Cùng với lịch sử nhân loại, vẻ đẹp mái tóc cũng liên tục thay đổi, tiến hóa, phản ánh những thay đổi của xã hội loài người trong hàng nghìn năm qua.
Mốt tóc phản ánh những thay đổi xã hội
Người Anh từ lâu đã đưa ra những tuyên bố về mái tóc. Ví dụ, nhà sử học Lucy Worsley tiết lộ kiểu tóc phản ánh những thay đổi xã hội trong 800 năm qua. Thời Trung cổ, những thay đổi kiểu tóc có thể gây nhầm lẫn nguy hiểm, trong khi những người Thanh Giáo thế kỷ 17 lại có quan điểm chải chuốt tóc đồng nghĩa với “tội lỗi”, “kiêu căng”.
Nhà viết sử thế kỷ 12, tác giả cuốn An Apology for Beards (Lời xin lỗi cho bộ râu) lập luận: bí ẩn kỳ diệu của mái tóc chính là sự màu mỡ, thể hiện sự sạch sẽ bên trong và tính siêu phàm. Người Kitô giáo tìm thấy đức hạnh trong đau khổ, và nghĩ rằng nếu có một cái đầu “càng tự nhiên, càng bết dính càng tốt”. Hiểu theo một cách đơn giản thì “càng bẩn, càng ngứa càng hay!”.
Thay đổi kiểu tóc dễ gây hiểu lầm
Các hiệp sĩ thời Trung cổ liên tục bị chỉ trích vì kiểu tóc thường xuyên thay đổi giống như các cầu thủ bóng đá Giải Ngoại hạng Anh hiện nay. Về xu hướng này, nhà sử học thời trang thời Trung cổ Margaret Scott cho biết, mốt tóc liên quan đến tính cách con người, thể hiện “vị thế cai trị” trong xã hội.
Ví dụ như các thiên thần cho đến nhà vua, rồi những người nổi tiếng khác như công tước, bá tước, ngôi sao hoặc nông dân, mỗi người có một kiểu tóc riêng. Không ai có thể bước ra qua vị trí của mình; vì vậy, những thay đổi về kiểu tóc dễ gây hiểu lầm. Nếu hiệp sĩ trẻ để tóc quá dài thì dễ trông như phụ nữ. Ngược lại, nếu cắt ngắn, điều đó càng tệ hơn vì dễ bị lầm với các nhà sư.
Sự cố ngoại giao liên quan đến râu tóc
Các vị vua và hoàng hậu thường có mái tóc đặc biệt mang tính ‘ngoại giao chính trị’, như trong các hoàng gia phương Tây. Theo sử sách còn ghi thì trong mối quan hệ giữa Anh với Pháp từng đã có những sự cố liên quan đến râu tóc. Chuyện kể rằng vua Henry VIII của Anh đầu thế kỷ 16, người được ca tụng như là “một trong những lãnh tụ đầy sức thu hút từng ngồi trên ngai vàng nước Anh. Khi còn trẻ, ông thường để râu tóc dài, nhưng sau khi Anh và Pháp thành lập liên minh, nhất là sau khi nhà vua Pháp Francis I bị thương ở đầu, vua Henry đã tự cạo râu để tôn trọng tình bạn, sau này cả Henry lẫn Francis đều cam kết việc cạo râu khi họ gặp nhau.
Mặc dù vậy, người vợ đầu tiên của vua Henry là Catherine xứ Aragon lại thích liên minh với Tây Ban Nha hơn. Bà phàn nàn về người chồng của mình, nhất là khuôn mặt và thuyết phục ông để râu. Sự cố này dẫn đến mối quan hệ Anh-Pháp gặp trở ngại, khiến mẹ vua Henry VIII vào cuộc can thiệp trước khi vua Henry VIII gặp vua Francis I. Theo bà, tình cảm giữa Anh và Pháp xuất phát từ trái tim chứ không phải hình thức râu tóc. Điều này vừa gỡ được thế bí cho vua Henry VIII lại không ảnh hưởng đến mối giao bang của Anh với ây Ban Nha và Pháp.
Trào lưu Cavalier và Roundhead
William Prynne (1600- 1669) luật sư, chính trị gia người Anh hồi thế kỷ 17, cho biết, từ đầu thế kỷ 17 tại Anh, mái tóc còn thể hiện quan điểm chính trị. Những người để tóc Cavaliers là những người tuyên bố theo chế độ quân chủ tuyệt đối và nguyên tắc quyền thiêng liêng của các vị vua.
Ngược lại với trào lưu trên là Roundhead, cách để tóc của các chính trị gia cấp tiến theo kiểu tóc ngắn hay đầu tròn (Roundhead) nó tồn tại cho tận đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Hai kiểu tóc tương phản Roundheads và Cavaliers được nhại lại trong bức tranh biếm họa châm biếm, được trình bày ở trên, từ khoảng năm 1640. Câu chuyện ngụ ngôn về kiểu tóc này còn lưu truyền cho biết trong một cuộc thi chó, ngay cả những con chó tham gia thi đấu cũng có kiểu lông giống như chủ nhân của chúng.
Tóc giả thịnh hành từ bao giờ?
Kể từ khi vua Charles II trở về Pháp năm 1660 sau thời gian lưu đày, trào lưu thích làm tóc giả bắt đầu thịnh hành. Những bộ tóc giả phổ biến nhất là những lọn tóc đen dài giống như mái tóc tự nhiên của nhà vua. Thậm chí có người còn cạo đầu và đội tóc giả để trở thành một quý ông đích thực. Tóc giả là một trong số rất nhiều sản phẩm tiêu dùng được yêu thích, cho phép những người có tiền thể hiện sở thích của họ trong việc làm đẹp hoặc cho nhưng mục đích tương tự khác.
Thời kỳ hậu tóc giả
Sự suy giảm của trào lưu tóc giả được tiếp nối bằng những mái tóc nhẹ nhàng, đơn giản và an toàn. Trước đó, trang phục cầu kỳ như giày dép, quần áo khiến người ta phải mất nhiều giờ để chuẩn bị. Do rườm rà nên nhiều người Pháp đã mất mạng dưới máy chém trong thời kỷ diễn ra cuộc Cách mạng Pháp. Những người sống sót đã thấy được sự tiện lợi và đơn giản này nên những mái tóc cầu kỳ lập tức trở nên đơn giản hơn, và trở thành chuẩn mực. Thời gian kể từ năm 1795 được xem là thời kỳ bắt đầu của xu hướng mái tóc đơn giải tại Pháp và một số nước phương Tây khác.
Một lần nữa, vào những năm 1920, khát vọng giải phóng phụ nữ ra đời đã ủng hộ xu hướng tóc đơn giản, rất hợp với phụ nữ, nhất là nhóm làm việc trong các ngành công nghiệp và hoạt động trong lĩnh vực thể thao.
- Xem thêm: Trẻ hóa da, đẹp tóc với đậu lăng