Các biểu hiện đặc trưng của những người thường xuyên chơi game là ưu tiên cho việc chơi game hơn các hoạt động khác; bồn chồn, bứt rứt khi không được chơi game; mất hứng thú với các hoạt động khác, kể cả sở thích trước đây; vẫn tiếp tục chơi game cả khi biết nó ảnh hưởng đến sức khỏe. Những hành vi này đủ nghiêm trọng để dẫn đến sự suy yếu đáng kể trong các lĩnh vực hoạt động cá nhân, gia đình, giao tiếp xã hội.
WHO ước tính người chơi game có vấn đề sức khỏe tâm thần dao động trong khoảng 2 – 20%. Trước đó, thế giới từng ghi nhận không ít trường hợp đột tử ở Trung Quốc hay nguy cơ “chết não”, “bất lực” vì chơi game quá đà. Nghiện game được mô tả như là một loại rối loạn tâm thần, hành vi hoặc rối loạn kiểm soát xung lực.
Hậu quả đó đủ nghiêm trọng để dẫn đến sự suy yếu đáng kể trong các hoạt động cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực khác. Các hành vi tâm thần do nghiện game có thể xuất hiện liên tục hoặc nhiều lần và lặp lại. Thông thường, để xác định rối loạn tâm thần do nghiện game cũng như các hành vi liên quan, cần phải theo dõi trong khoảng thời gian ít nhất là 12 tháng để thực hiện các chẩn đoán.