Một trong những mong muốn lớn nhất của nhân loại là sống mà không phải lo lắng về quá trình lão hóa. Điều mà con người không thể đạt tới đó lại xuất hiện ở một số động và thực vật. Dưới đây là những động, thực vật không chết vì già hoặc có thể làm ngừng lại quá trình này.
Bọt biển
Đối với các động vật đa bào, bọt biển (còn gọi là hải miên) cũng đơn giản như cách chúng thể hiện. Chúng không sở hữu những yếu tố phổ biến mà các loài sinh vật khác (như chúng ta) có được. Chúng không có cơ quan nội tạng, đường tiêu hóa, hệ thần kinh và cơ bắp.
Tuy nhiên, mỗi một sinh vật bọt biển đã được tìm thấy ít nhất cũng có 11.000 năm tuổi, với một số nghiên cứu cho thấy tuổi thọ tiềm năng của những sinh vật này là hàng trăm ngàn năm. Mấu chốt cho tuổi thọ của chúng có thể nằm ở sự đơn giản của chúng.
Andrey Lavrov và Igor Kosevich, các nhà sinh vật học đã nghiên cứu những khả năng của bọt biển, phát hiện ra rằng khi bọt biển trải qua quá trình phân ly mô (bằng cách tách các tế bào ra khỏi nhau về mặt cơ học hoặc hóa học), các con bọt biển có thể tái tạo lại thành hình dạng ban đầu.
Các nhà sinh vật học đã tiết lộ rằng, “Trong một số trường hợp, các tập hợp đa bào như vậy có thể dẫn đến việc tái tạo lại toàn bộ tổ chức ban đầu của động vật.” Những khả năng tái tạo tuyệt vời như vậy khiến cho các sinh vật này gần như không có tuổi.
Planaria (Giun dẹp)
Ở nhà trường, chúng ta đã được dạy về khả năng tái sinh đặc biệt của giun dẹp, những sinh vật khiêm tốn có khả năng tái sinh thành hai con giun dẹp khỏe mạnh nếu nó bị cắt đôi. Gần đây, một phòng thí nghiệm tại MIT đã thực hiện một thí nghiệm giúp nuôi dưỡng toàn bộ một con giun dẹp từ một đơn bào. Nhưng một nguyên nhân của kỳ tích đáng kể này có thể không được đề cập trong các lớp ở trung học của chúng ta.
Tiến sĩ Aziz Aboobaker thuộc Đại học Nottingham nhận xét: “Thông thường, khi các tế bào gốc phân chia, để chữa lành vết thương hoặc trong quá trình sinh sản hoặc để tăng trưởng, chúng bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Điều này có nghĩa là các tế bào gốc không còn khả năng phân chia và do đó ít có khả năng thay thế các tế bào chuyên biệt đã cạn kiệt trong các mô của cơ thể chúng ta. Nhưng ở con giun Planarian và các tế bào gốc của chúng bằng cách nào đó có thể tránh được quá trình lão hóa và tiếp tục cho các tế bào của chúng phân chia”.
Do sự trẻ trung của tế bào này, giun dẹp bất chấp sự lão hóa, nên rất khó để đo được chính xác tuổi thọ của giun dẹp.
Luân trùng Bdelloid
Những sinh vật nhỏ này, khoảng 1 milimet (0,04 in) trở xuống, có thể được tìm thấy trên khắp thế giới trong bất kỳ vùng nước nào ở những môi trường như rêu và địa y. Nói chung, chúng sống trong khoảng 30 ngày. Hầu như không có tuổi, vậy tại sao chúng lại có vị trí trong danh sách này?
Những động vật siêu nhỏ này có khả năng mạnh mẽ để ngăn chặn các chức năng cơ thể của chúng trong thời gian khủng hoảng, chẳng hạn như đói hoặc mất nước, đồng thời đình chỉ quá trình lão hóa của chính chúng. Trên thực tế, thời gian không hoạt động kéo dài này có thể còn lâu hơn so với tuổi thọ bình thường của chúng.
Một số luân trùng bdelloid có thể tồn tại 40 ngày trong khi đói và sau đó bắt đầu trở lại với nhịp sống bình thường của chúng như thể khoảng thời gian 40 ngày chưa từng xảy ra. Điều này giống như việc tìm ra những con người có thể không ăn trong 100 năm mà không già đi một ngày trong suốt thời gian đó. Khi thức ăn đã có trở lại, chúng sẽ tiếp tục già đi và sống một cuộc sống như bình thường kể từ đó.
Thủy tức
Sinh vật này chỉ cao khoảng 2,5cm (1 inch) và trông giống như thân cây. Để hiểu vị trí của nó trong danh sách này, chúng ta cần hiểu khái niệm về sự lão hóa, tức là sự gia tăng tỷ lệ tử vong khi một sinh vật già đi.
Ví dụ, con người có nhiều khả năng chết hơn khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, Thủy tức (Hydra) không có sự gia tăng tỷ lệ tử vong này (Ngoại trừ một loài, Hydra oligactis).
Chúng thực hiện được kỳ tích này bằng cách sử dụng ba loại tế bào gốc khác nhau, ban đầu không phân biệt được và cuối cùng có thể trở thành nhiều loại tế bào chuyên biệt khác nhau. Các tế bào gốc này tích cực đổi mới cơ thể của Thủy tức và do đó chống lại bất kỳ quá trình lão hóa nào có thể làm giảm tỷ lệ tử vong của chúng.
Trong bối cảnh phòng thí nghiệm, người ta ước tính rằng 5% Thủy tức có thể sống tới 1.400 năm bằng cách sử dụng quy trình này.
Ngao vỏ cứng Bắc Mỹ
Loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở biển này đặc biệt ở điểm rất dễ xác định tuổi của sinh vật. Giống như một cái cây, tuổi thọ của nó được ghi lại trong các vòng sinh trưởng của vỏ. Thậm chí, những vòng đó còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc đời của nó, với những vòng rộng cho thấy một năm dồi dào lương thực và những vòng hẹp cho thấy một thời gian khan hiếm hơn.
Do đặc điểm này, một con ngao vỏ cứng (quahog) Bắc Mỹ đã có niên đại 507 năm tuổi, con lâu đời nhất từng được tìm thấy. Điều này sẽ đặt sinh nhật ban đầu của nó vào khoảng năm 1499.
Bí mật của tuổi thọ này có liên quan đến việc sản xuất các loại oxy phản ứng thưa thớt bất thường của ngao quahog, đó là các phân tử giữ oxy (hay còn gọi là gốc tự do) không ổn định. Sự tích tụ của các phân tử này có thể gây ra thiệt hại cho DNA, RNA và protein đồng thời làm cho chết tế bào.
Do lượng oxy phản ứng này giảm dần, nó có thể chống lại một nguồn lão hóa phổ biến và sống qua nhiều thế kỷ. Một con ngao quahog 507 tuổi, có tên Ming, chỉ chết do nó bị đóng băng sau khi người ta đánh bắt để cho phép các nhà nghiên cứu xác định chính xác tuổi của nó. Nếu không, nó còn có thể sống lâu hơn thế nữa.
Tôm hùm
Thường bị đánh bắt để ăn như món ngon, những động vật kiếm ăn dưới đáy biển này có tốc độ tăng trưởng không xác định, có nghĩa là chúng không có kích thước tối đa. Kết quả là, tôm hùm sống càng lâu lại càng lớn, và không có quá trình sinh học nào ngăn chặn sự phát triển đó.
Con tôm hùm nặng nhất từng bắt được là hơn 20kg (44 lb). Nó được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nova Scotia. Ước tính tuổi thọ của những động vật này từ 50 đến 100 năm, không khác nhiều so với tuổi thọ của con người. Nhưng điều hấp dẫn về tôm hùm là cách chúng già đi và chết. Chúng không có các biểu hiện suy giảm như chán ăn, giảm ham muốn tình dục, giảm năng lượng hoặc sự trao đổi chất khi già đi.
Tuy nhiên, tôm hùm thật khó để đo độ tuổi của chúng. Chúng phát triển trong quá trình lột xác, nơi chúng rụng toàn bộ bộ xương ngoài của mình. Sau mỗi lần lột xác, toàn bộ các bề mặt cứng của con vật đều bị loại bỏ. Vì vậy, không còn gì có thể được căn cứ để xác định chính xác.
Chính quá trình lột xác đó cuối cùng sẽ giết chết chúng chứ không như quá trình lão hóa thông thường mà con người phải đối mặt. Tôm hùm càng lớn, quá trình lột xác càng nguy hiểm và càng tốn nhiều năng lượng.
Rốt cuộc, một con tôm hùm lớn sẽ khó có thể sống sót trong quá trình này hoặc thậm chí phải tập hợp đủ năng lượng để bắt đầu lột xác, vì kích thước khổng lồ của nó. Nếu không vướng phải rào cản đó, tuổi thọ của sinh vật này khó có thể dự đoán được.
Rùa sơn trung du
Mặc dù nhiều loài rùa cho thấy tuổi thọ cao và không bị lão hóa, nhưng các con rùa và rùa sơn trung du ở Blanding, bang Utah, Hoa Kỳ, có vẻ lạc hậu về sự lão hóa. Những con rùa cái già thậm chí đẻ nhiều trứng hơn những con non và chết với tỷ lệ thấp hơn. Chúng có nhiều khả năng tiếp tục sống với tuổi tác.
Tuổi thọ của toàn bộ gia đình nhà rùa rất ấn tượng. Một con rùa khổng lồ sống tới ít nhất 250 năm trong vườn thú Calcutta. Tiến sĩ Christopher J. Raxworthy từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ đã nói rõ ràng: “Rùa thực sự không chết vì tuổi già”. Thay vào đó, các cơ quan nội tạng của rùa già gần như giống hệt với các cơ quan nội tạng của chúng ở lứa tuổi thiếu niên.
Tuổi thọ ấn tượng này cũng thể hiện ở việc rùa cái trưởng thành về mặt tình dục chậm chạp như thế nào, chỉ sau 40 hoặc 50 năm ở một số loài. Tiến sĩ Raxworthy nói thêm rằng nếu không bị xe hơi đè lên hoặc trở thành con mồi hoặc bị bệnh tật, một con rùa có thể sống vô thời hạn.
Những cây thông Bristlecone
Những cái cây lắm mấu và thắt nút này trông chúng như thể không có tuổi. Tuổi thọ của chúng dường như rõ ràng qua hình dạng của chúng, với những cành cây ngoằn ngoèo trên mình giống như những ngón tay xương xẩu của một ông lão.
Tuy nhiên, bên trong đó là một dạng sống bền bỉ đáng kinh ngạc. Cây thông bristlecone đo tuổi thọ của nó không phải bằng thế kỷ mà tính bằng thiên niên kỷ. Cây xưa nhất được phát hiện ước tính hơn 5.000 năm tuổi.
Vị trí chính xác của cây này và những cây thông cổ thụ đặc biệt khác được giữ bí mật để bảo đảm chúng được an toàn trước những thiệt hại do cố ý hoặc tình cờ. Có niên đại chỉ dưới 5.000 năm tuổi, một cây thông lông cứng khác tên là Prometheus đã bị đốn hạ trong cùng khu vực.
Gỗ của cây thông này dày đặc và nhiều nhựa, giúp nó có khả năng phòng thủ tự nhiên chống lại các mối đe dọa như nấm và côn trùng. Ngay cả khi cây chết, dạng chết của nó vẫn tồn tại trong nhiều thế kỷ và được giữ thẳng đứng nhờ các rễ của nó.