Geisha là nghệ sĩ, vừa có tài ca múa lại có cả khả năng trò chuyện. Bên cạnh những gì đã biết, còn có cả những giả thiết sai lệch về nghề geisha lâu đời này.
Geisha là “con người của nghệ thuật” chứ không phải mại dâm
Theo Bách khoa thư EWO, Geisha trong tiếng Nhật có nghĩa là “nghệ giả”, thuật ngữ quen thuộc đối với người nói tiếng Anh và ở Nhật Bản. Nghĩa đen của Geisha có thể hiểu là “con người của nghệ thuật”, tức nghệ sĩ vừa có tài ca múa, lại vừa có khả năng trò chuyện, một nghệ thuật giải trí truyền thống và lâu đời của người Nhật Bản. Nó có những nét tương đồng với ả đào trong văn hóa Việt xưa, hay ca kỹ của văn hóa Trung Quốc.
Thế kỷ 18 và thế kỷ 19 được xem là thời hoàng kim của geisha; đến nay geisha tuy vẫn còn tồn tại, nhưng số lượng ngày càng giảm dần. Theo thống kê, năm 1920, tại Nhật có trên 80.000 geisha, nhưng ngày nay chỉ còn dưới 1.000 người.
Đối với thế giới bên ngoài, geisha thường được xem là một hình thức mại dâm bởi nhiệm vụ của geisha thường có cả trò chuyện hay đùa cợt khêu gợi, nhưng về cơ bản geisha không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng.
Geisha chỉ đơn thuần là một loại hình nghệ thuật văn hoá lành mạnh, cao cấp mà không bao hàm hành vi dung tục nên nó được xem là “mại nghệ, không mại dâm”. Cũng có trường hợp ngoại lệ: một vài geisha có quan hệ riêng với những nhà bảo trợ hoặc khách hàng quen nhưng đó là việc riêng chứ không phải là tư cách của geisha chung, giống như c các diễn viên, người mẫu hoạt động “ngoài luồng” để tăng thu nhập chứ không thể đánh đồng với nghề diễn viên hay nghề người mẫu được.
Văn hoá Bushido hay hay võ sĩ đạo đã góp phần cho ra đời văn hoá geisha phát triển mạnh bởi võ sĩ đạo là một hệ thống luân lý đạo đức hoàn mỹ, bộ luật bất thành văn mà võ sĩ (samurai) phải tuân theo, như ngay thẳng, quang minh chính đại, cao thượng, nghĩa hiệp…
Là tầng lớp quý tộc Nhật, các samurai sống rất có văn hoá, lấy thi ca, nhã nhạc, thư pháp làm trò giải trí. Họ ưa hưởng sự phục vụ từ phía nữ giới dưới hình thức văn hoá lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ, chứ không phải hình thức nhục dục.
Nhu cầu giải trí tao nhã ấy dẫn tới sự ra đời của geisha, chứ hoàn toàn không phải để thỏa mãn ham muốn tình dục trần tục. Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới, sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. Trong khi các kỹ nghệ mại dâm hạng sang phát triển hoặc thoái trào thì kỹ nghệ geisha lại đứng vững và có những quy tắc nghiêm ngặt hơn.
Geisha nam (hokan) dần dần suy giảm, và đến năm 1800, số lượng các geisha nữ (onna geisha) lại tăng gấp ba lần geisha nam. Tên gọi geisha bắt đầu được hiểu với nghĩa như ngày nay là người phụ nữ làm nghề giải trí với trình độ cao. Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ.
Một số cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là con nít và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống ngay lập tức. Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và trong quá trình huấn luyện, chuyển từ học việc (maiko) sang nghề geisha theo kiểu từ học việc chuyển thành thợ chính.
Thêm những khám phá thú vị về Geisha
“Geisha” có nghĩa là “nghệ sĩ”
Geisha là nghệ sĩ (artist), đó là ý nghĩa của từ geiko. Nó là sự kết hợp của các từ “nghệ thuật- arts” và “đứa trẻ- child” hoặc dịch đơn giản hơn là “nghệ sĩ”. Từ lâu, geisha đã được xem là một nghề của nghệ sĩ bởi các geisha làm việc cực kỳ nghiêm túc và chăm chỉ bằng tài năng và sức lực của chính bản thân họ.
Những người theo đuổi nghề này đã dành nhiều năm để học việc, đặc biệt là âm nhạc và khiêu vũ, và các kỹ năng cần thiết khác, quá trình là là liên tục, suốt đời, không được phép dừng lại. Bởi vậy dù trẻ hay già, các geisha đều phải luyện tập nhạc cụ mỗi ngày. Nhiều người trong số họ đã chơi rất thuần thục nhạc cụ có dây shamisen, và có khả năng viết nhạc riêng cho mình.
Geisha nổi tiếng với những ca khúc “u sầu” và những điệu nhảy chậm rãi, duyên dáng cùng các biểu tượng phức tạp. Để làm được điều này, các geisha phải bỏ ra rất nhiều năm để tu luyện, thực hành. Rất nhiều geisha vào nghề từ khi mới sáu tuổi, theo học các trường riêng. Trung bình, một cô gái có thể trở thành geisha phải mất 5 năm đào tạo trở lên, sau đó họ mới được phép gọi mình là geisha được.
Geisha đầu tiên là đàn ông
Cho đến khoảng năm 1751 tại Nhật chưa hề có các geisha nữ, nên giai đoạn này ý tưởng geisha nữ được xem là kỳ lạ. Geisha đầu tiên là một người đàn ông đích thực như lại được quảng cáo là “geisha nữ”. Geisha nam đầu tiên tồn tại hàng trăm năm và về mặt kỹ thuật vẫn chưa được gọi họ là geisha cho đến những năm 1600, điều này có nghĩa geisha đã tồn tại hơn 500 năm.
Kể từ thế kỷ 13, những người đàn ông làm nghề geisha đảm nhận chức năng giải trí cho các lãnh chúa bằng cách phục vụ trà, biểu diễn các bài hát, kể cho họ những câu chuyện cười… Với những công việc này, các geisha nam đầu tiên đã trở thành những nhân vật quan trọng trong các dịp vui chơi, giải trí của giới quý tộc.
Sang những năm đầu thế kỷ 17, những người đàn ông này bắt đầu tự gọi mình là geisha và làm việc trong các nhà chứa của giới gái điếm hạng sang. Họ giải trí cho khách và làm cho khách vui, phấn chấn. Sang đầu thế kỷ 19, các nữ geisha mới đạt tới trình độ như của các geisha nam. Trong giai đoạn chuyển giao, geisha nữ vẫn còn hiếm; vì vậy, ông tổ của geisha ngày nay có nguồn gốc từ một geisha nam giới.
Những geisha đầu tiên là phụ nữ nhưng lại phải giả trai
Trước các geisha nam, còn có một nhóm khác có tên shirabyoshi cũng được coi là phiên bản đầu tiên của geisha. Những geisha là phụ nữ, nhưng họ đã cố gắng cải trang để khách hàng không nhận ra là phụ nữ bằng cách mang trang phục của đàn ông. Các shirabyoshi là những vũ công nữ đích thực nhưng nhìn bề ngoài không khác gì geisha nam.
Họ trang điểm mặt màu trắng, kể chuyện, trình diễn, chơi nhạc và tạo ra trò giải trí cho khách hàng. Về cơ bản, phong cách phục vụ cũng như các chức năng của shirabyoshi không khác gì các geisha nam chính hiệu, riêng trang phục mang trên người giống như của samurai.
Cho đến nay, không ai biết chắc chắn 100% lý do tại sao những phụ nữ này lại mặc quần áo như vậy, giả thiết phổ biến nhất và được xem là có độ tin cậy cao là do họ mang tinh thần samurai. Người ta tin rằng những cô gái này ăn mặc như con trai đơn giản họ cố gắng gây ấn tượng, rằng họ không chỉ là shirabyoshi mà còn mang tinh thần thượng võ samurai.
Geisha lớn tuổi “gừng càng già càng cay”
Không phải tất cả geisha đều trẻ, có cả người lớn tuổi. Khi cao tuổi, các geisha thường nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp và coojgn đồng. Trong cuộc đời hành nghề, các geisha thường nổi tiếng ở độ tuổi 50, 60. Chính các geisha cũng tin rằng họ đẹp hơn, và thuần thục hơn trong nghề khi ở độ tuổi này.
Tuổi càng cao, thâm niên càng nhiều thì chính các geisha lại không thích vẽ mặt, mang mạng che mặt nữa mà muốn để mặt trần. Trong khi đó các geisha trẻ lại muốn trang điểm lộng lẫy, vẽ mặt trắng, mang mạng che mặt nhất là trong các sự kiện đặc biệt. Đặc biệt, khi geisha bước sang tuổi 30, họ đã được phép vẽ toàn bộ khuôn mặt và càng lớn tuổi “vẻ đẹp tự nhiên” của geisha lại được đề cao hơn.
Geisha cũng nghỉ hưu nếu họ kết hôn, nhưng nếu họ muốn tiếp tục hành nghề thì vẫn được chào đón nồng nhiệt, miễn là họ có nguyện vọng. Bởi vậy, tại Nhật, các geisha lâu đời nhất hiện vẫn đang còn làm việc. Ví dụ, một geisha 94 tuổi tên là Yuko Asakusa hiện vẫn còn đang “tại vị”.
Cụ bà geisha này từng có thâm niên làm việc từ năm 16 tuổi. Cụ thường được các chính trị gia và các doanh nhân giàu có hay những khách hàng hiểu rõ nghệ thuật geisha mời đến để phục vụ.