Các món hàng phù hợp tại một buổi đấu giá có thể mang lại sự giàu có ngay lập tức cho chủ nhân của nó. Tuy nhiên, ở những nơi có cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, mọi thứ thường dễ gây tranh cãi, nhất là với những món hàng lạ hoặc có nguồn gốc không rõ ràng.
Không thiếu những chuyện nhà bán đấu giá bị buộc tội bán các cổ vật bị đánh cắp, các nghệ sĩ phá hủy tác phẩm của họ sau khi bán, và các nhà khoa học mất hóa thạch có giá trị cho các nhà sưu tập tư nhân. Đấu giá cũng chứng minh rằng săn cá voi, những người hâm mộ Hitler và thị trường nô lệ của con người vẫn còn đất sống.
1. Đấu giá giải thưởng Oscar
Rất ít người có thể nhận ra cái tên này, nhưng đúng là Joseph Wright đã giành được một giải Oscar vào năm 1942. Ông không phải là diễn viên, nhưng đã nhận được giải thưởng danh giá về định hướng nghệ thuật màu sắc cho bộ phim My Gal Sal. Sau khi ông qua đời, bức tượng Oscar được thừa kế bởi người thân của ông.
Vào năm 2014, gia đình Joseph đã mang bức tượng Oscar này đi bán đấu giá. Nhà đấu giá Briarbrook giám sát việc này và đã bán được với giá là 79.200 USD. Gia đình Joseph đã thu được tiền, nhà đấu giá nhận được một khoản hoa hồng và những người mua ẩn danh có thể ôm ấp chiếc cúp vàng của họ. Nhưng Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh đã quyết định kiện rất nhiều người trong số họ.
Viện tuyên bố về một quyền hợp pháp của họ là được đưa ra lời đề nghị đầu tiên mua lại một giải Oscar. Sau đó, Viện đã đề nghị một khoản tiền chỉ có 10 USD. Điều này xuất phát từ một thực tế là một thập kỷ sau khi Wright giành chiến thắng, những người chiến thắng Oscar đã phải ký giấy không công nhận quyền hợp pháp đó (và một mức giá tệ hại mà sau đó giảm xuống còn 1 USD). Mặc dù Wright không bao giờ ký giấy này, nhưng điều đó không ngăn Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh nổi cơn thịnh nộ.
2. Quần buộc túm của Nữ hoàng Victoria
Chúng to lớn, đẹp và ít nhất chúng thuộc về hoàng gia. Điều này là đủ cho một người mua đã chộp lấy một chiếc quần thể thao của Nữ hoàng Victoria, với giá 1.000 bảng Anh khi nó được bán đấu giá. Với kích thước khoảng 112cm ở thắt lưng, chiếc quần bằng lụa này được thêu bằng chữ số 2 và chữ cái đầu của tên bà ấy là VR.
Con số 2 có nghĩa đó là chiếc quần thứ hai của bà. Nữ hoàng Victoria mặc theo kiểu “xoay vòng” để chúng mòn đều như nhau. Đó cũng là một ví dụ kinh điển về kiểu quần “ngăn kéo mở” (một phong cách thịnh hành trong thời Victoria).
Người bán đã nhận được chiếc quần hoàng gia từ một người dì, bạn của Susan Heard, một cô hầu gái đến từ London. Làm thế nào mà Heard có được chiếc quần này? Rõ ràng, đó là điều bình thường trong ngày cho các quý cô đang chờ đợi để cùng nhau uống trà và trao đổi quần áo mặc từ chủ nhân của họ.
3. Một chiếc laptop chứa 6 virus
Năm 2019, Guo O Dong đã kiếm được hơn một triệu USD. Nghệ sĩ kỹ thuật số đến từ Trung Quốc muốn đưa ra tuyên bố về sự nguy hiểm của web. Ông đã tạo ra một tác phẩm nghệ thuật khác thường – một chiếc máy tính xách tay bị nhiễm nửa tá virus nguy hiểm nhất thế giới. Ông gọi nó là Sự tồn tại hỗn loạn và ai đó đã mua nó với giá 1,3 triệu USD.
Dong đã chọn một máy tính xách tay Samsung chạy hệ điều hành Windows XP và tải 6 chương trình phần mềm độc hại. Chúng bao gồm sâu email ILOVEYOU (2000), mà đã gây thiệt hại hàng tỷ USD vào thời điểm đó. Một loại sâu mạnh hơn là Sobig (2003), trong một thời gian là phần mềm độc hại lây lan nhanh nhất thế giới.
Mydoom (2004) thậm chí còn tệ hơn hai loại virus kia và vẫn là con sâu email lây lan nhanh nhất. BlackEnergy (2007) không phải là một con sâu mà là một công cụ từ xa được sử dụng để thâm nhập máy tính và máy chủ. DarkTequila (2013) và ransomware (mã độc tống tiền) khét tiếng WannaCry (2017) đều ra tay phá hoại tài chính của nạn nhân.
Để đảm bảo rằng tác phẩm nghệ thuật bị nhiễm virus này không được mua bởi một kẻ bất lương, Dong đã làm việc với một công ty an ninh mạng để tải mã và ngăn chặn virus lây lan sang các mạng khác.
4. Những bức họa do Hitler vẽ
Adolf Hitlerđã tiêu diệt hàng triệu người Do Thái và những người không mong muốn khác. Nếu loại trừ xu hướng hoang tưởng tự đại và rối loạn nhân cách, Hitler cũng có thể vẽ được.
Nhà lãnh đạo Đức Quốc xã đã từng vẽ tranh và ý kiến chung là các tác phẩm này cũng tầm thường thôi. Mặc dù vậy, trong cuộc đấu giá năm 2015 tại Nuremberg, một người mua ẩn danh đã mua bộ sưu tập tranh do Hitler vẽ với giá 450.000 USD. 14 bức tranh được vẽ bằng màu nước mô tả các tòa lâu đài và hoa.
Điều này có lẽ không phải là nhờ kỹ năng vẽ của Hitler mà kiếm được số tiền lớn tại phiên đấu giá. Ông là một nghệ sĩ thất bại và đã bị từ chối hai lần khi ông nộp đơn vào Trường Nghệ thuật.
Bán những tác phẩm nghệ thuật xoàng xỉnh của nhà độc tài khét tiếng nhất thế giới đã đặt ra câu hỏi về đạo đức của các nhà bán đấu giá. Đây không phải là lần đầu tiên các tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi được bán, mà vì Hitler cũng chịu trách nhiệm về việc đàn áp và phá hủy các tác phẩm nghệ thuật vô giá trong thời gian nắm quyền.
5. Tượng vua Tutankhamen
Trong thời cổ đại, một nghệ nhân Ai Cập đã tạo ra một tác phẩm điêu khắc vua Tutankhamen. Vào năm 2019, nó được bán tại nhà bán đấu giá Christie với giá gần 6 triệu đô la và một vụ tranh cãi đã nổ ra. Bức tượng đó là thật và có giá trị không phải là vấn đề. Vấn đề là cách nó rời khỏi Ai Cập. Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, nó đã bị đánh cắp từ đền Karnak vào những năm 1970.
Các nhà đấu giá London nhấn mạnh rằng bức tượng đã thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cố hoàng tử Wilhelm von Thurn und Taxis (1919-2004). Tuy nhiên, con trai và cháu gái của ông đã bác bỏ hoàn toàn tuyên bố này. Khi các nhà báo điều tra về nó, họ cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy hoàng tử chưa bao giờ sở hữu tác phẩm nghệ thuật này.
Cả người bán và người mua đều ẩn danh. Đó là một thương vụ mua bán đơn giản nhưng đã biến thành một sự cố ngoại giao và có thể kết thúc bằng việc bức tượng này sẽ bị hồi hương nếu Ai Cập gửi khiếu nại lên UNESCO.
6. Đấu giá bộ xương khủng long ăn thịt
Vào năm 2018, một bộ xương khủng long được bán với giá 2,36 triệu USD tại Paris. Vụ mua bán này đã làm các nhà cổ sinh vật học phải lên tiếng phản đối. Sưu tập hóa thạch các sinh vật ăn thịt là một phần của xu hướng mới và gây tổn hại cho nỗ lực của các nhà nghiên cứu. Theo luật pháp Hoa Kỳ, bất kỳ xương khủng long nào được tìm thấy trên đất tư nhân đều có thể được bán bởi chủ đất.
Khi doanh số bán các hóa thạch giảm mạnh, các nhà khoa học lo ngại điều này sẽ khuyến khích mọi người tìm cách bán đấu giá thay vì tìm kiếm các nhà khoa học để nghiên cứu hóa thạch. Tồi tệ hơn, các hóa thạch bị đánh cắp từ đất liên bang có thể được chào bán như một thứ mà chủ sở hữu nói là tìm thấy trên đất của mình.
Ngoài thực tế là các nhà nghiên cứu không đủ khả năng để cạnh tranh tại các cuộc đấu giá hóa thạch khủng long, việc di chuyển một hóa thạch từ vị trí ban đầu của nó sẽ loại bỏ rất nhiều thông tin theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, việc bán bộ xương khủng long hóa thạch ở Paris đã gây tranh cãi vì một lý do khác.
Danh mục nói rằng sinh vật hóa thạch này có lẽ là một con Allosaurus, một loài săn mồi phổ biến vào thời đó. Nhưng theo những gì các nhà cổ sinh vật học mô tả thì nó có thể là một loại allizardid không xác định. Nếu đúng là như vậy thì sự mất mát cho khoa học sẽ lớn hơn rất nhiều.
7. Một chú thỏ khổng lồ
Năm 2019, Nhà bán đấu giá Christie đã đạt một kỷ lục khác, lần này là một tác phẩm nghệ thuật đắt nhất được bán bởi một nghệ sĩ vẫn còn sống. Khi tác phẩm điêu khắc được bán với giá 91,1 triệu USD, người ta có thể mong đợi nhiều hơn một chút so với thực tế: một con thỏ lớn.
Công bằng mà nói, chú thỏ trông thật dễ thương. Được làm từ thép không gỉ, con vật cao 91cm này trông giống như một con thú bóng bay. Hiệu quả đạt được với chủ nghĩa hiện thực đến nỗi bức tượng dường như không trọng lượng.
Nhà bán đấu giá Christie nói thêm rằng bề mặt phản chiếu của thỏ là “phản ánh của chúng tôi, kết hợp chúng tôi trong những hình ảnh kịch tính diễn ra trên bề mặt của nó”. Nói cách khác, nó thực sự sáng bóng.
Nghệ sĩ Jeff Koons đã không nghĩ ra cái tên hoàn hảo cho tác phẩm phá kỷ lục của mình. Anh chỉ đơn giản gọi nó là Thỏ. Mặc dù nói cái giá này đã gây tranh cãi là chưa chính xác, nhưng việc mua bán nặc danh là một triệu chứng của các tỷ phú “đổ tiền” ra tại các buổi đấu giá để trả giá cao hơn những người mua khác.
8. Một bức tranh “tự hủy”
Nghệ sĩ người Anh được biết đến với cái tên Banksy đã đạt được danh tiếng mặc dù ông ẩn danh. Khi không ai nhìn, ông sáng tác những bức tranh lên các tòa cao ốc. Các chủ đề của Banksy xoay quanh những tuyên bố chống lại chủ nghĩa thương mại, và ông thậm chí tuyên bố với mọi người rằng không nên mua bán nghệ thuật. Những từ ngữ hay ho cho một người có doanh thu kỷ lục khi bán đấu giá một bức tranh là 1,4 triệu USD.
Năm 2018, một bức tranh khác của Banksy đã xuất hiện tại Nhà bán đấu giá Sotheby. Bức tranh vẽ một cô bé với lấy một quả bóng bay màu đỏ, và khi buổi đấu giá kết thúc, nó đã được bán với số tiền bằng với kỷ lục trước đó của Banksy.
Tuy nhiên, khi thời điểm bán kết thúc, bức tranh đã tự hủy. Một đám đông đã bối rối khi chứng kiến bức tranh trượt vào một máy hủy tài liệu ẩn bên trong khung hình và xuất hiện thành những dải dài bên dưới khung hình.
Banksy thừa nhận rằng ông chịu trách nhiệm bởi vì “phá hủy cũng là một sự thôi thúc sáng tạo”. Nhà đáu giá Sotheby’s đã không nhận ra việc này trước khi đấu giá. Tuy nhiên, cả nhà đấu giá và người mua đều không buồn hay bực bội vì việc này. Sự phá hủy bức tranh đã làm cho tác phẩm tăng thêm giá trị hơn 50% so với giá ban đầu.
9. Đấu giá thịt cá voi
Vào năm 2019, trước sự dao động của các nhà bảo vệ môi trường, Nhật Bản đã cầm lại những cây lao móc của họ lần nữa. Các quốc gia thuộc Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) từng tán thành thỏa thuận không săn cá voi, một bước chuyển động được bật đèn xanh vào năm 1986 do nhiều loài đang bị đe dọa.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã tuyên bố rời IWC vào tháng 6 để không bị ràng buộc bởi lệnh cấm này. Ngay cả khi còn là thành viên, Nhật Bản đã săn lùng cá voi. Họ tuyên bố rằng đó là dành cho nghiên cứu và không phải là cá voi thương mại mặc dù hầu hết trong số 333 động vật bị giết năm 2018 cuối cùng đã được bán cho các nhà hàng cá voi nổi tiếng của đất nước.
Năm 2019, Nhật Bản đã thôi không giả vờ nữa và đã đánh bắt hai con cá voi vì mục đích thương mại. Thịt của chúng đã được bán tại một cuộc đấu giá với giá ở mức 15.000 yên/1kg (khoảng 140 đô la).
Bất chấp những tranh cãi quốc tế gây ra do việc săn bắt cá voi, Nhật Bản đã công bố kế hoạch đánh bắt 227 con cá voi khác trong năm nay. Việc này sẽ mang lại lợi nhuận cao vì các nhà hàng sẵn sàng trả giá cao cho thịt.
Nhưng những con cá voi có thể có tiếng nói cuối cùng. Năm 2015, Cơ quan Điều tra môi trường đã phát hiện ra rằng mọi mẫu cá heo và cá voi mà họ thử nghiệm đều bị nhiễm thủy ngân ở mức độ không an toàn.
10. Đấu giá một… cô gái
Năm 2018, một phiên đấu giá đã được quảng cáo trên Facebook. Đối tượng được bán? Một cô gái 17 tuổi đến từ Nam Sudan. Sự kiện này đã bị lên án bởi các luật sư nhân quyền, các tổ chức chống buôn người và cộng đồng địa phương và quốc tế.
Ở Nam Sudan, truyền thống bán cô dâu trẻ rất khó loại bỏ. Các cô gái trẻ được trao cho người đàn ông chịu bỏ ra tiền hỏi cưới cao nhất. Trong trường hợp này, 5 người đàn ông đã cạnh tranh nhau trong cuộc đấu thầu và không ai hỏi cô gái rằng đây có phải là điều cô ta muốn không. Cô đã được bán cho một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi để làm người vợ thứ chín. Ông trả tiền bằng những chiếc xe hơi sang trọng, 500 con gia súc, 10.000 đô la, xe đạp, điện thoại và một chiếc thuyền.
Điều khiến các nhà hoạt động xã hội tức giận, bên cạnh việc bán cô gái, là cô đã được quảng cáo trên Facebook trong nhiều ngày trước khi gã khổng lồ truyền thông xã hội trả lời các khiếu nại và xóa bài đăng. Ngay cả sau đó, các bài đăng khác khen ngợi cuộc bán đấu giá vẫn được duy trì. Sau đó, một bức ảnh được công bố cho thấy cô gái trông buồn bả với người mua bên cạnh.