Trước đây, người ta thường quan niệm tái hôn là một hiểm họa đối với con cái vì chúng sẽ trở thành những nạn nhân vô tội của người cha hoặc mẹ kế sau này. Nhưng dần theo thời gian, khi việc ly hôn hoặc tái hôn trở nên phổ biến trong xã hội thời mở cửa, thì những mô hình gia đình tái tạo này lại trở thành nơi nâng đỡ và hỗ trợ bình yên đối với trẻ. Nhất là khi các thành viên mới trong gia đình có được một tình cảm chân thành và cách cư xử đúng đắn để giúp cho họ tìm lại sự quân bình trong một gia đình mới.
Biết dàn xếp êm thắm với quá khứ
Một cuộc ly hôn kết thúc êm đẹp sẽ dẫn đến một gia đình tái tạo thành công. Còn ngược lại, nếu hai bên vẫn còn xảy ra tranh chấp, đôi co thì các thanh viên có liên quan khác cũng sẽ bị “rước họa vào thân”. Các nhà tâm lý cho biết, xung đột xảy ra sẽ khiến cho một trong hai người mang cảm giác họ là nạn nhân của người kia và tâm trạng này sẽ đeo đẳng bên họ, vô tình trở thành bóng đen bao trùm lên tương lai gia đình.
Biết củng cố mối quan hệ trước khi chung sống
Một khi cả hai người không biết tạo sự gắn bó cho nhau, họ sẽ là nạn nhân của những đứa con riêng của chồng và vợ, của các đứa trẻ đối với cha hoặc mẹ kế. Nếu mỗi bên đều có con cái tiêng, tốt nhất là hãy tiếp tục sống tại nhà riêng của mình, chỉ ở bên nhau vào những dịp cuối tuần hoặc nghỉ hè để tách riêng cuộc sống tình yêu và gia đình, đề phòng những xung đột trong cuộc sống thường ngày có nguy cơ bùng nổ. Chỉ nên chung sống với nhau khi con cái đã trưởng thành. Ngoài ra, vấn đề tài chánh giữa hai người cũng là điều cần quan tâm.
- Xem thêm: Hạnh phúc có mua được bằng tiền?
Kinh nghiệm cho biết, các cặp vợ chồng tái hôn nên có chế độ giữ tài sản riêng của mình là tốt nhất. Trước khi tái hôn, cần tránh để trẻ phát hiện những bạn tình qua đường trước mặt trẻ vì nếu như nó càng bị lôi kéo vào những cuộc tình thoáng qua của cha hoặc mẹ, nó sẽ càng tỏ ra ít sẵn sàng hơn khi được giới thiệu với người sẽ trở thành cha hoặc mẹ kế của nó sau này.
Biết từ bỏ những ảo tưởng
Hôn nhân thường làm phát sinh những sự cách biệt trong tư tưởng, chênh lệch giữa những điều cha mẹ nói và những suy nghĩ của trẻ. Để chấp nhận điều này không phải là chuyện dễ dàng, vì thế cả hai cần tìm ra các giải pháp thực tế để tránh vỡ mộng. Ngoài ra, khi đã quyết định sống chung với người mới, cả hai cần thay đổi chỗ ở để tránh trường hợp gợi nhớ về quá khứ. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần biết tôn trọng khoảng không gian riêng của nhau, nhất là đối những trẻ không sống toàn thới gian bên cha hoặc bên mẹ.
Tuy không cần thiết mỗi người phải ở phòng riêng, nhưng thật quan trọng để hiểu rằng khi đứa trẻ đến nhà của cha nó, nó không có cảm tưởng chỗ ngủ của nó sẽ biến thành chỗ chứa đồ phế thải khi nó trở về nhà mẹ nó. Vì thế, chỗ ở của trẻ cần được xem trọng khi nó vắng mặt.
Biết tạo một khoảng cách thích hợp cần thiết với người cũ
Xét về phương diện địa lý, khoảng cách thích hợp cần thiết với người cũ nên là khoảng cách không xa lắm, đặc biệt khi con của họ còn nhỏ dại vì như thế sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ có thể đến thăm cha hoặc mẹ cùng những sinh hoạt khác của nó. Nhất khi đứa trẻ đến tuổi thiếu niên, nó sẽ có nhiều bạn bè hơn và phát sinh nhiều sinh hoạt khác bên ngoài trường lớp.
- Xem thêm: Mạng xã hội tác động mạnh đến hôn nhân
Về phương diện tình cảm, cũng nên giữ khoảng cách cần thiết cho cả hai. Tránh thường xuyên cùng nhau ăn tối hoặc đi chơi riêng, vì có thể vô tình tạo cho trẻ ảo tưởng rằng cha mẹ nó sẽ trở lại với nhau vào một lúc nào đó. Ngoài ra, những cuộc gặp gỡ như thế còn làm người bạn đời mới không hài lòng cho dù họ không để lộ ra mặt. Nếu cần phải gặp nhau để trao đổi về việc dạy dỗ con cái hoặc những vấn đề khác, hai người có thể tiếp xúc nhau nhân một sự kiện vui vẻ nào đó trong cuộc sống của trẻ để nói chuyện sẽ tốt hơn.