Ngày nay với kỹ thuật ADN, thời của những kẻ mạo danh đóng giả làm người thân đã không còn nữa. Cách chứng minh mối quan hệ gia đình có thể được giải quyết bằng xét nghiệm máu đơn giản. Tuy nhiên trước khi có phân tích ADN, những vụ mạo danh nổi tiếng đã xuất hiện với những câu chuyện ly kỳ đã được ghi lại trong suốt lịch sử. Dưới đây là những kẻ mạo danh đã cố gắng sống một cuộc sống không phải là của họ.
Jeanne Calment giả tạo thành người sống lâu nhất
Jeanne Calment được biết đến là người phụ nữ lớn tuổi nhất thế giới, qua đời năm 122 tuổi. Tuy nhiên, khảo sát của một nhóm các nhà nghiên cứu Nga cho thấy bà Calment thật ra chỉ có 99 tuổi. Theo một nhà toán học và bác sĩ lão khoa , bà Jeanne Calment thực sự đã chết năm 1934 ở tuổi 59. Họ tin rằng con gái của bà, Yvonne, đã thừa nhận danh tính của mẹ mình để tránh phải trả số tiền thuế thừa kế lớn.
Người ta tuyên bố người mẹ đã được chôn cất dưới tên con gái, và giấy chứng tử của bà đã được cấp mà không cần xác nhận của bác sĩ hoặc nhân viên điều tra. Chồng của Yvonne không bao giờ tái hôn và đã sống nhiều năm với “mẹ vợ” của mình.
Chắc chắn bà Calment trông đẹp lão ở độ tuổi của bà và đã tạo nên một sự tương đồng đáng kinh ngạc với con gái trong một vài bức ảnh còn tồn tại. Calment đã bắt con gái phải phá hủy các giấy tờ cá nhân của bà sau khi bà chết.
Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn Jeanne Calment và hỏi bà những câu hỏi về thời thơ ấu. Mặc dù đúng là bà đã mắc phải một số lỗi, nhưng coi như chuyện xảy ra cũng đã lâu rồi. Vào thời điểm bà Jeanne chết (năm 1997), bà là người sống lâu nhất với một tỷ lệ đáng kể, hơn hẳn 3 năm so với người gần tuổi bà nhất.
Chỉ có xét nghiệm ADN và khai quật mới có thể kết luận chắc chắn liệu Jeanne Calment có thực sự đã 122 tuổi khi bà chết hay không. Dù bằng cách nào, cuối cùng mẹ và con gái cũng được yên nghỉ cùng nhau, và cũng chẳng có ai muốn đào họ lên.
Roger Tichborne, kẻ thừa kế giả hiệu
Roger Tichborne là con trai cả trong một gia đình giàu có thời Victoria bị lạc trên biển khi con tàu của anh bị chìm trong thời tiết xấu giữa Đại Tây Dương. Mẹ anh không muốn tin rằng anh đã chết và đặt quảng cáo trên các tờ báo trên khắp thế giới, để tìm kiếm thông tin.
10 năm trôi qua, sau đó phu nhân Tichborne nhận được một lá thư từ người thừa kế đã mất từ ##lâu ở Úc. Người đàn ông này có giọng Úc hơn là giọng Pháp như mong đợi. Nhưng tính ra, anh đã đi xa một thời gian dài. Anh béo hơn trước, nhưng chế độ ăn uống của anh có thể gây ra tình trạng như vậy vì anh không được ăn những bữa ăn nấu tại nhà. Anh cũng thấp hơn vài inch so với Tichborne, thông thường như vậy có vẻ như không giống với người xưa. Tuy nhiên, Tichtern vốn có một bộ phận sinh dục biến dạng đặc biệt rõ rệt, tuy không rõ ràng ngay lập tức. Một cuộc kiểm tra cho thấy ít nhất là về mặt này, người thỉnh cầu đã được hài lòng. Phu nhân Tichborne tuyên bố đó là con trai của bà.
Để đòi lại quyền thừa kế của mình, Tichborne cần phải chứng minh danh tính của bản thân trước tòa. Tại phiên tòa, một số nhân chứng cho rằng Tichborne trên thực tế là Arthur Orton đến từ Wapping. Vụ việc đổ bể sau khi Tichborne được hỏi về nội dung của một phong bì dán kín đã được để lại cho người quản lý bất động sản của anh ta trước khi anh đi. Tichborne cho biết nó có những điều khoản trong trường hợp “phu nhân quý phái” mà anh ta ngủ với đã thụ thai. Anh đã đoán sai. Gã Tichborne giả hiệu, kẻ cũng không phải là Orton, hoặc bất kỳ ai khác, đã bị cáo buộc 32 tội khai man và bị kết án 14 năm lao động khổ sai.
Sa hoàng mạo xưng
Dmitry, con trai út của Sa hoàng Ivan IV, còn được gọi là Ivan Khủng khiếp, được cho là đã chết năm 1591 sau khi tự cắt cổ họng. Tuy nhiên, một số người tin rằng anh đã bị sát hại bởi kẻ tiếm đoạt Boris Godunov hoặc anh đã trốn thoát.
3 người khác đã tự xưng là Dmitry, người đã trốn thoát khỏi những kẻ ám sát mình, nhưng chỉ một trong những Dmitry giả, khi được mọi người biết đến, đã trở thành Sa hoàng. Vào năm 1603, Dmitry bắt đầu chiêu mộ một đạo quân chống lại Boris Godunov. Godunov tuyên bố rằng Dmitry trên thực tế là Grigory Otrepev, một tu sĩ chạy trốn.
Dmitry bắt đầu cuộc nổi dậy của mình ngay khi Godunov đã chết. Gần như không có sự phản đối, Dmitry đã hành quân vào Moscow và trở thành Sa hoàng không thể tranh cãi. Ông cai trị trong một năm và rất được lòng các thần dân.
Dmitry kết hôn vào năm 1606, nhưng giữa đám cưới, một cuộc bạo loạn đã nổ ra, các phiến quân đã xông vào Điện Kremlin và giết chết ông.
Người ta không bao giờ có thể biết chắc chắn liệu cái xác bị vứt ở Quảng trường Đỏ có thực sự là của con trai của Ivan Khủng khiếp hay không, nhưng các nhà sử học nghĩ rằng điều đó khó xảy ra.
Mary Baynton, “con gái” của vua Henry VIII
Nếu bạn sống ở một ngôi làng hẻo lánh tại Anh vào thế kỷ 16 và có một người lạ đến tự xưng là con gái của nhà vua, bạn có thể hơi lo lắng. Nếu vị vua đó là Henry VIII, một kẻ nổi tiếng vì tính khí thất thường và có xu hướng chặt đầu mọi người, bạn có thể sẽ rất lo lắng.
Vì vậy, khi Công chúa Mary bất ngờ đến một ngôi làng ở Lincolnshire, không ai đủ can đảm để thử thách danh tính của cô. Cô tuyên bố mình là Công chúa Mary, con gái của vua Henry VIII và Catherine xứ Aragon, người vợ đầu tiên của ông. Cô cũng kể về lời tiên tri rằng “một ngày nào đó, Mary sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn”.
Được biết, cô đang trên đường đến Tây Ban Nha, ở đó cô sẽ được an toàn. Nơi cô đã chọn ở lại có lẽ là sự trùng hợp, một khu vực được biết đến với sự đồng cảm với Mary Tudor, người tuyên bố ngai vàng trong tương lai đã bị phớt lờ. Cô đã xin tiền để trốn thoát, tuyên bố rằng nhà vua đã bỏ rơi cô, nhưng người ta tin rằng số tiền cô nhận được là tương đối nhỏ. Có lẽ cũng đúng là nhiều người sẽ biết rằng “Công chúa Mary” của họ không phải là Mary Tudor, nhưng họ vẫn đối xử với cô như một linh vật đem lại điềm hên cho sự nghiệp của họ. Công chúa Mary trên thực tế tên là Mary Baynton. Năm 1533, cô bị bắt và rút lại tuyên bố về địa vị hoàng gia.
Người ta không bao giờ được nghe nói đến cô một lần nào nữa. Thật không may cho Mary Baynton, kẻ mạo danh Mary Tudor; lời tiên đoán của bà dì rằng một ngày nào đó cô sẽ phải đối mặt với một biến cố khó khăn lớn hóa ra lại là sự thật.
Nữ bá tước xứ Derwentwater
Năm 1857, một người phụ nữ với cái tên không chắc có thật là Lady Amelia Matilda Mary Tudor Radcliffe đã đệ đơn thỉnh cầu cho tiểu bang Derwentwater vốn không còn tồn tại. Cô tự xưng là cháu gái của Bá tước đời thứ 4 Derwentwater, người đã chết 120 năm trước, được cho là không có người thừa kế.
Cô nói Bá tước Derwentwater đã bỏ rơi gia đình ông trong cuộc nổi loạn của Jacobite và ông đã giả chết. Nữ bá tước cung cấp một gia phả hoàn chỉnh để hậu thuẫn cho yêu sách của cô. Lady Amelia, như các bạn bè thường gọi cô, đã mang theo các tài liệu, chân dung và thậm chí cả đồ trang sức của gia đình để hỗ trợ cho yêu sách của cô về vùng đất hiện thuộc về những người được ủy quyền của một bệnh viện. Yêu cầu của cô đã bị bác bỏ.
Không nản lòng, Lady Amelia đã nhờ đến báo chí và gây ấn tượng với nhiều độc giả về yếu tố đáng tin cậy của cô. Nhiều người đã đóng góp tiền cho “vụ kiện” của cô. Năm 1868, cô đột nhập vào biệt thự Derwentwater đổ nát trong khi mặc trang phục hoàng gia, bao gồm cả thanh kiếm cong của tổ tiên mà cô ta đeo quanh eo. Cô treo cờ gia đình lên tòa tháp đổ nát và đặt các bức chân dung gia đình lên bức tường.
Khi bệnh viện đuổi cô, họ bế cô ra khỏi tòa nhà trước mặt báo chí và công chúng, cô dựng trại trên đường phía bên ngoài, thu hút nhiều sự đồng cảm với “người phụ nữ dịu dàng đau khổ” này. Phu nhân Amelia bắt đầu thu tiền thuê từ “những người tá điền của cô” và thậm chí bán đấu giá bất động sản và gia súc thuộc sở hữu của bệnh viện.
Bệnh viện đã khởi kiện, và cô bị phạt 500 bảng, nữ bá tước buộc phải bán hết tài sản của mình để trả nợ.
Các nhà sử học khẳng định rằng chưa bao giờ có Nữ bá tước Derwentwater, và cũng không người nào thực sự biết được kẻ mạo danh thực sự là ai hoặc cô đến từ đâu. Các vật gia truyền mà cô đã bán hóa ra toàn là những hàng giả khá vụng về, đồng thời các chân dung gia đình đã được vẽ bởi chính “Nữ bá tước”.