về đại thể có thể xác định được niên đại của tranh. (…) bức tranh không thể muộn hơn thời Minh sơ, có thể truy lên đến cuối thời Nguyên. (…)

Bức tranh này vào cuối thời Minh được Hạng Nguyên Biện thu giữ, sau khi đưa vào nội phủ nhà Thanh, trước khi Phổ Nghi nhường ngôi, với danh nghĩa là vật thưởng cho Phổ Kiệt (1907-1994, em trai Phổ Nghi), đã được vận chuyển cùng một số bức thư họa khác qua Thiên Tân tới ngụy cung Trường Xuân.

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ - tranh thủy mặc kết hợp thư pháp 7
Phiên bản trường quyển Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ hiện lưu hành hàng loạt tại Việt Nam

Sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, Phổ Nghi mang các họa phẩm này chạy tới TP Lâm Giang, tỉnh Cát Lâm, bị quân ta bắt được, giao lại cho Ngân hàng nhân dân Đông Bắc chuyển cho Ủy ban quản lý văn vật Đông Bắc, sau đó đưa về Bảo tàng Đông Bắc tức Bảo tàng Liêu Ninh cất giữ”.

Đoạn, Trần Quang Đức viết: “với những chứng cứ hiện có, chúng tôi cho rằng tác giả Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ [sic!] không phải là Trần Giám Như, mà rất có thể là một họa sĩ Việt Nam”.

Ngay trước đó, tạp chí Mỹ Thuật 242 (2.2013) & 243 (3.2013) đăng bài Sự thật và truyền thuyết “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ”, cũng thiếu chữ chi, do Trần Quang Đức biên soạn. Ngay sau đó, từ ngày 23.8 đến ngày 9.9.2013, tại Manzi Art Space (quận Ba Đình, Hà Nội), Trần Quang Đức trưng bày một số hiện vật liên quan sách Ngàn năm áo mũ, đặc biệt có bản sao bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ với kích cỡ y hệt nguyên tác, do Bảo tàng Liêu Ninh cung cấp.

Nhân bản và chuyển thể

Giai đoạn lưu lạc tại Trung Hoa, kiệt tác Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ được nhiều tao nhân mặc khách biết, tìm ngắm, hết lời ngợi khen.

Đời Minh, điêu khắc gia nổi tiếng Trình Quân Phòng chuyển thể tranh này vào các nghiên mực bằng đá chu sa, còn gọi xích sa, đan sa, cống sa, thần sa, là khoáng vật mang tên cinnabarit có thành phần chính là sulfua thủy ngân (HgS).

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ - tranh thủy mặc kết hợp thư pháp 4
Nghiên mực bằng đá chu sa được Trịnh Quân Phòng, điêu khắc gia đời Minh, chuyển thể Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ

Đời Thanh, một số nghệ nhân sao lục tranh này vào các nghiên mực bằng gốm sứ. Những hiện vật nọ lâu nay được giới sưu tầm cổ ngoạn ưa chuộng.

Tại Việt Nam hiện thời, một số nhà sách ở TP.HCM bày bán phiên bản trường quyển Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ được in trên giấy pipi đúng tỉ lệ 1:1 so với nguyên tác. Bản in này cuộn tròn, có 2 dạng:

– Tranh đặt trong hộp gỗ, cả thảy nặng 5,9kg, đơn giá 1.550.000 đồng.

– Tranh không có hộp gỗ, nặng 0,9kg, đơn giá 1 triệu đồng.

Nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật Trần Đình Sơn mua phiên bản kia tại Sài Gòn, mang về Huế nói chuyện Giới thiệu một sử liệu quan trọng liên quan đến Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông: “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán chiều 27.2.2013, đoạn biếu phiên bản cho nhà sưu tập cổ vật Dương Đình Vinh.

  • Xem thêm: Những điều ít biết về Geisha nghệ thuật lâu đời của người Nhật Bản

Ông Vinh đã nhờ họa sĩ Lại Thanh Dũng bố cục lại Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ nhằm tạo bức tranh dễ treo và tiện ngắm nghía, từ đó thuê mướn các nghệ nhân ở miền Hương Ngự cẩn xà cừ lên gỗ suốt 1 năm ròng, rồi chuyển vào Nam trưng bày tại hội thảo Mỹ thuật ứng dụng trên đường tìm về bản sắc Việt do Trường Đại học Văn Lang cùng Hội Mỹ thuật TP.HCM phối hợp tổ chức trong 2 ngày 28 & 29.10.2014.

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ - tranh thủy mặc kết hợp thư pháp 5
Tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ được họa sĩ Lại Thanh Dũng bố cục lại, nghệ nhân xứ Huế cẩn xà cừ lên gỗ suốt 1 năm

Phiên bản chuyển thể thành tranh cẩn xà cừ quá kỳ công này sau đó, theo báo điện tử VietNamNet 29.11.2016, được GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trao tặng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội ngày 29.11.2016, dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội.

Ở xã Liên Bảo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh chuyển thể bức tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ thành các sản phẩm:

– Bức tranh khảm trai trên gỗ hình chữ nhật cao 81cm, dài 360cm.

– Cặp độc bình gỗ khảm trai.

Ở Hà Đông, Hà Nội, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh chuyển thể Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ thành tranh màu trên kính chịu lực.

Giám đốc nhà máy gỗ Cầu Cầm ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là Phạm Hữu Tiến đã chuyển thể Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ thành phù điêu khảm gỗ gụ mật, thi công 6 tháng.

Nguồn KTNN số 1013
Theo: Phanxipăng
Từ khoá: bức thư họathư pháptranh thủy mặcTrúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ
Bài trước đó

Lộ diện SUV mới Kia Seltos cạnh tranh với Hyundai Kona

Bài kế tiếp

Phụ kiện thời trang cho ngày hè rực rỡ

Bạn có thể quan tâm

UOB Painting of the Year
Hội họa

Cuộc thi UOB Painting of the Year 2025 chính thức khởi động tại Việt Nam

Đăng bởi Thịnh Huỳnh
09/05/2025
Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục
Nhiếp ảnh

Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục

Đăng bởi Minh Anh
24/04/2025
Khi hạt gạo nhỏ bé hóa kỳ quan nghệ thuật khổng lồ - 7
Nghệ thuật

Khi hạt gạo nhỏ bé hóa kỳ quan nghệ thuật khổng lồ

Đăng bởi Diên Vỹ
24/03/2025
Chuyến xe Nghệ thuật_Ford Việt Nam
Nghệ thuật

Ford Việt Nam tiếp t ục đồng hành cùng Chương trình Chuyến xe nghệ thuật 2025

Đăng bởi Trâm Anh
19/03/2025
Phong cảnh Nậm Đăm
Hội họa

Huyền ảo cao nguyên đá – Vẻ đẹp vùng cao qua tranh Nguyễn Trọng Khôi

Đăng bởi Diên Vỹ
16/03/2025
Triển lảm tranh cá nhân "Bừng Nở"
Hội họa

Triển lãm tranh cá nhân “Bừng Nở” của Họa sĩ – Kiến trúc sư Đặng Phan Lạc Việt

Đăng bởi Trâm Anh
07/01/2025
Vô ngôn
Hội họa

Triển lãm Nghệ thuật Ý niệm “Vô Ngôn – Nghệ thuật không đến từ ngôn ngữ, nghệ thuật đến từ cảm xúc”

Đăng bởi Thịnh Huỳnh
18/12/2024
Chìm đắm trong hành trình ký ức và nghệ thuật của Ca Lê Thắng - 1
Triển lãm

Chìm đắm trong hành trình ký ức và nghệ thuật của Ca Lê Thắng

Đăng bởi Hải Lý
06/12/2024
Triển lãm ảnh Nguồn Sống
Nhiếp ảnh

Nguồn sống: Triển lãm nhiếp ảnh về hành trình đam mê

Đăng bởi Trâm Anh
25/11/2024
Xem thêm
Bài kế tiếp
Phụ kiện thời trang cho ngày hè rực rỡ

Phụ kiện thời trang cho ngày hè rực rỡ

MỚICẬP NHẬT

Computex 2025: Intel trình làng GPU & tăng tốc AI cho thời đại hậu đám mây
Nhịp sống số

Computex 2025: Intel trình làng GPU & tăng tốc AI cho thời đại hậu đám mây

Đăng bởi Minh Anh
19/05/2025

Đài Bắc – 19/5/2025 – Khi những đòi hỏi của AI ngày càng “khó chiều” hơn, Intel không đứng ngoài...

Xem thêmDetails
Volkswagen Vinh: Điểm chạm mới của công nghệ Đức tại miền Trung - 1

Volkswagen Vinh: Điểm chạm mới của công nghệ Đức tại miền Trung

19/05/2025
Aston Martin Vantage Roadster 2026: Khi bầu trời là giới hạn - 1

Aston Martin Vantage Roadster 2026: Khi bầu trời là giới hạn

19/05/2025
Khi hơn 1.000 người chọn Bắc Giang để yêu lại chiếc Hyundai của mình - 1

Khi hơn 1.000 người chọn Bắc Giang để yêu lại chiếc Hyundai của mình

19/05/2025
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy hành động hướng tới tăng trưởng bền vững và mục tiêu Net-Zero - 1

Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy hành động hướng tới tăng trưởng bền vững và mục tiêu Net-Zero

19/05/2025

NỔI BẬT

  • 10 câu nói thú vị dành cho người yêu hoa

    10 câu nói thú vị dành cho người yêu hoa

    1752 chia sẻ
    Chia sẻ 701 Tweet 438
  • “The Naked Director”: Vén màn bí mật siêu cường quốc phim khiêu dâm

    239 chia sẻ
    Chia sẻ 96 Tweet 60
  • “Lệ Chi Viên” – Vết thương chưa lành trong sử Việt

    169 chia sẻ
    Chia sẻ 68 Tweet 42
  • Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy hành động hướng tới tăng trưởng bền vững và mục tiêu Net-Zero

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Hơn 27 ,5 tỷ đồng và 10 ngàn VĐV chung sức vì mái ấm an vui

    154 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.