Cuộc gặp gỡ căng thẳng giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Washington hôm 5-3 cho thấy có một khoảng trống lớn trong lập trường giữa Mỹ và Israel, góp phần làm tăng sự căng thẳng cho ông Obama trong bối cảnh các ứng viên đảng Cộng hòa ra sức chỉ trích chính sách Trung Đông của ông. Một mặt, ông Netanyahu khẳng định việc không kích vào khu vực hạt nhân của Tehran là nhằm mục đích bảo vệ tự do hành động của Israel trước những nguy cơ quốc gia này bị xóa mất khỏi bản đồ. Mặt khác, sự lựa chọn tư thế chủ động của Chính phủIsraelcũng phản ánh phần nào sự khủng hoảng niềm tin trong mối quan hệ giữa Mỹ vàIsrael. Trừ phi nhận được một sự bảo hộ kiên định củaWashington, Tel Aviv luôn phải căng thẳng lo âu vì không còn thời gian để ngăn chặn cuộc chạy đua hạt nhân củaIranvà buộc phải dùng đến biện pháp quân sự trong một vài tháng tới.
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Benjamin Netanyahu
Hiện tại, Thủ tướng Netanyahu đang nỗ lực thuyết phục Tổng thống Obama mạnh dạn vạch ra những tiêu chuẩn hạt nhân mà Iran không được phép vượt qua, nhưng ông Obama lại muốn kêu gọi Israel ngưng lại tất cả các hành động đối đầu, chờ đợi thêm thời gian để thấy hoạt động các giải pháp cấm vận và ngoại giao có đạt được hiệu quả cần thiết hay không. Đề cao trách nhiệm bảo vệ người dân của Chính phủ Israel, ông Obama chỉ rõ những hậu quả tiềm ẩn khó lường trước bởi bất cứ một hành động quân sự vào lúc này đều là không khôn ngoan. Theo ông Obama, vào thời điểm có rất ít sự cảm thông của quốc tế dành cho Tehran, mà quốc gia đồng minh duy nhất của họ là Syria lại đang rơi vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc do nội bộ bị khủng hoảng, nếu Mỹ hay Israel can thiệp vào thì có thể lập tức Iran sẽ tuyên bố mình là nạn nhân của phương Tây. Ngoài ra, bất kỳ một động thái hay diễn biến nhạy cảm nào tại Iran đều có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh mới tại Trung Đông, gieo rắc nhiều hỗn loạn và khiến giá dầu thế giới có thể tăng cao đến cực đỉnh. Đồng thời, đề cập đến hướng đi của Washington, ông Obama tái khẳng định nước Mỹ sẽ hạn chế tất cả những lựa chọn không cần thiết, chỉ khi cấm vận và chính sách đối ngoại không thể ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Tehran thì lúc đó Mỹ mới xem xét chính sách quân sự.
Chưa rõ biện luận sắc bén của ông Obama sẽ tác động ra sao đến tầm nhìn chính trị của ông Netanyahu, nhưng Tổng thống Israel đã loại bỏ tất cả mọi ý tưởng về một hội nghị quốc tế mới nhằm kêu gọi Iran ngừng phát triển hạt nhân vì lệnh cấm vận đang đi vào giai đoạn quyết định.
Lâm Kiên theo Reuters