Vài tuần gần đây, trên các phương tiện truyền thông xã hội nở rộ nhiều bức ảnh ghi nhận sự thay đổi đáng kinh ngạc trong cách cư xử, hành vi, thói quen của con người liên quan đến sự bùng phát của bệnh dịch Covid-19: mua gom hàng số lượng lớn mì ống, gạo và, kỳ lạ nhất, giấy vệ sinh làm cho nhiều kệ hàng trong siêu thị trống vắng hàng hóa đến ngạc nhiên và không chỉ trống vắng hàng hóa…
Nhiều không gian công cộng “trống vắng” khách lui tới
Nhiều bức ảnh chụp cảnh các khu vực công cộng trống vắng, từ con đường Ginza đông đúc đến các sân vận động bóng đá, rồi các kênh đào của Venise hay vài vị khách hiếm hoi đeo mặt nạ trên xe buýt, tàu điện mà bình thường chen chúc người. Tất cả dường như gợi lên những bộ phim về ngày tận thế và tạo ra cảm giác về ngày tận thế đang cận kề.”
Những hình ảnh này, tuy minh chứng cho một tình huống đáng sợ, nhưng lại thu hút chúng ta bởi khía cạnh chưa từng có và kỳ lạ của nó. Chúng khiến cho người xem phải dừng lại một chút, nhìn kỹ hơn và dành thời gian để suy nghĩ xem những nơi này là đâu mà giờ lại vắng người đến vậy.
Sức hấp dẫn người xem của những tấm hình về một thế giới không có sự hiện diện của con người có lẽ đã gợi lên một hình thức mê hoặc tập thể cho ngày tận thế, thậm chí là sự tuyệt chủng của loài người.
Tài khoản Instagram của Beautiful Abandoned Place (Địa điểm tuyệt đẹp bị ruồng bỏ) có 1,2 triệu người theo dõi. Trong những bức ảnh được công bố ở đó, bạn có thể thấy những tòa nhà trong đống đổ nát hoặc đầy cỏ dại; nhiều danh lam thắng cảnh du lịch cũ giờ trống rỗng du khách.
Những hình ảnh này được mô tả là “cảnh đổ nát trần trụi” (ruin porn), hay “sự trần trụi của cảnh đổ nát” (pornographie des ruines). Nói cách khác, sự thành công của những tấm ảnh này minh chứng cho niềm vui nhìn trộm mà một số đã được lấy ra rút đi khi nhìn thấy những tòa nhà đổ nát hay những nơi bị bỏ hoang.
Sự hấp dẫn này là kết quả của một nghịch lý: chúng ta đang hướng về một cảnh tượng có thể gây ra sự khó chịu, bất ổn hay khiến chúng ta bỏ đi nơi khác, dù đây không phải là trường hợp đó. Khán giả đang xem hình ảnh đại diện của cảnh tượng mà tự mình không trải nghiệm nó, từ một vị trí cách xa và thoải mái.
Nhưng có một cách khác để định nghĩa “cảnh đổ nát trần trụi”, một định nghĩa đạo đức: đó là niềm vui từ hậu quả của sự ngắm nhìn sự thất bại, ví dụ như trường hợp của những tàn tích kiến trúc. Xa lạ với cảnh trí hiện ra trước mắt, chúng ta thẩm mỹ hóa hình ảnh thời suy tàn bằng cách xóa những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
Những hình ảnh cô động và súc tích thông tin vào lúc này, bất chấp thực tế khủng khiếp mà chúng chứng kiến, phơi bày ra trước mắt một cảnh tượng khó có thể cưỡng lại. Chúng ta chỉ có thể đánh giá thành phần chính thức của những hình ảnh này, tính thẩm mỹ của chúng tương ứng với những tấm hình đẹp nổi tiếng.
Sự thiếu vắng bóng người trong các bức ảnh cho chúng ta cái nhìn từ đằng xa với một viễn cảnh vô tận. Chúng ta có cảm giác như mình đang lẻ loi một mình trong khung cảnh của tấm ảnh, tựa như những nhà thám hiểm gan dạ.
Tại sao sự thiếu vắng bóng người lại tạo ra sự hấp dẫn cho người xem?
Vào thời kỳ đầu của kỷ nguyên nhiếp ảnh, mọi sự chuyển động đều nhạt nhòa, không thể nhìn ra hình dạng, trong khi các tòa nhà hay xác chết là những đối tượng cố định hoàn hảo. Ví dụ đại lộ Boulevard du Temple et Daguerre chụp vào năm 1839,ở Paris, một con đường rất nhộn nhịp của thành phố.
Trong bức ảnh đó, con đường dường như không một bóng người, ngoại trừ 2 nhân vật đứng im đủ lâu để được chụp trên ảnh. Xa xa phía sau, hậu cảnh cho chúng ta cái nhìn về một thế giới khác ‘trống vắng’ loài người.
Trong bức ảnh nghệ thuật đương đại, nghệ sĩ nhiếp ảnh Candida Hofer đã dành toàn sự nghiệp của mình để chụp những khoảng trống rộng lớn: thư viện công cộng, bảo tàng, nhà hát, nhà thờ lớn. Trong khi những tác phẩm của Thomas Struth, phơi bày cho chúng ta hình ảnh những con đường trống rỗng trong các thành phố ma của Đức.
Những nghệ sĩ này tỏ ra đam mê chụp ảnh kiến trúc vắng bóng người. Niềm đam mê này được nhà sử học kiến trúc Anthony Vidler mô tả là “kiến trúc lạ” hay “kiến trúc phá cách”. Ông nói: “Những không gian bỏ hoang và trống vắng bóng người biến những không gian quen thuộc thành xa lạ”.
Những bức ảnh không gian công cộng trống vắng ghi lại sự gián đoạn, đổ vỡ của cuộc sống hàng ngày và giúp chúng ta hình dung sự kỳ lạ của một thực tế luân phiên xoay chiều.
Đối với Anthony Vidler, thực tế này là “thê thảm, quấy nhiễu, đáng ngờ, lạ lẫm; phải nói là sự e ngại thay cho sự lo sợ”, rút ra từ chính điều không thể giải thích của sự khó chịu tiềm ẩn hơn là nguồn sợ hãi được xác định rõ ràng, một cảm giác khó chịu do ám ảnh hơn là sự xuất hiện thoáng qua bên ngoài”.
Trong khi chúng ta đang tìm sự an toàn, tự bảo vệ mình khỏi dịch bệnh bằng biện pháp cách ly, thế giới bên ngoài xuất hiện trong trí tưởng tượng rằng con người đã sữ dụng cách ly một cách lạ lùng. Những gì chúng ta nghĩ đã biết về không gian công cộng gợi lên cảm giác cô đơn trong ngôi nhà ma ám.
Nếu trước đây chúng ta thường thấy sự hiện diện của hàng trăm người trong những bức ảnh, thì nay chúng ta chỉ còn thấy một vài nhân vật lẻ loi mà người quan sát duy nhất ghi nhận cho chúng ta xem, đó là chiếc máy ảnh.
Các đại diện của cuộc sống đô thị trống rỗng cư dân tạo ra một loạt những cảm xúc: sự xa cách, xa lánh xã hội, u sầu.
Năm 1913, họa sĩ người Ý Giorgio de Chirico đã ghi lại khoảnh khắc này trong tác phẩm hội họa Nỗi u buồn một ngày đẹp trời của ông, thể hiện một nhân vật lo âu đứng một mình trên con đường trống rỗng của thành phố, bên cạnh chiếc bóng ngả dài trên đường và một bức tượng La Mã cách đó không xa.
Được thực hiện cách nay hơn một thế kỷ, bức tranh của Chirico dường như tìm thấy sự cộng hưởng đáng ngạc nhiên với những bức ảnh mà chúng ta thấy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thời gian gần đây. Nếu tác phẩm hội họa đưa ra một ví dụ lịch sử về niềm đam mê siêu thực trong những giấc mơ, thì nó cũng biểu hiện một thực tế đương đại của nhân loại.
Những tấm hình được chụp bởi các nhiếp ảnh gia thời sự cho thấy nỗi sợ hãi của chúng ta đối với đại dịch và nỗi lo âu trước sự trống vắng thời Coronavirus.
Các bức ảnh cho thấy chúng ta có thể xa cách cuộc sống hàng ngày nhanh như thế nào, môi trường của chúng ta có thể bỗng chốc biến thành thứ gì đó mong manh như thế nào.
Các kệ hàng trống, nhà hàng không một bóng người, các sân bay trống rỗng, Mecca hoang vắng người hành hương, Quảng trường Trafalgar vắng khách du lịch: tất cả các dấu hiệu của sự chậm lại trong hoạt động, sự biến mất của các dấu vết tiến bộ kỹ thuật.
Nếu nhiếp ảnh rất hiệu quả trong việc ghi nhận những yếu tố trên là vì nó có con mắt cơ học không qua trung gian đối chiếu với mắt người vì máy ảnh có thể hiện diện nơi mà chúng ta không thể.
Tầm nhìn này của mắt cơ học được nhấn mạnh trong các bức ảnh cho chúng ta cái nhìn rõ ràng về những không gian rộng lớn và trống vắng bóng người.
Những hình ảnh chụp từ máy bay không người lái mang đến một viễn cảnh trên không mà mắt người không dễ tiếp cận. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu này, không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta là nhân chứng tìm sự trú ẩn an toàn cho chính mình.
Chúng ta đã quen nhìn thấy những hình ảnh khủng hoảng dưới dạng hỏa hoạn, lũ lụt, bom đạn, chiến tranh. Những bức ảnh liên quan đến Covid-19 là những bức ảnh của sự trống rỗng và sự giảm tốc, sự chậm lại.
Đây là một loại khủng hoảng khác gây ra sự không chắc chắn, bấp bênh, sự chững lại của thị trường tài chính và tạo ra sự cần thiết phải tái lập những kế hoạch phục hồi chính phủ.
Nhà sử học văn hóa Frederic Jameson từng chỉ ra: “Quả thật, dễ hình dung ra ngày tận thế hơn là ngày tàn của chủ nghĩa tư bản”.
Đó có thể chính xác là những gì mà các bức ảnh này cho chúng ta thấy: mô hình đại dịch “cách ly xã hội”, cách ly vật lý giữa chúng ta với nhau, phá vỡ và ngăn chặn lối sống của chúng ta.
Sự tạm dừng hay kết thúc các cuộc tụ họp nơi công cộng, tại các sân bay và khách sạn, ở các điểm du lịch và các trận đấu thể thao, trong các trung tâm mua sắm, bảo tàng và quán bar báo hiệu sự phá vỡ trong cuộc sống hàng ngày.
Những hình ảnh của không gian công cộng trống vắng xô ngã ảo tưởng rằng chúng ta là một phần không thể thiếu của sự sống. Ngay cả không có người chụp ảnh, công nghệ quang học cũng có thể nán lại để chụp cảnh một thế giới ‘trống vắng’ bóng người.
Và ai có thể xác định liệu người chụp ảnh có phải là người hay không? Nó có thể là một vệ tinh được lập trình trước để chụp hình những tòa nhà của chúng ta ngay cả khi chúng ta không có mặt ở đó…